So sánh IAS 16 với VAS 03

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT TRÌNH CHỦ đề tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH IAS 16 PROPERTY, PLANT AND EQUIPMENT (Trang 36 - 42)

- Suy giảm giá trị (Impairment)

4.3. So sánh IAS 16 với VAS 03

Chuẩn mực kế toán IAS 16 là chuẩn mực về bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (Property, plant & equipment). VAS 03 là các quy định về tài sản cố định hữu hình. Sự nhầm lẫn giữa IAS 16 và VAS 03 rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có những khác

biệt nhất định giúp chúng ta so sánh 2 chuẩn mực kế toán này.

Nội dung VAS 03 IAS 16 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

Nhà xưởng máy móc thiết bị được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời :

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Xác định giá trị ban đầu

- Ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.

Nguyên giá TSCĐ HH gồm: (a) Giá mua, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế khơng hồn lại, trừ chi chiết khấu thương mại và giảm giá.

(b) Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào vị trí, điều kiện sẵn sàng sử dụng theo dự tính của nhà quản lý.

- Ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc - Nguyên giá TSCĐ HH gồm:

(a) Giá mua, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế khơng hồn lại, trừ chi chiết khấu thương mại và giảm giá.

(b) Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào vị trí, điều kiện sẵn sàng sử dụng theo dự tính của nhà quản lý.

(c) Chi phí tháo dỡ, di dời, khôi phục. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

- Ghi nhận theo mơ hình giá gốc mà chưa có hướng dẫn về ghi nhận và trình bày TSCĐ HH theo mơ hình đánh giá lại ngoại trừ trường hợp cổ phần hóa, mang tài sản đi góp vốn hoặc giải thể, chia tách, sáp nhập.

- Sau ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ HH được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trường

Cho phép sử dụng 2 mơ hình kế tốn: mơ hình chi phí và mơ hình đánh giá lại.

hợp TSCĐ HH được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ HH được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

Chúng ta đều biết TSCĐ có giá trị và giá trị sử dụng. Trong một số trường hợp, giá trị của TSCĐ có sự khác biệt rất lớn so với giá trị sử dụng và nếu TSCĐ luôn được ghi nhận theo giá gốc trừ khấu hao lũy kế thì có thể khơng phản ánh đúng năng lực của doanh nghiệp. Như vậy, nếu TSCĐ luôn chỉ được ghi nhận theo mơ hình giá gốc mà khơng được xem xét đánh giá lại thì trong những trường hợp này rõ ràng báo cáo tài chính khơng thể cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng để đánh giá và đưa ra các quyết định một cách phù hợp với thực tiễn.

Khấu hao TSCĐ HH

Cả hai chuẩn mực đều sử dụng cùng 3 phương pháp khấu hao sau đây : - Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Về cơ bản, VAS 03 lấy IAS 16 làm cơ sở nên có nhiều điểm tương đồng trong ghi nhận khấu hao, đo lường mức độ khấu hao, xem xét thời gian sử dụng hữu ích, ước tính giá trị thanh lý cũng như việc trình bày trong BCTC.

Giá trị khấu hao của TSCĐ HH được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu

- Khấu hao ở IAS 16 chú trọng hơn đến các trường hợp trong việc khấu hao tài sản có liên quan đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Một số đoạn

hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như : khấu hao TSCĐ HH dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vơ hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vơ hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ HH dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

IAS 16 cho ta thấy điều đó :

+ Đoạn 43) của IAS 16, “các bộ phận

của tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận như tài sản riêng lẻ cần được khấu hao riêng. Nếu các bộ phận này được thay thế thường xuyên thì các bộ phận mới cũng được coi là tài sản riêng lẻ và khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích của chúng ta. Các bộ phận cũ được xóa sổ khi bị thay thế.” Đây là

khoản mục đáng chú ý mà VAS 03 chưa có.

