Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tơngiáo trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay. (Trang 44 - 47)

3.2.1.Thứ nhất, điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt đợng tơn giáo phù hợp với điều kiện, hồn cảnh mới

Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, khẳng định tôn giáo là một thực thể của xã hội, còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu của một bộphận nhân dân và một trong những quyền cơ bản của con người. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của công dân đối với đất nước, trong đó có cơng dân là tín đờ tơn giáo. Đờng thời, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tự do tín ngưỡng, tơn giáo với đảm bảo an ninh trật tự.

Đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tơn giáo, tạo điều kiện để hoạt động tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý nhà nước theo mối quan hệ từng cấp chính quyền phù hợp với từng cấp giáo hội. Đồng thời, tăng cường phân cấp, xác định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc, văn hóa và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo.

Củng cố, kiện tồn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo thông qua cơ chế quy hoạch, đào tạo, bời dưỡng và xây dựng chính sách, chế độ hợp lý.

Xây dựng chính sách quản lý, hỡ trợ cơng tác từ thiện nhân đạo để phát huy vai trò, tiềm lực của tổ chức tôn giáo trong các hoạt động bảo trợ xã hội; có cơ chế quản lý, khuyến khích các tơn giáo tham gia xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục… Khắc phục việc tổ chức tôn giáo

lợi dụng những hoạt động từ thiện, nhân đạo để truyền đạo trái phép. Bên cạnh đó, xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai, cải cách, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phù hợp với xu hướng phát triển.

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước làm công tác tôn giáo cần có sự tham gia của các cấp lãnh đạo, quản lý, cả hệ thống chính trị. Để xây dựng, hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tácquản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần căn cứ trên quy định của pháp luật, tình hình cụ thể để tiến hành xây dựng bộ máy cho phù hợp. Trong đó, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng bộ máy làm công tác tôn giáo với đội ngũ cán bộ, công chức được đào

tạo chính quy, kết hợp với thường xun bời dưỡng, bố trí ởn định và có chính sách đãi ngộ thích hợp.

Hai là, để giải quyết tốt cùng lúc hai vấn đề phức tạp, nhạy cảm và có quan hệ mật thiết

với nhau là tôn giáo và dân tộc, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng thì cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước về dân tộc, nhất là đối với Cao Bằng là địa phương có tính đặc thù về dân tộc – tôn giáo.

Ba là, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Cao Bằng cần ban hành văn bản quy chế phối hợp giữa các

ngành liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Bốn là, Củng cố, kiện tồn tở chức bộ máy Mặt trận Tở quốc và các đồn thể, tích cực

đởi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho phong trào thi đua yêu nước thật sự có hiệu quả.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với hình thức đa dạng. Nội dung đào tạo tập trung vào nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo, trong đó tập trung chủ yếu nội dung sau:

Đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, nhận thức của cán bộ, công chức về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hờ Chí Minh, làm sáng tỏ những lý luận về đường lối, định hướng chính trị đối với những vấn đề đặt ra trongthời kỳ quá độ để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong đó có vấn đề tôn giáo; quan điểm, đường lối trong công tác tôn giáo hiện nay của Đảng.

Nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, trong đó tập trung đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành đối với hoạt động tơn giáo. Đặc biệt, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về tôn giáo và những nguyên tắc, nhiệm vụ của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu về tôn giáo và công tác tôn giáo. Trong đó, cần nắm được những đặc điểm, tình hình và xu thế vận động của từng tôn giáo.

Đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, nhất là cán bộ ở cơ sở, bồi dưỡng kỹ năng trong công tác tôn giáo như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo, kỹ năng tuyên truyền vận động, kỹ năng xử lý điểm nóng…

Thứ tư, đổi mới cơng tác tun truyền, vận động, q̀n chúng tín đồ các tơn giáo, xây dựng lực lượng chính trị trong vùng tơn giáo trọng điểm.

Cơng tác tun truyền, vận động quần chúng, tín đờ tơn giáo thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Trong đó, cần tập trung lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tín đờ tơn giáo, nhân dân và cả hệ thống chính trị. Quan tâm nhiều hơn nữa đối với cơng tác tư tưởng ở vùng là đồng bào dân tộc thiểu số, là tín đờ tơn giáo, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tạo niềm tin, sự ủng hộ của đông đảo nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước.

Thứ năm, phát huy vai trò của hệ thớng chính trị cơ sở trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở, nhất là vùng đông đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số; từng bước nâng cao nănglực lãnh đạo toàn diện về phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, củng cố Quốc phòng - An ninh.

Nâng cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra của cấp trên nhất là cấp trên trực tiếp cơ sở để nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, đặc biệt là chính sách có liên quan đến tơn giáo.

Tập trung phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, đồn thể cơ sở trong thực hiện công tác tơn giáo ở các mặt, đóng góp xây dựng chính sách, văn bản pháp lý quản lý hoạt động tôn giáo.

Thứ sáu, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sớng, trình độ dân trí đồng bào có tơn giáo.

Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cần quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội khác như tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số, y tế dự phòng; củng cố và nâng cao hiệu động mạng lưới y tế cơ sở và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước đới với hoạt động tơn giáo.

Cần quan tâm, bố trí cán bộ làm cơng tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không chỉ đảm bảo đủ phẩm chất, năng lực về quản lý nhà nước và pháp luật mà còn cần phải có sự am hiểu chun sâu về tơn giáo, có uy tín với tở chức, cá nhân tơn giáo.

Linh hoạt giữa thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong các trường hợp cụ thể cần thiết căn cứ vào tính chất, mức độ của vụ việc và diễn biến thực tế hoạt động tôn giáo mà tiến hành thanh tra hoặc kiểm tra.

Đối với xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo cần vận dụng khéo léo, linh hoạt các quy định của pháp luật theo từng hành vi, tính chất, mức độ, nội dung vi phạm, để đảm bảo trật tự, kỷ cương cho hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, đấu tranh chống việc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để trục lợi hoặc thực hiện ý đồ cá nhân trái với thuần phong mỹ tục, giáo lý, giáo luật và pháp luật.

Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra của các địa phương khác. Qua đó, xây dựng, đào tạo, bời dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ có đủ tâm và tầm để đảm trách cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w