3.3 .Nhà nước liên bang
4. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
4.3. Chế độ phản dân chủ
4.3.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ phản dân chủ
Khái niệm: Chế độ phản dân chủ là chế độ mà nhân dân khơng có quyền tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước (đặc biệt là cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước) hoặc vào việc bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước mà quyền lực lại thuộc về những tên độc tài, phát xít.
Phương pháp phản dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước có đặc trưng là sự áp đặt ý chí chủ qua của giai cấp cầm quyền, từ chối dân chủ, hạn chế khả năng tham gia của nhân dân vào đời sống chính trị cũng như các cơng việc của nhà nước. Các phương pháp thực thi quyền lực được sử dụng: từ chối thỏa hiệp, từ chối nhượng bộ, tước đoạt hoặc hạn chế quyền cơ bản của các chủ thể, đàn áp bằng bạo lực, phân biệt chủng tộc, kì thị dân tộc, diệt chủng,…
Việc sử dụng phương pháp phản dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước đem lại hệ quả xã hội là hình thành nên một chế độ phản dân chủ.
Phân loại: chế độ phản dân chủ được chia thành hai loại: chế độ chuyên chế của chủ nơ và phong kiến; chế độ phát xít
4.3.2. Chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến - Chế độ chuyên chế của chủ nô - Chế độ chuyên chế của chủ nô
Trong chế độ chuyên chế của chủ nô, nhà nước tồn tại 2 giai cấp cơ bản là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Chủ nô chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội nhưng lại nắm giữ gần như tất cả: đất đai, của cải, tư liệu sản xuất, tự do cá nhân và tồn quyền thống trị giai cấp nơ lệ. Nơ lệ chiếm số đơng trong xã hội nhưng tính mạng, số phận cũng như các hoạt động xã hội đều do chủ nơ quyết định. Sự bóc lột của chủ nơ đối với nơ lệ là khơng giới hạn. Vì khơng có trong tay tư liệu sản xuất, nô lệ bị coi là tài sản của chủ nơ, là cơng cụ biết nói, bị bóc lột tàn nhẫn và phải phục tùng vơ điều kiện những ý kiến của chủ nơ. Ngồi chủ nơ và nơ lệ, trong xã hội này cịn có thợ thủ công, dân tự do,… Họ tuy không phải nô lệ nhưng vẫn phụ thuộc gần như vào giai cấp chủ nô về cả kinh tế và chính trị. Với kết cấu xã hội như trên, nhà nước chủ nơ gần như hồn tồn nằm trong tay của giai cấp chủ nô, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nơ.
Các nhà nước phương Đông thực hiện quyền lực bằng phương pháp độc tài chuyên chế. Các nhà nước phương Tây sử dụng các phương pháp ít nhiều có tính dân chủ hơn, song vẫn thể hiện là một chế độ quân phiệt, độc tài với đại đa số nhân dân lao động.
- Chế độ chuyên chế phong kiến
Sự ra đời của chế độ chuyên chế phong kiến: Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiếm hữu nơ lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ nổ ra liên tiếp làm lung lay chế độ chiếm hữu nơ lệ, từ đó hình thành chế độ phong kiến. Ở các nước có chế độ nơ lệ điển hình (các nước phương Tây) thì chế độ chuyên chế phong kiến ra đời dựa trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm hữu
nơ lệ.. Ở các nước khơng có chế độ chiếm hữu nơ lệ (Việt Nam, Trung Quốc, Mơng Cổ,…) thì chế độ chun chế phong kiến ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Trong chế độ chuyên chế phong kiến, nhà nước gồm 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. Địa chủ phong kiến là người sử hữu nhiều ruộng đất nhưng không trực tiếp canh tác mà chủ yếu phát canh, thu tô. Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến những đồng thời cũng là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất.
4.3.3. Chế độ phát xít
Khái niệm: Chế độ phát xít là hình thức chuyên chính của tư bản chủ
nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Hiểu một cách đơn giản, chế độ phát xít mang tính chất quân phiệt, độc tài và toàn trị.
Bối cảnh ra đời: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã gây nên sự sa sút nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các xu hướng chính trị bạo lực ở các nước tư bản phương Tây, mà hình thức điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít.
Chế độ phát xít mang những đặc điểm cơ bản sau:
+ Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.
+ Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.
+ Đàn áp các phong trào được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.
+ Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.
+ Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.
Các quốc gia có chủ nghĩa phát xít lớn mạnh trong lịch sử: + Đức quốc xã (phát xít Đức):
Phải bồi thường sau khi thua trận ở Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời gặp phải khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 khiến Đức trở nên bất ổn và hỗn loạn hơn bao giờ hết. Lợi dụng thời cơ này, Đảng Quốc xã và Hitler đã đưa ra những lời hứa hẹn về một chính quyền mạnh mẽ, giúp nước Đức vượt qua thời kì khó khăn và trở thành một cường quốc. Chính vì vậy, Đảng Quốc xã đã chiếm được lòng tin của người dân.Với sự kiện Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, chủ nghĩa phát xít đã thực sự lên nắm quyền tại Đức.
Phát xít Đức nổi tiếng với sự tàn bạo và độc tài, gây ra rất nhiều tội ác cho toàn nhân loại. Với bản chất hiếu chiến, phát xít Đức là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 khi đem quân xâm lược Ba Lan năm 1939. Đây là sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh đẫm máu với cái chết của hơn 70 triệu người. Và một trong những tội ác được cho là kinh khủng nhất mọi thời đại là tội ác diệt chủng. Với tư tưởng “Dòng máu thuần chủng Đức là thượng đẳng, các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavo là hạ đẳng, cần giết hết để lấy khơng gian sinh tồn”, phát xít Đức đã tiến hành nhiều cuộc thảm sát trên diện rộng. Những người Do Thái bị bắt đến các trại tập trung, bị tra tấn dã man rồi bị thủ tiêu bằng nhiều phương thức tàn bạo, trong đó cuộc thảm sát có quy mơ lớn nhất chính là Holocaust dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.
+ Phát xít Ý: Chế độ phát xít tại Ý được cho là hình mẫu cho các chế độ phát xít tại các quốc gia khác. Chế độ này thuộc quyền thống trị của Benito Mussolini từ năm 1922 đến năm 1943. Tuy không tàn bạo bằng phát xít Đức, song chính sách độc tài của phát xít Ý cũng đã gây ra nhiều cuộc đàn áp đẫm máu gây ám ảnh cho nhân loại.
+ Phát xít Nhật: Nổi lên như một cường quốc sau q trình cơng nghiệp hóa và qn phiệt hóa, phát xít dần nắm quyền ở Nhật, đỉnh điểm là Nhật Bản gia nhập phe trục và trở thành đồng minh của Đức và Ý trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Chủ nghĩa phát xít nói chung và chủ nghĩa phát xít ở Đức nói riêng đã gây ra nhiều tội ác man rợ cho nhân loại bằng sự độc tài, tàn bạo của chúng.