Phân tích về địa điểm

Một phần của tài liệu Dự án rau sạch pptx (Trang 38 - 66)

4.2.1 Điều kiện tự nhiên.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp Thái Nguyên,phía Đông giáp Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Đông Nam giáp Hưng Yên ,phía Nam và Tây Nam giáp Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc . Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

4.2.2 Địa hình

Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ). Riêng các bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong địa hình của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

4.2.3 Khí hậu

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6oC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng.

• Lượng mưa hàng năm đạt: 1.900mm

• Nhiệt độ trung binh: 23,3 – 37 độ

• Số giờ nắng trong năm: 1.399 h

• Độ ẩm tương đối trung bình 70-85%

4.2.4 Thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất phù sa cổ và đất đồi núi. Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất phú sa cổ phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành các vành đai rau xanh, thực phẩm tươi sống (thịt, cá, sữa, trứng) phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần để xuất khẩu.

4.2.5 Sông ngòi

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã

Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm. Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ. Và tại địa bàn xã Minh Tân có dòng sông Đanh và một nhánh của sông cà lồ. Ngoài ra trên diện tích sản xuất nông nghiệp của xã còn nhận được 2 nguồn nước tưới rất dồi dào là hồ Đại Lải và đập nước Đồng Đò với hệ thống thủy lợi đã được xây dựng và sử dụng hiệu quả.

4.2.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.

Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác, sân bay quốc tế Nội Bài,…

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…

Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống…

4.3

Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội và chính sách phát triển của huyện Sóc Sơn.

4.3.1Chính sách phát triển:

“ Chủ trương rõ ràng, chính sách cụ thể, đầu tư tập trung ” đó chính là phương hướng thực hiện phát triển tinh tế của huyện Sóc Sơn, với các chủ trương chính sách đầu tư tập trung cụ thể sau:

Phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề, ưu tiên công nghiệp sạch, thu hút nhiều lao động; phát triển mạnh dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông…; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, dịch vụ, du lịch sinh thái; phát triển toàn diện văn hóa-xã hội, cải thiện môi trường xã hội, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân.

Ngày 5-5-2006 ủy ban nhân dân thành phố ban quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về một số quy chế, chính sách cụ thể thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU trong lĩnh vực tài chính ngân sách, đất đai, hỗ trợ sản xuất công, nông nghiệp và giảm nghèo

Về nguồn vốn, trong những năm qua, thành phố đã tập trung, tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội của huyện cụ thể, năm 2005:167 tỷ đồng ; năm 2006: 281 tỷ đồng; năm 2007: 315 tỷ đồng .

Về công tác quy hoạch huyện hoàn thành phê duyệt 2 quy hoạch là hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi huyện đến năm 2020 hoàn thiện hồ sơ trình duyệt quy hoạch một số trung tâm vùng, thị trấn, thị tứ, và sử dụng đất của huyện.

Thực hiện tốt các đề án: triển khai các dự án đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp, xây dựng đề án kế hoạch phát triển 3 làng nghề tại Xuân Thu, Kim Lũ, Xuân Giang, triển khai một số chương trình hỗ trợ cho hợp tác xã làng nghề.

4.3.2 Tình hình kinh tế -xã hội:

- Kinh tế có bước phát triển nhảy vọt. Năm 2005 đạt 12,6%; năm 2006 đạt 10,9%; năm 2007 đạt xấp xỉ 16%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, công nghiệp là 44,5%; dịch vụ là 34,4%; nông nghiệp 21,1%. Hiện nay trên địa bàn Sóc Sơn có 451 doanh nghiệp, trong đó 53 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

của thành phố. Các ngành dịch vụ thương mại, vận tải, viễn thông... phát triển mạnh, chợ ở các trung tâm thị trấn, thị tứ đã được đầu tư cải tạo, xây mới. Số máy điện thoại cố định hiện nay đã đạt bình quân 18,2 máy/100 dân. Tăng trưởng ngành dịch vụ trên địa bàn những năm gần đây đạt trên 10%/năm.

- Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư nâng cấp toàn bộ các trạm bơm; cứng hóa 12 km mặt đê toàn tuyến sông Cầu; trên 80% kênh chính được cứng hóa, diện tích tưới tiêu chủ động được nâng lên 80%.

- Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 2,57%. Bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 42,7% lên 45% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; giảm 600 ha diện tích trồng lúa chuyển sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Huyện đang xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn tại xã Thanh Xuân diện tích 50 ha, diện tích cây ăn quả đạt 1.085 ha.

- Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội, được nâng cao. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh ở vùng nông thôn, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, đã có 118/199 thôn, làng xây dựng được nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao; 15 thôn làng đạt danh hiệu Làng văn hóa cấp thành phố, 115 thôn làng đạt Làng văn hóa cấp huyện, các hộ dân đều có ti-vi. Triển khai đầu tư xây dựng các dự án văn hóa xã hội.

4.4.3.Thuân lợi:

Từ những dẫn chứng về các điều kiện và đặc điểm của nơi đặt dự án trên có thể rút ra những thuận lợi của địa điểm này là:

- Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh),và là huyên ngoại thành Hà Nội nên có được nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư lại có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Sóc Sơn với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 2 và quốc lộ 18, đường cao tốc bắc thăng long. Điều này sẽ giúp dự án thuận lợi về mặt giao thông, phân phối tiêu thụ cũng như vận chuyển nguyên liệu.

- Điều kiện tự nhiên ở đây khá ổn định, và có các yếu tố thuân lợi cho sản suất phục vụ cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục.

- Do nằm trong khu vực trong tâm của dự án quy hoạch phát triển kinh tế của Hà Nội nên rất được đầu tư phát triển về mọi mặt. Đồng thời địa phương cũng có những chính sách phát triển kinh tế mở và hỗ trợ các nhà đầu tư với định hướng xác định công nghiệp là ngành mũi nhọn.

- Qua những phân tích về nhu cầu rau an toàn ở trên có thể thấy khu vực Hà Nội nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành.

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN

Do nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân ngày càng tăng cao nên quy trình sản xuất rau càng đảm bảo được chất lượng sẽ càng có khả năng cạnh tranh với những mặt hàng khác có trên thị trường. công nghệ trông rau sạch lần này sẽ tập trung vào việc xây dựng mô hình nhà lưới dể có thể tạo được không gian tốt cho rau phát triển cũng như đạt được năng suất cao.

5.1

M ô hình nhà lưới

Đối với vùng đồng bằng Sông Hồng có khí hậu khá thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại rau nhất là các loại rau ôn đới nên mô hình nhà lưới sẽ có hiệu quả trong việc tăng sản lượng các loại rau và tăng được khả năng quay vòng thời vụ cho các loại cây trồng.

*Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập ( chủ yếu là các loại ướm, bọ cánh cứng,

nhóm côn trùng bay được). Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng hung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác.

Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 1 năm đến 1.5 là rách, hư hỏng.

Tuy nhiên do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy … có thể phát sinh mật độ cao.

*Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.

+ Ưu điểm:

Chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không

mái nghiêng hai bên. Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m. Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác

Một phần của tài liệu Dự án rau sạch pptx (Trang 38 - 66)

w