Các hoạt động chính

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo CUỐI kì mô HÌNH KINH DOANH và CHIẾN lược CẠNH TRANH của IKEA tại ấn độ (Trang 28)

III. Chuỗi giá trị

1. Các hoạt động chính

a. Hoạt động cung ứng đầu vào

Hệ thống cung ứng đầu vào được IKEA phát triển có khả năng quản lý 10.000 sản phẩm sản xuất bởi hơn 2000 các nhà cung cấp, phân phối và vận chuyển đến IKEA cửa hàng từ 27 trung tâm phân phối. Chức năng hậu cần chiếm 25% công việc của từng cửa hàng ( trang web của công ty IKEA, 2012) .Theo IKEA Annual Report, năm 2012, có 73% tổng số hàng hóa của IKEA được vận chuyển bằng đường bộ, 2% bằng đường sắt và 16% bằng đường biển và 9% bằng vận tải đa phương thức.

+Hoạt động sản xuất:

IKEA có tổng cộng 298 cửa hàng tại 26 quốc gia. Việc sản xuất thường được thuê ngoài, giúp IKEA tập trung kinh doanh vào các hoạt động cốt lõi khác. Trên tồn cầu

có 44 đơn vị sản xuất sản phẩm cho IKEA (IKEA Group Sustainability Report FY12). Hoạt động của IKEA được chia làm 4 mảng: nhượng quyền thương mại, bán lẻ, bất động sản và tài chính. IKEA thơng qua hội nhập dọc sản xuất hàng hóa thơng qua các chi nhánh sản xuất thuộc sở hữu của mình.

b. Hoạt động cung ứng đầu ra

Một trong những điểm đặc biệt cho phép công ty tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm của mình khi giữ được chi phí thấp nhất có thể đó là: tại IKEA, khách hàng là người vận chuyển sản phẩm cuối cùng.

c. Hoạt động Marketing và bán hàng

Thị trường mục tiêu được IKEA xác định rất chính xác, bao gồm những người có mức thu nhập thấp, sinh viên, và các cặp vợ chồng trẻ mới lập gia đình. IKEA tập trung vào chiến lược truyền thơng tích hợp giữa marketing và chiến lược chi phí lợi thế cạnh tranh. IKEA không dựa nhiều vào quảng cáo, đúng hơn là các cửa hàng của nó là đơn vị quảng cáo cung cấp mơi trường thân thiện để khách hàng có thể đến xem xét kĩ sản phẩm trước khi quyết định mua hàng và không dựa nhiều vào quảng cáo. Đồng thời, IKEA đã tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện và bảo vệ mơi trường như thường xun đóng góp để cứu trẻ em và tổ chức từ thiện UNISEF, đầu tư vào dự án sản xuất điện từ năng lượng gió tại tám quốc gia.

d. Hoạt động dịch vụ

IKEA có dịch vụ vui chơi và thư giãn rất thích hợp khi khách hàng tới đây tham quan mua sắm: cung cấp dịch vụ nhà hàng và khu vui chơi cho trẻ em, hơn thế nữa, ở cửa hàng của IKEA tại Thụy Điển, các hộ gia đình cịn có thể đến đây “cắm trại” để tiếp tục cho chuyến mua sắm hôm sau. IKEA cũng cung cấp dịch vụ lập kế hoạch nhà bếp, quy hoạch văn phịng, phịng ngủ và phịng khách thơng qua phần mềm 3D miễn phí và cung cấp cho khách hàng lợi ích tài chính miễn phí. Chiến lược kinh doanh cung cấp dịch vụ khách hàng hạn chế có nghĩa là giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá thấp có nghĩa là hầu hết thông tin đều được cung cấp cho khách hàng thơng qua danh mục và màn hình. Số lượng nhân viên bán hàng thấp trong các cửa hàng cũng có nghĩa là tiết kiệm chi phí trong hoạt động và giá cả cạnh tranh.

IKEA đã có đã chi hàng triệu đơ la để tạo ra kiểm tốn bền vững và mạng lưới minh bạch ở Ấn Độ. Nó cũng hợp tác với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và

UNICEF về các chương trình phát triển cơ sở như trao quyền cho phụ nữ, nâng cao nhận thức về sức khỏe, giáo dục, nước và vệ sinh, và các chương trình dựa trên ngành đã mang lại lợi ích cho 100 triệu phụ nữ và trẻ em.

