Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện M’Drắk

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện MDrắk, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 30)

2.1.1. Điều kiện tự nhiện

Huyện M'Drắk được thành lập theo Quyết định số 230-CP ngày 30/8/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Krông Buk thành huyện Krông Buk và huyện Ea Sup và chia huyện Krông Páck thành huyện Krông Páck và huyện M’Drắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. Huyện M'Drắk nằm ở phía Đơng tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Bn Ma Thuột hơn 90 km, huyện có diện tích tự nhiên 133.748,00 ha. Với vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Sơng Hinh (tỉnh Phú n); phía Nam giáp huyện Krơng Bơng; phía Tây giáp huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk); phí Đơng giáp huyện Ninh Hồ, huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hồ). Huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với 173 thôn, buôn, tổ dân phố.

M'Drắk là huyện miền núi, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500 - 800m. Địa hình núi cao hiểm trở tập trung ở phía Đơng và Đơng Nam, có độ cao trung bình từ 1.000 - 1.200m. Trên địa bàn huyện có 02 hệ thống sơng suối chính gồm Sơng Krơng Hin và sơng Krơng H'Năng. Huyện có các tuyến chính như Quốc lộ 26, tuyến đường Đông Trường Sơn, Quốc lộ 19C, tỉnh lộ 13 đây được xem là điều kiện rất thuận lợi để huyện có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Huyện M'Drắk được công nhận là huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Trong thời

gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành cùng sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân dân, nên nền kinh tế của huyện đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên.

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mơ lớn như: Mía, gỗ rừng trồng, chăn nuôi đại gia súc… Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, thu hút được một số doanh nghiệp chế biến, nhất là các sản phẩm từ tinh bột sắn đóng góp vào sản phẩm chủ lực hàng đầu của tỉnh.

Hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là

hạ tầng giao thông kết nối vùng và liên vùng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới đã phát huy tích cực vai trị chủ thể của người dân, tạo sức lan tỏa và huy động toàn xã hội chung tay xây dựng nơng thơn mới.

Đời sống văn hóa - xã hội ở huyện M’Drắk có nhiều tiến bộ, chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên. Phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được chú trọng phát triển. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được quan tâm. An sinh xã hội, chăm lo vật chất, tinh thần cho Nhân dân không ngừng được nâng lên.

2.1.3. Đặc điểm dân cư, dân tộc ở huyện M'Drắk

Huyện M'Drắk là địa bàn giao lưu văn hoá của nhiều dân tộc anh em trên cả nước. Theo số liệu thống kê dân số của Chi cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk thì đến cuối năm 2020, dân số tồn huyện là 72.950 người, trong đó nam là 36.862 người, nữ là 36.088 người, dân số sống ở thị trấn là 6.001 người, ở nơng thơn là 66.949 người. Huyện có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống.Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 8.076 hộ với 38.004 khẩu (chiếm 48,61% dân số toàn huyện). Tập trung nhiều nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ người Ê đê với 4.156 hộ, đồng bào dân tộc Mông với 2.063 hộ, đồng bào dân tộc Nùng với 684 hộ. Các dân tộc cư trú đan xen, chung sống hoà hợp và cùng nhau làm ăn, sản xuất. Đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân các dân tộc thiểu số luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hăng hái làm ăn, sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần [24].

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức của huyện M'Drắk

2.2.1. Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M'Drắk

2.2.1.1. Chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M'Drắk

Phòng Nội vụ huyện M’Drắk là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và công tác khác của Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk. Bên cạnh đó, Phịng nội vụ huyện M’Drắk cịn có nhiệm vụ chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, sau khi nhận được thông báo từ Sở Nội vụ tỉnh

các cơ quan, đơn vị trong huyện tiến hành rà soát, thống kê thực trạng đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị về trình độ, chun mơn nghiệp vụ, các văn bằng, chứng chỉ. Bên cạnh đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị thống kê nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng cá nhân cơng chức, viên chức từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức sẽ được Phịng Nội vụ xây dựng theo từng năm và từng giai đoạn cụ thể. Theo đó kế hoạch của năm nay sẽ được Phòng Nội vụ huyện chủ động xây dựng từ cuối năm trước liền kề, kế hoạch của giai đoạn 2011 - 2015 sau khi gần kết thúc sẽ được chủ động xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2016 - 2020.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân huyện, văn bản hướng dẫn của Phòng Nội vụ, các cơ quan, đơn vị trong huyện sẽ xác định số lượng công chức, viên chức cần được đào tạo, bồi dưỡng, từ đó làm căn cứ để Phịng Nội vụ tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của huyện gửi Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho từng năm và từng giai đoạn cụ thể.