+ Đoạn 45) “Một phần quan trọng

của khoản mục liên quan đến bất động sản, tài sản và thiết bị có thể có một thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao cũng giống với những phần quan trọng khác của cũng mục đó. Các bộ phận này có thể được nhóm lại trong việc xác định khấu hao.” (làm rõ nội dung cho đoạn

43)

+ Đoạn 48) “Chi phí khấu hao cho

từng thời kỳ thì được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ, trừ khi nó được bao gồm trong giá trị ghi sổ của tài sản khác.”

⇒ Như vậy, các vấn đề được nêu thêm ở IAS 16 làm các trường hợp khấu hao và cách khấu hao thế nào được chi tiết hơn. Bên cạnh đó các đoạn trên

phần nào cho ta thấy vấn đề ghi nhận khấu hao của nước ta vẫn còn khá đơn giản nên cần thiết phải bổ sung vào chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

Trình bày thơng tin trên BCTC

Ngồi trình bày các yêu cầu theo báo cáo tài chính, ngồi ra, VAS 03 cũng nêu ra những thơng tin phải trình bày trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phần tài sản hữu hình)

+ Nguyên giá TSCĐ HH tăng, giảm trong kỳ;

+ Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối năm; + Giá trị còn lại của TSCĐ HH đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;

+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;

+ Các cam kết về mua, bán TSCĐ HH có giá trị lớn trong tương lai; + Giá trị còn lại của TSCĐ HH tạm thời không được sử dụng; + Nguyên giá của TSCĐ HH đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ HH đang chờ thanh lý;

+ Các thay đổi khác về TSCĐ HH.

IAS 16 cũng trình bày tương tự như VAS 03, nhưng chi tiết hơn VAS 03 trên BCTC các khoản như : biến động tài sản đầu và cuối kỳ, tài sản giữ để bán, tài sản có được từ mua sáp nhập. Một số điểm mà VAS 03 không đề cập đến mà IAS 16 có nêu rõ trong BCTC nên trình bày những thơng tin về các khoản hư hỏng, giảm giá trị tài sản được ghi nhận vào lãi lỗ theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, (b) chênh lệch tỷ giá từ việc chuyển đổi đồng tiền chức năng sang đồng tiền khác, (c) những giới hạn về quyền đối với tài sản cầm cố hoặc thế chấp. Ngồi ra IAS 16 cịn nêu các khoản bồi thường do bên thứ ba bồi thường cho những sản phẩm hỏng, mất mát khơng được trình bày trên BCKQHĐKD mà đã được bao gồm lãi lỗ.

Tóm lại, từ những so sánh trên, ta có thể thấy giữa IAS 16 và VAS 03 có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như những nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định...Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai quy định trên. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do VAS 03 được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và vận dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngồi ra cịn do phạm vi áp dụng, cũng như mục đích cụ thể khác nhau nên tạo nhiều nét khác biệt ở hai quy định.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia cần phải xây dựng trước hết và chủ yếu là trên cơ sở và phù hợp với đặc điểm xã hội, kinh tế, chính trị của đất nước và trên cơ sở áp dụng được IAS/IFRS càng nhiều càng tốt (chứ không phải chỉ trên cơ sở áp dụng IAS/IFRS càng nhiều càng tốt). Để xây dựng hệ thống VAS hiệu quả, các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam nên đi theo định hướng này. Cần thiết phải có sự nghiên cứu để hiểu biết sâu hơn về bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của đất nước và nên nắm bắt tốt hơn những thay đổi của đất nước những năm gần đây để xây dựng thêm và cập nhật các chuẩn mực kế toán hiện hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide bài giảng bộ mơn Kế tốn Quốc Tế 1, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

2. Slide bài giảng bộ mơn Kế tốn Quốc Tế 1, Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT TRÌNH CHỦ đề tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH IAS 16 PROPERTY, PLANT AND EQUIPMENT (Trang 36 - 42)