II.Các hoạt động bổ trợ

a. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống IKEA được kiểm soát bởi INGKA Holding B.V, là một cơ cấu tổ chức theo cấp bậc, hoạt động thơng qua các cửa hàng có quy mơ lớn, gồm các bộ phận chính:

- Public Affairs – Thơng cáo báo chí, thu hồi sản phẩm - Nhà cung cấp đảm bảo chất lượng

- Phịng thí nghiệm IKEA tại Älmhult, Thụy Điển

- Thử nghiệm trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo sản phẩm IKEA an toàn cho người tiêu dùng.

- Bộ phận Tài chính: quản lý các tài sản tài chính và thanh khoản

b. Quản trị nguồn nhân lực

IKEA rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực bằng cách chi ra các khoản đầu tư phù hợp trong đào tạo và phát triển nhân viên. IKEA có mức độ cam kết cao với chính sách về nhân sự cũng như chính sách khen thưởng cho người lao động đạt mục

tiêu, đồng thời ln quan tâm đến sự cân bằng giới tính ở các vị trí lãnh đạo. Các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự hiệu quả luôn được đề xuất và thực hiện.

c. Nghiên cứu phát triển công nghệ

Nhận biết được tầm quan trọng của cơng nghệ trong kinh doanh, phịng nghiên cứu tại trụ sở chính tại Thụy Điển ln được IKEA quan tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển. IKEA đã tận dụng công nghệ để cung cấp sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý nhất cho người tiêu dùng. Điểm đặc biệt trong sản phẩm của IKEA, đó là khách hàng có thể tự đến chọn và lắp ráp theo hướng dẫn, thỏa mãn niềm đam mê tự tay làm một món đồ cũng như giảm thiểu được chi phí mua sắm.

d. Hoạt động mua sắm

IKEA thiết lập mối quan hệ chiến lược dài hạn với các nhà cung cấp, làm việc chặt chẽ với các cộng đồng này, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp địa phương, từ đó hoạt động mua sắm diễn ra cũng dễ dàng và trôi chảy.

 Cơ cấu tổ chức IKEA

IKEA là một tổ chức tư nhân, một nhà bán lẻ quốc tế các sản phẩm đồ nội thất đóng gói dạng phẳng, phụ kiện, đồ dùng cho phịng tắm và nhà bếp tại các cửa hàng bán lẻ của họ trên tồn thế giới. Nó được sở hữu bởi một tổ chức đăng ký tại Hà Lan - INGKA Holding BV, được kiểm sốt bởi gia đình Kamprad.

INGKA Holding BV là công ty mẹ của tất cả các cơng ty của tập đồn IKEA gồm những công ty được quản lý bởi một Ban kiểm soát, chủ tịch là Goran Grosskopf. Mặc dù đã về hưu, Ingvar Kamprad vẫn làm việc như là một Cố vấn cấp cao, trong khi con trai ơng Mathias nằm trong Ban kiểm sốt.

Các công ty thương mại điều hành các cửa hàng của IKEA, cũng như các chức năng mua bán và cung cấp. IKEA tại Thụy Điển có trách nhiệm thiết kế và phát triển các sản phẩm trong dòng sản phẩm của IKEA. INGKA Holding BV không phải là một công ty độc lập mà thuộc sở hữu của Quỹ Stichting INGKA –một Quỹ hoạt động phi lợi nhuận và được miễn thuế, được Kamprad thành lập năm 1982 ở Leiden, Hà Lan.

Trong khi hầu hết các cửa hàng được quản lý bởi tổ chức INGKA Holding BV và Stiching INGKA thì thương hiệu IKEA được sở hữu bởi một công ty tại Delft, Hà

Lan – Inter IKEA Systems BV. Mỗi cửa hàng IKEA được quản lý bởi INGKA Holding BV phải trả phí nhượng quyền bằng 3% doanh thu cho Inter IKEA Systems BV.

 Ban quản lý tập đoàn IKEA gồm:

- Chủ tịch và Giám đốc điều hành Tập đoàn IKEA: Anders Dahlvig - Phó chủ tịch: Hans Gydell

- Giám đốc Tài chính: Soren Hansen - Trưởng phịng Nhân sự: Lars Gejrot

- Chủ tịch bộ phận Vương quốc Anh: Peter Högsted - Chủ tịch bộ phận Châu Á Thái Bình Dương: Ian Duffy - Chủ tịch bộ phận Bắc Mỹ: Pernille Spiers-Lopez

- Chịu trách nhiệm cho Cơng nghiệp Đầu tư và Phát triển: Gưran Stark - Chủ tịch bộ phận ở Đức và Mikael Ohlsson: Werner Weber

III. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Khi tham gia vào thị trường tồn cầu, các doanh nghiệp ln phải đối mặt với hai áp lực cạnh tranh: áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương. Trong đó, đối phó với áp lực giảm chi phí, địi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực giảm thiểu giá thành đơn vị của mình hết mức có thể để đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp, thương hiệu nội địa. Các thương hiệu nội địa cạnh tranh với IKEA ở Ấn Độ như Godrej and boyce mfg.co.ltd, usha shriram enterprises pvt.Ltd,...

Hai chiến lược chính mà IKEA sử dụng khi kinh doanh ở mơi trường tồn cầu là: áp lực chi phí và áp lực đối với yêu cầu của địa phương.

I. Áp lực chi phí

Khi mở rộng kinh doanh ra môi trường tồn cầu, IKEA cũng khơng tránh khỏi việc đối mặt với áp lực chi phí. Nguyên nhân của áp lực giảm chi phí bắt nguồn bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều đối thủ lớn, các đối thủ tại địa phương, đồng thời tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất để giảm giá thành đến mức thấp nhất nhằm thúc đẩy sự gia tăng tiêu dùng của người dân. Với sức ép về chi phí từ phía đối thủ cũng như việc sở thích của người tiêu dùng ở các quốc gia gần như tương tự, đã dẫn đến việc mỗi năm IKEA ln cố gắng giảm giá tồn bộ sản phẩm của mình ít nhất là 2 đến 3%. Thậm chí cịn giảm mạnh hơn để đánh bật đối thủ ra khỏi lãnh địa của mình. Phương châm giảm chi phí được thực hiện xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh của IKEA qua các khâu quản trị cung ứng, sản xuất, marketing.

II.Áp lực đối với yêu cầu của địa phương

Khi đẩy mạnh mở rộng ra toàn cầu, IKEA bỏ qua phần lớn các quy tắc bán lẻ thành công trên thế giới liên quan đến việc thiết kế sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia. Thay vào đó, theo nhà sáng lập Kamprad, thì ở bất cứ nơi nào, dịng sản phẩm chính của IKEA phải mang đặc trưng của nước Thụy Điển. Công ty cũng vẫn duy trì hướng sản xuất chính, nghĩa là, dù việc nghiên cứu sở thích của khách hàng trên thế giới rất ít nhưng nhóm thiết kế và quản lý ở Thụy Điển sẽ quyết định những gì IKEA bán ra trên thế giới. Hơn nữa, IKEA còn nhấn mạnh nguồn gốc Thụy Điển của mình khi quảng cáo ra thế giới và thậm chí sử dụng màu xanh và vàng của màu cờ Thụy Điển cho những cửa hàng.

III. Giải quyết áp lực chi phí

1. Giảm chi phí hoạt động Logistics

a. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng

Một phần thành công của IKEA được tạo nên nhờ việc quản lý tốt truyền thông và mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các nhà sản xuất để có thể thu mua đầu vào với giá cả tốt nhất.

IKEA là một nhà bán lẻ khối lượng rất lớn – trung bình IKEA mua sản phẩm từ hơn 1.350 nhà cung cấp tại 50 quốc gia, và sử dụng 45 phịng thương mại dịch vụ trên tồn thế giới để quản lý các mối quan hệ với nhà cung cấp. Họ đàm phán giá với các nhà cung cấp, kiểm tra chất lượng vật liệu, đồng thời đảm bảo các điều kiện xã hội và làm việc cho nhân viên.

Mặc dù IKEA thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để đảm bảo đạt được giá cả và chất liệu tốt nhất, IKEA vẫn cố gắng giữ các mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhà cung ứng bằng cách ký hợp đồng dài hạn, nhờ đó làm giảm giá thành sản phẩm hơn nữa.

Với những nhà cung ứng của mình, IKEA ln địi hỏi cao về mặt chất lượng, đồng thời hạn chế tối đa tác động đến mơi trường (bộ tiêu chuẩn IWAY). Những địi hỏi của IWAY cũng có những tác động tích cực đến mơi trường kinh doanh của các nhà cung ứng, làm tăng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều này cũng nhấn mạnh cam kết của IKEA để "giá thấp nhưng không phải bằng bất cứ giá nào”. Mặc dù muốn khách hàng được hưởng mức giá thấp, IKEA sẽ khơng để điều đó ảnh hưởng đến ngun tắc kinh doanh của mình

b. Giảm chi phí nhờ phương thức lắp ráp DIY (Do it yourself)

Hầu hết các đồ nội thất IKEA được thiết kế và bán thành miếng để các khách hàng tự lắp ráp. Việc chia sản phẩm thành các mảnh ghép góp nhần khơng nhỏ trong việc giảm chi phí vận chuyển vì chúng chiếm ít chỗ trong xe tải và tối đa hóa được số lượng sản phẩm có thể được vận chuyển.

Các bao bì cũng được thiết kế độc đáo để chiếm ít khơng gian trong thùng kho và giá đỡ dự trữ, cho phép có nhiều khơng gian hơn để dự trữ các mặt hàng bổ sung.

Việc giảm thiểu chi phí vận chuyển và chi phí lưu kho góp phần giúp IKEA cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với giá cả tốt hơn.

c. Kết hợp quy trình bán lẻ và nhà kho

Mỗi cửa hàng IKEA đều có một nhà kho ngay tại showroom. Tại showroom, khách hàng có thể tham quan và tự lựa chọn sản phẩm yêu thích để mang về nhà. Các mặt hàng được bày bán trên các kệ tại độ cao mà một người nình thường các thể với tới. Cịn ở các vị trí cao hơn, nơi mọi người khơng với tới được, chính là địa điểm lưu trữ các sản phẩm bổ sung.

Hàng tồn kho được xếp xuống các kệ thấp hơn vào ban đêm (xe nâng hàng và pallet jack không được sử dụng trong giờ mở cửa vì lý do an tồn). Khoảng 1/3 diện tích của showroom dùng để xếp những mặt hàng cồng kềng mà khách hàng không thể tự lấy nếu khơng có sự giúp đỡ của nhân viên. IKEA ln cố gắng giảm thiểu số mặt hàng cồng kềnh vì chế độ tự phục vụ không thể thực hiện ở khu vực này.

d. Nguyên tắc quản lý hàng tồn kho (Cost- per- touch)

Để các khách hàng tự lựa chọn và lấy sản phẩm chính là nguyên tắc quản lý tồn kho Cost per touch. Theo quan điểm của IKEA, càng có nhiều người chạm vào sản phẩm thì càng tốn nhiều chi phí.

Khi ai đó chọn một đồ vật để mua. Sản phẩm ấy sau đó sẽ được đặt hàng, vận chuyển từ nhà sản xuất đến xe tải giao hàng, chuyển tiếp vào lưu trữ trong kho, chuyển từ kho đến xe của khách hàng hoặc phân phối bởi qua các cửa hàng bán lẻ đến nhà khách hàng. Mỗi lần các sản phẩm được vận chuyển, di chuyển, xếp dỡ đều tốn chi phí. Càng ít lần sản phẩm phải di chuyển, càng tốn ít chi phí. IKEA sử dụng ngun tắc này để tiết kiệm chi phí vì IKEA khơng phải trả tiền cho khách hàng để lấy đồ đạc và mang nó về nhà.

e. In-store Logistics

Nhân viên thuộc mảng Logistics chiếm khoảng 20-25% số lượng nhân viên của mỗi cửa hàng. Trách nhiệm chính của những nhân viên này là quản lý việc tồn kho của cửa hàng.

Nhiệm vụ của các nhân viên logistics là giám sát và giao hồ sơ, kiểm tra kỹ các thông báo giao hàng, sắp xếp và phân loại hàng hoá, và chuyển chúng đến đúng địa

điểm cần. Nhìn chung, họ đảm bảo dịng chảyhàng hố hiệu quả trong cửa hàng IKEA, đó là điều cần thiết để duy trì doanh số cao và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

f. Thiết lập tối đa/ tối thiểu

Nhà quản lý in-store logstics sử dụng quy trình quản lý bổ sung hàng tồn kho phát triển bởi IKEA gọi là "thiết lập tối đa/tối thiểu” theo điểm tái đặt hàng tồn kho. Trong đó:

- Thiết lập tối thiếu: tối thiểu số lượng sản phẩm sẵn có trước khi đặt hàng - Thiết lập tối đa: tối đa số lượng đặt hàng mỗi sản phẩm trong một lần

Do thực tế rằng tất cả hàng tồn kho IKEA chỉ được sắp xếp vào ban đêm sau giờ mở cửa, logic của thiết lập tối đa/ tối thiểu dựa trên số lượng sản phẩm sẽ được bán ra trong giai đoạn một hoặc hai ngày. Nhà quản lý in-store logistics sẽ dựa vào dữ liệu POS (point of sale) và số liệu về lượng hàng tồn kho đi vào cửa hàng thông qua vận chuyển trực tiếp từ trung tâm phân phối thông qua hệ thống dữ liệu quản lý kho để dự báo donh thu cho vài ngày tới và số lượng sản phẩm cần đặt để đáp ứng nhu cầu. Quá

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo CUỐI kì mô HÌNH KINH DOANH và CHIẾN lược CẠNH TRANH của IKEA tại ấn độ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)