Phòng Nội vụ là đơn vị chủ thể trực tiếp có trách nhiệm thực hiện nội dung của chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách trên địa bàn huyện cũng bao gồm đội ngũ công chức, viên chức - đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức.

2.2.1.2. Chủ thể gián tiếp tiếp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M'Drắk

Phịng Văn hóa và thơng tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Trang Thơng tin điện tử huyện: Sau khi kế hoạch hàng năm và kế hoạch từng giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được phê duyệt. Phịng Văn hóa và thơng tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Trang Thơng tin điện tử huyện sẽ chịu trách nhiệm tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến rõ về mục đích, yêu cầu, tính khả thi, tính đúng đắn của chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đến với các đối tượng có liên quan.

Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức muốn thực hiện tốt phải đảm bảo kinh phí cho cả quá trình. Căn cứ nhu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức hàng năm cũng như từng giai đoạn, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk cân đối ngân sách, dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo đúng chỉ tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, hàng năm Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

2.2.2. Chủ thể thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M'Drắk

Trước khi ban hành một chính sách nào đó, Nhà nước sẽ xem xét, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chính sách hướng đến đối tượng hoặc nhóm đối tượng nào thì nhóm đối tượng, hoặc đối tượng đó được thụ hưởng. Tương tự như vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức được ban hành thì chỉ những ai là cơng chức, viên chức theo quy định mới là đối tượng thụ hưởng chính sách. Sự đồng tình ủng hộ của cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk - đối tượng thụ hưởng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viênchức là nhân tố có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk. Việc thực hiện những mục tiêu chính sách mà đề ra không thể chỉ do các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước thực hiện mà cần phải có sự tham gia của tất cả đối tượng, nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo cho đội ngũ công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện M’Drắk ngày càng có kiến thức, có trình độ chun mơn và có những kỹ năng để giải quyết tốt nhất những cơng việc cho người dân. Vì vậy, việc tạo điều kiện khuyến khích học tập nhằm nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ là rất cần thiết, nên chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức cần được sự đón nhận tích cực từ phía đội ngũ cán bộ, cơng chức trên địa bàn huyện M’Drắk.

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk luôn được các đối tượng thụ hưởng nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. Nhìn chung, cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện ngày càng tăng về chất lượng, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý Nhà nước, điều này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

2.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức của huyện

M'Drắk

2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011

- 2020; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025; Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020; Quyết định 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện tồn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2021; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 24/10/2012 về việc triển khai nhiệm vụ phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 về ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và của tỉnh, Huyện ủy M’Drắk đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 09/01/2013 về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Ủy Ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/6/2016 về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Bên cạnh đó hàng năm, trên cơ sở xác định nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, Phòng Nội vụ huyện sẽ xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức của huyện trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Trên cơ sở Kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm Ủy ban nhân dân huyện sẽ gửi Sở Nội vụ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk về cơ bản đã đảm bảo theo Kế hoạch. Tuy vậy, công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Cụ thể, công tác triển khai thực hiện kế hoạch chưa thực sự cụ thể, việc phân công phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chồng chéo chưa có sự phân cơng rõ dẫn đến kết quả của chính sách mang lại chưa cao.

2.2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Hàng năm, sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức thì Phịng Nội vụ sẽ phối hợp với Phịng Văn hóa và Thơng tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Trang thơng tin điện tử huyện tiến hành tuyên truyền, phổ biến nhằm đưa chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức được phổ biến một cách rộng rãi nhất đến đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, thơng qua các hội nghị cán bộ, cơng chức hàng năm, hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng… cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã triển khai, qn triệt chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức tới đảng viên, cán bộ, cơng chức, viên chức trong hệ thống chính trị…. ngồi ra, cịn giao cho các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội như Hội phụ nữ; Hội nơng dân; Đồn thanh niên các

cấp... tổ chức các hội nghị để quán triệt, triển khai cho đoàn viên, hội viên nắm được chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức.

hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức trên địa bàn huyện M’Drắk đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp của huyện M’Drắk quan tâm, chú trọng. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức về cơ bản đã được tuyên truyền, phổ biến đến đa số các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cơng tác phổ biến, tun truyền về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như cơng tác triển khai cịn hình thức, đưa tin chưa cụ thể, rõ ràng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trên địa bàn huyện MDrắk, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w