III. TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH, SO SÁNH VỀ NHÓM CÁC SẢN PHẨM
3. Phân tích SWOT của ngân hàng VPBank so với ngân hàng đối thủ cạnh
tranh
a. Tổng kết về lợi thế của VP Bank về nhóm sản phẩm cho vay đối với nhóm đối thủ cạnh tranh VPBank Các ngân hàng khác Thời hạn khoản vay Có thể thấy rằng hạn mức tín dụng của VPBank là tương đối dài thường kéo dài các khoản vay lên tới 25-30 năm tùy khoản vay và thường dài hơn so với đối
Thời hạn khoản vay thường ngắn.
thủ cạnh tranh. Hạn mức
tín dụng
Hạn mức tín dụng thường cao tùy từng khoản vay có thể lên tới 10 tỉ đồng hoặc 75%-100% giá trị tài sản.
Hạn mực tín dụng tương đối cao tùy thuộc từng ngân hàng nhưng nhìn chung là các khoản vay còn bị giới hạn chưa thõa mãn hết nhu cầu của khách hàng.
Sự đa dạng các khoản vay
Các khoản vay của VPBank kém đa dạng hơn về đối tượng đi vay cũng như mục đích vay các khoản vay khá chung chung và tổng thể.
Một số ngân hàng đã cụ thể hóa được các khoản vay từ chủ thế đi vay, mục đích các khoản vay từ đó có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thủ tục hồ sơ đăng kí
Đơn giản nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Một số ngân hàng thủ tục còn rườm rà tuy thế đa số các ngân hàng nổi bật như Techcombank thủ tục hồ sơ đăng kí nhanh chóng, gọn nhẹ. Ứng dụng cơng nghệ trong nghiệp vụ ngân hàng
Được biết đến như một ngân hàng tiên phong trong trong việc áp dụng công nghệ vào các nghiệp vụ ngân hàng VPBank đã và đang sử dụng các công nghệ mới giúp khách hàng có thể giao dịch thuận tiện an tồn và nhanh chóng như eKYC, NH số, …
Đa số các ngân hàng đã áp dụng công nghệ vào hoạt động của mình tuy thế chưa thực sự hiệu quả.
b. Phân tích SWOT của Ngân hàng VP Bank Điểm mạnh
1) Hệ thống mạng lưới rộng 2) Am hiểu thị trường
3) Đội ngũ nhân viên có trình độ
Điểm yếu
1) Hoạt động quảng cáo và tiếp thị yếu
4) Sản phẩm bán lẻ đa dạng 5) Khách hàng ổn định
6) Khai thác tốt thị trường tiềm năng – phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
3) Lãi suất tương đối cao so với các ngân hàng khác
Cơ hội
1) Môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá ổn định
2) Các ngân hàng tăng cường đầu tư cơng nghệ số
3) Những chính sách mới của ngân hàng nhà nước
4) Lợi nhuận từ dịch vụ tài chính phi tín dụng được gia tăng
5) Hiệp định thương mại tự do EVFTA
Thách thức
1) Cạnh tranh gay gắt giữ các ngân hàng
2) Chi phí đổi mới và phat triển công nghệ cao
3) Sự yêu cầu chặt chẽ về các điều khoản vốn, bảo mật, …
Điểm mạnh
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 27 năm hoạt động, tính đến 31/12/2019 VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên, vốn điều lệ của VPBank là 25.299.680 triệu đồng và VPBank khơng có cổ đơng trực tiếp sở hữu trên 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Cổ đông là người nội bộ của ngân hàng gồm các thành viên HĐQT, BKS, Ban Điều hành của ngân hàng đang sở hữu tương ứng là 7,993% tổng số cổ phần Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt.
36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018. VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hồn tồn về diện mạo, mơ hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Liên kết với nhiều đối tác lớn trên các lĩnh vực như
Vinmec, Be Group, Bestlife, Flywire, Opes…VPBank đã và đang đưa khách hàng bắt kịp xu thế, trải nghiệm những tiện ích hiện đại, đẳng cấp.
