Thực trạng giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế ở xã

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã hưng long huyện giồng trôm – tỉnh bến tre (Trang 70 - 81)

Hưng phong và việc giải quyết các tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về Đất đai tại địa phương.

Hưng Phong với diện tích nhỏ và hiện trạng sử dụng đất khá ổn định, thời gian qua, với sự giám sát quản lý tích cực cùng với công tác giao đất giao rừng đến từng nhà, từng hộ, hiện trạng sử dụng đất của Hưng Long khá hợp lý và là một trong những điển hình về công tác quản lý đất đai của Huyện.

Với diện tích đất của toàn xã gần 1158ha, mất độ dân số 5,02 người/km2

quỹ đất hầu như được sử dụng hết và mục đích nông nghiệp. Với tỷ lệ dân số như vậy, Hưng Phong đang trở thành địa phương có tốc độ phát triển quỹ đất bình ổn .

 Đất ở: 36,93ha với 1244 hộ gia đình sinh sống.

 Đất sản xuất canh tác: 620,05ha với 613,02ha là đất sản xuất Nông nghiệp được giao cho 5612 Hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

 Đất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với diện tích 7,03ha với 52 hộ gia đình và cánh nhân sử dụng.

 Đất chuyên dùng: 14,30 ha với 17 tổ chức, cơ quan đơn vị sử dụng (Bưu chính viễn thông, Cơ sở y tế, Cơ sở giáo dục đào tạo, chợ giao thương…)

 Ngoài ra còn quỹ đất chưa sử dụng: 3,42ha.

Từ những liệt kê trên đây, ta nhận thấy thực tế đất trồng cây Công nghiệp lâu năm chiếm một diện tích khá lớn trong tổng quỹ đất nhưng tỷ trọng góp vào kinh tế của xã lại khá khiêm tốn do vậy, Chính quyền xã và các cơ quan chức năng cần có thêm những hướng phát triển kinh tế mới để tận dụng quỹ đất.

Thứ hai, do xã Hưng Long là một địa phương nhỏ của Huyện Giồng Trôm, nên mô hình phân cấp quản lý từ Sở Tài nguyên và Môi trường -> Phòng Tài nguyên và Môi trường -> Cán bộ địa chính xã chưa thực sự rõ nét. Các chỉ đạo của Huyện thường áp dụng chung cho các xã cấp dưới. Như vậy có mặt tích cực về giảm thiểu các giấy tờ văn bản không cần thiết, các chính sách được thực thi nhanh, giảm nhân sự của bộ máy cơ quan quản lý nhà nước vốn đã rất công kềng… thì mặt hạn chế của nó là nhiều khi cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường không nắm chính xác được quỹ đất tại xã phường thuộc phạm vi địa bàn huyện. Tuy nhiên , tất cả các khó khăn sẽ được tháo gỡ khi Nhà nước và nhân dân thực sự đồng thuận.

Thứ ba, việc phổ cập thông tin về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thường được in trên giấy và dán tại các nhà Thông tin hoặc phòng thông tin của Ủy ban xã. Tuy nhiên, ngay cả cán bộ xã hoạt động trong ngành đất đai cũng chưa thực sự nắm hết về các quy định của Đất đai vì vậy, dẫn tới tình trạng phổ cập thông tin còn hạn chế. Và một điều dễ nhận thấy rằng: quy định pháp luật về đất đai còn rất rối nên sự kỳ vọng về một đất nước (nói chung) và người dân (trong xã Hưng Phong nói riêng) hiểu biết về pháp luật Đất đai dường như còn rất xa vời.

Hưng Phong tuy là xã nhỏ nhưng tình trạng tranh chấp đất diễn ra không phải là không có. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ban ngành địa phương, vấn đề nóng bỏng này được giải quyết khá kịp thời thỏa đáng. Hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, khiếu nại sai quy định cũng như việc hòa giải ở các cấp được tiến hành bài bản, công khai và thuyết phục.