Năm 2020 ngày 10/7/2020, VPBank cũng vinh dự nhận hai giải thưởng “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất” và “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” năm 2019 (do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư cùng Cơng ty Chứng khoán Thiên Việt lựa chọn) dựa vào những thành tựu đáng ghi nhận trong trong hoạt động kinh doanh. Đến cuối tháng 5/2020, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank ước đạt 5.100 tỷ đồng, tương đương 50% kế hoạch của năm. Dự báo mức lợi nhuận đến cuối tháng 6 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Tại Đại hội đồng cổ đông mới diễn ra cuối tháng 5, lãnh đạo ngân hàng cho biết, VPBank năm nay có thể đạt lợi nhuận tăng cao hơn từ 10% - 20% so với mục tiêu 10.214 tỷ đồng trong trường hợp khơng có thêm những diễn biến bất thường từ dịch bệnh Covid-19.
Điểm yếu
Mặc dù là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu với các sản phẩm dịch vụ đa dạng và các điều kiện tiếp cận khá dễ dàng, nhưng các sản phẩm của VPBank chưa được biết tới nhiều một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là các hoạt động quảng cáo tiếp thị của VPBank còn yếu, tần suất khơng đủ lớn để khách hàng có thể nhớ, các chương trình xúc tiến hỗn hợp chưa thật sự xuất sắc.
Hình 9: Top những ngân hàng xuất hiện nhiều trên truyền thông
Về dịch vụ thẻ của VPBank so với các đối thủ cạnh tranh còn kém đa dạng và chưa thật sự tiện ích.
Về lãi suất, có thể nói so với mặt bằng chung thì lãi suất cho vay của VPBAnk tương đối cao dao động ở mức 14% trong khi tại các ngân hàng đối thủ thì thường thấp hơn như ở Sacombank.
Cơ hội
Trong nền kinh tế 4.0, sự cạnh tranh của các ngân hàng là hết sức gay gắt tuy vậy nếu ngân hàng nào có chiến lược hợp lý và kịp thời sẽ tăng trưởng thần tốc. Một trong những vấn đề cốt lõi đó là tranh thủ được các nguồn vốn huy động, cũng như từ lợi nhuận kinh doanh để chuyển mình bắt kịp và áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và khác biệt cho ngân hàng. Ngân hàng cần chú trọng đến việc minh bạch các báo cáo tài chính để thu hút các nhà đầu tư cũng như khách hàng, ngồi ra có thể hợp tác với các đối tác nhằm mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn từ đó làm tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, khơng thể nằm ngồi xu hướng và thực hiện theo chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu VPBank cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Cụ thể những cơ hội ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng:
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế, nhưng Việt Nam đang kiểm soát dịch tốt và vượt qua dịch bệnh. Điều này, tạo cơ hội cho nước ta khẳng định là môi trường đầu tư tốt trong dài hạn với an tồn về dịch tễ, kinh tế và chính trị ổn định, thu hút kiều bào về nước đầu tư cũng như người nước ngồi. Đặc biệt là đón xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nhanh hơn trước đây từ các chuỗi cung ứng từ các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc, lãnh thổ của Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội cho kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đồng thời tạo những cú hích cho những ngành, lĩnh vực của Việt Nam phát triển tốt hơn như lĩnh vực bất động sản công nghiệp và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị cung ứng của các doanh nghiệp đó.
Thứ hai, các ngân hàng tăng cường đầu tư công nghệ số
Việc tăng cường đầu tư công nghệ số giúp cho các Ngân hàng gia tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí hoạt động. Theo khảo sát các ngân hàng thương mại (NHTM) trong tháng 6/2020 của Vietnam Report, các ngân hàng cho biết đã và đang tập trung vào công nghệ nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Kết quả thống kê cho thấy 100% ngân hàng phản hồi hiện đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (Internet banking, mobile banking, v.v.), trong khi con số này trong lần khảo sát của năm 2018 chỉ là 93%. Ngồi ra, 83,33% ngân hàng cho biết đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng.
Dưới tác động của cuộc cách mạng số, các ngân hàng thương mại đang từng bước áp dụng các công nghệ internet vạn vật kết nối, lưu trữ dữ liệu quy mơ lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, robot học, v.v. giúp các ngân hàng định hình lại mơ hình kinh doanh, thanh tốn điện tử, quản trị, phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ ba, những chính sách mới của ngân hàng nhà nước
Để hỗ trợ cho hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại, nhất là các những ngân hàng nhỏ, NHNN đã phản ứng nhanh chóng và đưa ra các giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp với điều kiện mới, nới lỏng các quy định về tăng trưởng tín dụng và tập trung nhiều vào giám sát, kiểm soát thanh khoản của các NHTM. Điều này đã mang lại hiệu quả và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, tạo nên những điểm sáng của
ngành ngân hàng. Những chính sách mới của NHNN đã bù đắp phần nào các rủi ro tài chính đối với các ngân hàng trong điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp theo Thông tư 01 như giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ.