2.3.4 Khó khăn và vướng mắc trong quá trình quản lý đất đai ở địa phương và biện pháp khắc phục.

Khó khăn chung, Thị trường đất đai ở nước ta còn nhiều khuyết tật, về cả lý luận và thực tiễn triển khai. Hệ thống pháp luật về đất đai còn có khoảng trống khá lớn về hệ thống tài chính đất đai, chưa có đủ chính sách điều tiết bằng công cụ kinh tế đối với người sử dụng đất, hệ thống thuế về đất đai chưa

đổi mới đồng bộ với đổi mới chính sách đất đai, hệ thống đăng ký đất đai đang bị chia cắt, chưa đủ điều kiện để xây dựng hệ thống quản lý, công khai, minh bạch.

Sở hữu đất đai, phân loại đất đai, cơ chế giao đất cho thuê đất, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng… là một trong nhiều điểm đang tồn tại bất cập nhất trong pháp luật đất đai hiện nay. Tình trạng khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai thời gian qua gia tăng và diễn biến phức tạp là do chưa có tiêu chí cụ thể: thế nào là dự án quan trọng và thế nào là không quan trọng. Vì vậy, không ngoại trừ tình trạng chính quyền bắt tay với chủ đầu tư. Điều đó cho thấy rằng, khi nhà nước ban hành một chính sách, một quyết định, đi theo đó phải là một hướng dẫn cụ thể, một tiêu chí cụ thể để mọi người làm theo một hướng. Tránh tình trạng: mỗi người hiểu theo một nghĩa khác nhau để rồi áp dụng quy định lệch hướng với yêu cầu chung.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều yếu, tính khả thi chưa cao, chưa hỗ trợ thực sự cho định hướng phát triển bền vững, Hệ thống các cơ quan quản lý còn nhiều yếu kém, chưa phục vụ tốt nhân dân, còn nhiều sai phạm trong áp dụng hệ thống pháp luật mới về đất đai.

Bên cạnh điểm nóng về giải phóng mặt bằng là vấn đề xác định giá đất theo giá thị trường. Cách tính giá đất theo giá thị trường hiện nay giống như cuộc rượt đuổi giữa chủ đầu tư với cơ quan quản lý: muốn được giá đất rẻ thì phải chạy các cơ quan thâm định giá. Cuộc rượt đuổi cứ kéo dài vì không ai xác định nổi đâu là giá đất theo giá thị trường. Tiêu cực đất đai là chuyện nói rồi, nói mãi nhưng cũng chưa được giải quyết. Vì vậy, nếu không có những cơ chế quản lý phù hợp hơn thì tiêu cực xin cho là chủ yếu.

Tính không ổn định về tổ chức do những thay đổi thuờng xuyên về thẩm quyền do sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Thực tế đó dẫn đến hệ quả là hồ sơ được quản lý không thống nhất, bị gián đoạn dẫn đến tình trạng “quên” hồ sơ hoặc thất lạc hồ sơ quản lý.

Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, vẫn còn ý kiến khác nhau về quy hoạch sử dụng đất. Do đó, phối hợp thiếu đồng bộ, còn thiên về hình thức; Các quy trình kỹ thuật mới chỉ chú ý đến các trình tự có tính hành chính, các định mức kinh tế- kỹ thuật mới thiên về quản lý nghiệp vụ quy hoạch mà chưa xây dựng được hệ thống các chuẩn về sử dụng đất.

Tác động về kinh tế - xã hội của các phương án quy hoạch chưa được tính toán cụ thể và rõ ràng, thiếu cơ sở thị trường, giá cả và phát triển xã hội; Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự trở thành “Bản Hiến pháp của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại bị lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người. Do đó, một số nơi xảy ra tình trạng Quy hoạch treo hoặc Quy hoạch nhưng người dân không chịu di dời…

Chiến lược cơ bản của ngành liên quan đến quy hoạch sử dụng đất còn chắp vá, nhất là ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, xây dựng đô thị; Để thu hút đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách, nhiều tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện.

Cơ chế kinh tế thị trường thay đổi quá nhanh làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách đền bù; Việc kiểm tra công tác quy hoạch sử dụng đất bị buông lỏng, như việc cho các chủ đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất; Chiều theo các nhà đầu tư và ý chí của các lãnh đạo dẫn đến việc có khu CN, làng nghề bỏ hoang, phải chuyển mục đích khác;

Tổ chức thực hiện quy hoạch thiếu thống nhất, đồng bộ giữa xây dựng, giao thông, nước và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính định hướng; Quy hoạch chi tiết cấp xã mới đạt 55%. Tính định hướng của quy hoạch còn hạn chế, dự báo không sát với thực tiễn; Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất là hạn chế dẫn đến tình trạng quy hoạch treo; quy hoạch sữ dụng đất chưa gắn với quy hoạch bảo vệ mội trường. Việc công khai quy hoạch kế hoạch còn chậm và mang nặng tính hình thức.

Khó khăng riêng, địa bàn xã nằm độc lập, nên mối quan hệ với các xã khác và liên thông cấp huyện còn lỏng lẻo.

Trình độ dân trí chưa cao, ngành nghề chính là lao động chân tay (nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), do đó nhận thức về pháp luật đất đai và cơ quan quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế. Khi được hỏi về các thông tin liên quan tới đất đai và các thủ tục giải quyết:

 87% bà con trong xã trả lời: khi có tranh chấp sẽ gửi đơn khiếu kiện tại ủy ban nhân dân xã.

 70% số người được hỏi trả lời họ chưa được tuyên truyền pháp luật đất đai ở các ấp.

 75% trả lời không đúng với quy định của pháp luật đất đai về chuyển quyền sữ dụng đất. Trong đó 15% cho rằng chỉ cần viết tay giấy mua bán; 18% trả lời chỉ cần làm giấy qua trưởng ấp xác nhận.  Khi hỏi vế quy định làm nhà trên đất vườn có phải xin phép không,

thì có đến 80 % trả lời: Không cần, vì đây là đất của họ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn phồ biến ở nhiều nơi. Do một phần chính sách chưa tới được với người dân. Một số hộ dân khi chuyển đổi mục đích sữ dụng đất lại không quan tâm tới vấn đề môi trường.

 Qua khảo sát tại xã, nguồn khí ô nhiễm từ các 20 cơ sở sản xuất than, phần lớn các cơ sở chăn nuôi chưa xử lý tốt chất thải.

 Toàn xã có 196 cơ sở chăn nuôi trong đó có 3 cơ sở nuôi trên 50 heo, 12 cơ sở nuôi từ 20 đến dưới 50 heo, số còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ theo qui mô gia đình. Trong số đó, chỉ có khoảng 3 cơ sở có đầu tư xử lý chất thải theo mô hình Biogas.

 Nghề nuôi cá da trơn xuất khẩu phát triển mạnh, với 7 hộ gia đình nuôi quy mô lớn nhỏ, đa số các dự án nuôi đều có cam kết bảo vệ môi trường, nhưng nhìn chung chưa thực hiện đúng theo nội dung đã

đăng ký. Một số cơ sở chưa xử lý chất thải tốt còn phát sinh mùi hôi (xác cá chết) ra khu vực xung quanh, không có cơ sở nào đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra sông.

 Các con sông, rạch còn phải quằn mình gánh chịu nguồn nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở sản xuất thạch dừa, cơm dừa nạo sấy… Phòng Tài nguyên - Môi trường: xử lý vi phạm 172 cơ sở, trong đó xử lý vi phạm hành chính 17 trường hợp chăn nuôi heo (2 cơ sở ở xã Hưng Phong), giết mổ heo ở Thị trấn và Hưng Nhượng; 4 trường hợp sản xuất thạch dừa ở xã Hưng Phong… (Thông tin của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giồng Trôm).

Nhiều trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đòi hỏi phải thực hiện nhanh, kịp thời, nhưng việc ban hành nghị quyết xét duyệt, điều chỉnh của Chính phủ đòi hỏi phải theo quy trình với thời gian khá dài; “Việc lập quy hoạch sử dụng đất trên cả nước hiện nay chỉ mang tính hình thức, tốn kém về nhân lực và tài lực”. Kết luận chung tại Hội thảo khoa học

Hướng tiếp cận quy hoạch sử dụng đất lồng ghép tổ chức tại Hà Nội ngày 13/5/2009.

Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm: thiếu bộ chỉ tiêu định mức sử dụng đất; Các cấp địa phương không đủ cán bộ lập quy hoạch sử dụng đất; đào tạo thiếu định hướng, không được chuẩn hóa về chương trình; Cán bộ địa chính xã chưa được đầu tư về chuyên môn theo Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Vẫn còn những tiêu cực nổi cộm về đất cai: cấp đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, toàn xã còn hơn 50 bộ hồ sơ chưa được giải quyết, ách tắc từ năm 2005 sau khi có Quyết định của Huyện ủy Giồng Trôm (Bến Tre) vừa ra quyết định kỷ luật từ khiển trách đến cách chức 12 đảng viên của xã. Trong số cán bộ bị kỷ luật có ba vị là chủ tịch UBND xã từ các năm 1998-2005. Sự việc tiêu cực này xảy ra trong thời gian dài, nhân dân địa phương đã nhiều lần

gửi đơn tố cáo, nhưng Đảng ủy xã Hưng Phong vẫn đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh” nhiều năm liền (Trích báo Dân trí, ngày 11/5/2006). Vì thế, cần có một cán bộ tư pháp hoặc một đội ngũ tư vấn pháp luật để giúp bà con trong việc hướng dẫn và phát huy quyền làm chủ của mình. Tránh các tiêu cực xảy ra mà người dân thường bị coi là “thấp cổ, bé họng”.

Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình đỗ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của dội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Vấn đề sở hữu đất đai nên theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu. Thực ra, sở hữu “toàn dân” hay “Nhà nước” thì cũng vẫn chỉ là lý thuyết. Trong khi thực tiễn cuộc sống đòi hỏi công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Nếu không thừa nhận vấn đề gốc rễ căn bản đó thì dù có sửa Luật Đất đai bao nhiêu lần nữa cũng vẫn không thoát khỏi tù mù, nhập nhằng, bất cập. Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, tại sao ở Việt Nam lại chưa công nhận? Để việc sở hữu này thống nhất và chặt chẽ thì cũng có những quy tắc chung như khi liên quan đến những vấn đề về an ninh quốc gia thì Nhà nước vẫn nắm quyền quyết định.

Khi đã coi đất đai là sở hữu tư nhân thì sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc liên quan đến việc sử dụng đất hiện nay, trong đó có vấn đề mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đã đến lúc Nhà nước nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng vấn đề mở rộng quyền sử dụng đất thuê, thay vì siết chặt hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, đồng thời Nhà nước cần nghiên cứu minh bạch hóa việc giao đất và cho thuê đất. Cụ thể, theo quy định hiện nay, người sử dụng đất thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thế chấp bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Điều này đã dẫn đến hiện tượng chuyển nhượng “chui” theo nhiều hình thức khác nhau như: hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư...

Người sử dụng đất hợp pháp thực chất không còn sử dụng đất nữa mà đã chuyển cho những người tham gia hợp tác kinh doanh với mình. Việc làm này khiến cho công tác quản lý đất đai phức tạp hơn, nhất là sẽ làm thất thu một khoản thuế lớn cho Nhà nước, khi người sử dụng đất tự chuyển giao quyền sử dụng đất cho các đối tác của họ.

Do vậy, nếu công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, tức là cho phép các chủ

Một phần của tài liệu pháp luật quản lý nhà nước về đất đai và thực trạng quản lý đất đai tại xã hưng long huyện giồng trôm – tỉnh bến tre (Trang 70 - 81)