Thứ tư, lợi nhuận từ dịch vụ tài chính phi tín dụng được gia tăng
Để thích ứng với tình hình mới, các ngân hàng đang có những chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu hoạt động bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng, giảm thiểu những tác động tiêu cực của nền kinh tế. Cơ cấu thu nhập chuyển dịch sang hướng bền vững hơn khi các nguồn thu của ngân hàng trở nên đa dạng hơn với doanh thu thẻ, bảo hiểm, thanh toán, dịch vụ trái phiếu, tư vấn giải pháp kinh doanh, kinh doanh ngoại tệ.... Điều này cũng phù hợp với quyết định Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đưa ra chỉ tiêu phấn đấu tới hết năm 2020, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 12 - 13%. Theo thống kê của Fiingroup, thu phí dịch vụ của các ngân hàng trong năm 2019 tăng 30,7%, một số ngân hàng ghi nhận mức tăng rất cao như VIB (144,6%), VPBank (84,2%), TPBank (58,6%)...
Thứ năm, Hiệp định thương mại tự do EVFTA
Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) cơng bố tháng 5/2020 đã đưa ra ước tính, EVFTA có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030. Việc thực thi Hiệp định sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; từ đó tác động tích cực đến ngành tài chính - ngân hàng. Thơng qua việc ký kết loạt các hiệp định thương mại, đầu tư được Chính phủ ký kết với các đối tác quan trọng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ có thêm các cơ hội đẩy mạnh hoạt động của mình, đa dạng nguồn vốn khi những cơ hội hợp tác mới được mở ra. Đây là cơ hội để ngân hàng sẽ tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư và đối tác hơn. Các ngân hàng Việt Nam có thể kết hợp với ngân hàng Châu Âu để thực diện dịch vụ cho khách hàng châu Âu, cũng như doanh nghiệp và người dân Việt Nam kinh doanh ở châu Âu.
Thách thức
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính nói chung và ở các ngân hàng nói riêng diễn ra hết sức gay gắt. Giờ đây, đối thủ cạnh tranh của ngân hàng không chỉ
gồm các NHTMCP mà cịn có sự góp mặt của các cơng ty tài chính, các tổ chức tín dụng vi mơ… địi hịi ngân hàng phải có chiến lược cụ thể để có thể tồn tại và phát triển.
Để tạo lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế số ngân hàng cần phải đầu tư rất nhiều cho phát triển khoa học công nghệ, đây là một trong những khoản chi phí khổng lồ mà ngân hàng phải gánh chịu. Để đảm bảo khả năng sinh lời ngân hàng cần hết sức thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc đầu tư cơng nghệ mới từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
Các quy định về vốn, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, bảo mật khách hàng,… của NHNN ngày càng chặt chẽ đây cũng là một trong những thách thức mà ngân hàng cần đối mặt. Việc chuyển đổi để phù hợp với các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra những cơ hội cũng như khó khăn trong hoạt động kinh doanah của ngân hàng. Xu hướng gia tăng nợ xấu dưới tác động của đại dịch COVID-19, khi thực hiện các biện pháp cơ cấu nợ, giãn nợ và khoanh nợ. Với những khoản vay không đủ điều kiện để tái cơ cấu nợ, ngân hàng phải chuyển thành nợ xấu theo quy định, kéo theo áp lực thối thu lãi và trích lập dự phịng, từ đó cũng kéo theo lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Một số khoản nợ có cho phép các ngân hàng gia hạn và tái cấu trúc các khoản nợ. Tuy nhiên, về lâu dài đây là các khoản nợ xấu tiềm ẩn với các ngân hàng thương mại. Nếu sức khỏe của nền kinh tế không sớm được cải thiện, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro mất vốn.
Ngồi ra ngân hàng cịn pải đối mặt với một số thách thức như sự sụt giảm của nhu cầu tín dụng nếu như tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao…