Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu đục thân Chilo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của mật ONG đến KHẢ NĂNG đẻ TRỨNG và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI sâu đục THÂN bốn VẠCH chilo tumidicostalis hampson (lepidoptera pyralidae) TRÊN một số LOẠI ký CHỦ (Trang 36)

tumidicostalis.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng của ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis trong điều kiện nhiệt độ trung bình 28 ± 2oC, ẩm độ 75 ± 5% kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng mật ong đến khả năng đẻ trứng của ngài trưởng thành C.

tumidicostalis

Khả năng đẻ trứng của ngài C. tumidicostalis

Tuổi thọ ngài cái (TB ± SD) Thực tế (TB ± SD) Lý thuyết (TB ± SD) Hiệu suất (TB ± SD) MO 50% 346,6 ± 43,4 a 410,2 ± 35,2 a 84,4 ± 6,5 b 5,5 ± 1,1 a MO 60% 400,5 ± 25,8 a 432,5 ± 29,3 ab 92,6 ± 2,2 a 4,2 ± 0,4 b MO 70% 116,2 ± 29,2 b 389,3 ± 53,4 b 30,9 ± 11,1c 3,1 ± 0,3 c MO 80% 49 ± 16 c 387,7 ± 44,0 b 13,0 ± 4,9 d 3,1 ± 0,7 c MO 90% 58 ± 26,8 c 372,9 ± 41,8 b 15,7 ± 7,8 d 3,2 ± 0,6 c MO 100% 26,2 ± 28,1 e 382,2 ± 47,4 b 6,9 ± 7,0 e 3 ± 0,7 c CV (%) 16,7 1,8 15,0 9.0

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức, MO: mật ong, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Cột thực tế số liệu chuyển về dạng căn bậc 2; số liệu cột lý thuyết chuyển về dạng log(x+1); số liệu cột hiệu xuất chuyển về dạng arcsin căn bậc 2. Cột tuổi thọ ngài cái số liệu chuyển về dạng log (x+1).

Trong quá trình xử lý thống kê nhận thấy có sự khác biệt về khả năng đẻ trứng của ngài cái khi cho ăn thêm nguồn thức ăn là mật ong với các nồng độ mật ong khác nhau. Qua bảng 3.1 cho thấy nồng độ mật ong 60% là nguồn thức ăn tốt nhất cho ngài cái và khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê với các nghiệm thức mật ong còn lại, với số lượng trứng đẻ thực tế và hiệu xuất đẻ trứng lần lượt là: Nghiệm thức 60% với số trứng thực tế biến động từ 389 – 471 trứng, trung bình 400,5 ± 25,8 trứng và hiệu xuất biến động trong khoảng 88,5 – 96,4% , trung bình 92,6 ± 2,2%. Nghiệm thức mật ong 50% số trứng thực tế biến động 256 – 239 trứng và hiệu xuất biến động từ 73,8 - 93,3 trứng, trung bình 84,4 ± 6,5%. Nồng độ mật ong 100% khả năng đẻ trứng thực tế biến động từ 0- 78 trứng, trung bình 26,2 ± 28,1% thấp nhất.

Hình 3.7 Trứng sâu đục thân C. tumidicostalis

(a): trứng sâu ở nghiệm thức mật ong 60%; (b) trứng sâu ở nghiệm thức mật ong 100%

Thời gian hồn thành vịng đời của nghiệm thức mật ong 50% là cao nhất trung bình 5,5 ± 1,1 ngày khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Thấp nhất ở nghiệm thức mật ong 100% trung bình 3 ± 0,7 ngày.

Trong điều kiện thí ngiệm với thức ăn thêm là các nồng độ mật ong 50%, 60%, 70%, 80%, 90% và mật ong 100% khả năng đẻ trứng và tuổi thọ ngài cái chênh lệch đáng kể. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Huỳnh Vũ Linh (2015). Ở mức mật ong 50% khả năng đẻ trứng của ngài cái trung bình 84,4 ± 6,5% trứng thấp hơn so với kết quả của Huỳnh Vũ Linh (2015) là 95 ± 3,96% trứng. Kết quả thí nghiệm có sự khác biệt này là do chênh lệch về ẩm độ trong phịng thí nghiệm .

Kết quả thí nghiệm cho thấy cho ong ăn thêm thức ăn là mật ong ở nồng độ 60% là tốt nhất. Mật ong làm tăng khả năng sinh sản của ngài cái, số lượng trứng đẻ và tăng hiệu xuất đẻ trứng của ngài cái. Đồng thời khi tăng nồng độ mật ong lên cao thì khả năng sinh sản và tuổi thọ của ngài cái giảm dần. Như vậy thức ăn thêm là mật ong có ảnh hưởng tới khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ngài trưởng thành C. tumidicostalis.

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày 0 10 20 30 40 50 60 70 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6

Biểu đồ 3.1 Nhịp điệu đẻ trứng của C. tumidicostalis

Nhịp điệu đẻ trứng của ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis được thể hiện ở biểu đồ 3.1

Qua Biểu đồ 3.1 nhận thấy ngài trưởng thành bắt đầu đẻ trứng từ ngày thứ 2, tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3, tỷ lệ đẻ trứng cao nhất vào thứ 2 và giảm nhanh từ các ngày tiếp theo. Ngài cái đẻ cao nhất Ở nồng độ mật ong 60 % với số trứng đẻ trung bình 273,7 ± 49 trứng ở ngày thứ 2, thấp nhất ở nồng độ mật ong

100%. Ở nồng độ mật ong 60 % ngày cái đẻ tập trung vào ngày thứ 2 với số trứng trung bình là 19,7 ± 19 trứng

Biểu đồ cho biết tuổi thọ ngài cái tỷ lệ thuận với khả năng đẻ trứng khi tăng nồng độ mật ong. Tuổi thọ ngài cái cao nhất ở nồng độ mật ong 50% và thấp nhất ở nồng độ 100%.

Nắm bắt được nhịp điệu đẻ trứng và thức ăn thêm là nồng độ mật ong 60% thích hợp nhân ni của ngài trưởng thành C. tumidicostalisrất có ý nghĩa trong nhân ni phục vụ mục đích nghiên cứu và làm kí chủ nhân ni các lồi thiên địch. Ứng dụng nguồn mật ong 60% cho ngaì cái ăn thêm gia tăng khả năng đẻ trứng, tăng mật số sâu non phục vụ cho quá trình nghiên cứu các loài ong ký sinh trứng, ký sinh sâu non để tiêu diệt sâu hại ngoài tự nhiên.

3.1.2 Khả năng lựa chọn ký chủ của Chilo tumidicostalis

Trong điều kiện phịng thí nghiệm với nhiệt độ trung bình 28 ± 2oC, ẩm độ 75 ± 5% thu được kết quả đánh giá khả năng lựa chọn ký chủ của sâu đục thân C.

Bảng 3.2 Kết quả chọn lựa ký chủ của C. tumidicostalis

NT

Tỷ lệ sâu non ăn phá Tỷ lệ hồn thành vịng đời

Thời gian hồn thành

vịng đời Biến

động (TB ± SD) Biến động (TB ± SD) Biến động Mía non 30 – 34 31,7 ± 2,1a 70,0 – 83,9 75,8 ± 7,2 ab 63 – 67 Bắp non 21 – 26 23,3 ± 2,5 b 73,9 – 85,7 78,9 ± 6,1a 51 – 54 Bắp chín sữa 13 – 15 14 ± 1,0 c 57,1 – 61,5 59,6 ± 6,1 abc 62 – 68 Mía già 2 – 4 3,0 ± 1,0 e 0,0 – 25,0 8,3 ± 14,4 d 0,0 – 61 Bo bo 8 – 12 9,7 ± 2,1 d 33,3 – 44,4 38,4 ± 5,6 c 68 – 73 Thân bắp 9 – 10 9,3 ± 0,6 d 40,0 – 55,6 46,7 ± 8,0 bc 69 – 72 Cỏ voi 8- 10 9,0 ± 1,0 d 30,0 – 37,5 33,6 ± 3,8 c 71 – 74 CV (%) 6,6 17,2

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Cột tỷ lệ sâu non ăn phá số liệu chuyển về dạng arcsin căn bậc 2. Cột tỷ lệ hồn thành vịng đời số liệu chuyển về dạng arcsin. Cột vòng đời số liệu chuyển về dạng log(x).

Sâu đục thân C. tumidicostalis có khả năng sinh sản nhiều, ăn phá mạnh. Tuy nhiên ở điều kiện phịng thí nghiệm khả năng nhân ni sâu đánh giá hiệu quả nhân nuôi tiến hành nhân nuôi trên một số loại thức ăn có cùng họ với nhau. Kết quả thí nghiệm thể hiên ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy trong điều kiện thí nghiệm với các nguồn thức ăn khác nhau sâu non sâu đục thân C. Tumidicostalis có tỷ lệ ăn phá và lựa chọn ký chủ khác nhau. Sâu non ăn phá tất cả các loại thức ăn, sâu non chủ yếu ăn phá trên lóng mía non trung bình 31,7 ± 2,1 con, biến động 30 – 34; bắp non trung bình 23,3 ± 2,5 con, biến động 21 – 26; bắp chín sữa trung bình 14 ± 1con, biến động 13 – 15 con. Tùy thuộc vào mỗi loại thức ăn khác nhau, nguồn dinh dưỡng khác nhau thời gian hồn thành vịng đời của sâu khác biệt nhau và có ý nghĩa trong thống kê. Thời gian hồn

thành vịng đời ngắn nhất trên bắp non biến động từ 51 – 54 ngày thấp hơn so với thời gian hồn thành vịng đời trên mía mon biến động từ 63 – 67 ngày và thấp hơn so với thời gian hồn thành vịng đời trên cỏ voi 71 – 74 ngày, khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê.

Hình 3.8 Triệu chứng ăn phá của sâu C. tumidicostalis trên một số ký chủ

(a): triệu chứng ăn phá trên bắp non; (b) triệu chứng ăn phá trên lóng mía già; (c) triệu chứng ăn phá trên thân bắp; (d) triệu chứng ăn phá trên bắp chín sữa; € triệu chứng ăn phá trên cỏ voi; (f) triệu chứng ăn phá trên bo bo.

Với tỷ lệ ăn phá trên mía của sâu non cao nhất tuy nhiên tỷ lệ hồn thành vịng đời của sâu non trên lóng mía 75,8 ± 7,2 khơng khác biệt với nguồn sâu non nhân nuôi trên bắp non 78,9 ± 6,1. Ngược lại trên mía già tỷ lệ hồn thành vịng đời của sâu đục thân rất thấp trung bình 8,3 ± 14,4 biến động 0,0 – 25,0%.

Qua đánh giá thấy sâu non ăn phá, hồn thành vịng đời ở tất cả các lồi ký chủ. Tuy nhiên tỷ lệ sâu non ăn phá, thời gian hồn thành vịng đời ở mỗi loại ký chủ là khác nhau. Sâu gậy hại trên mía chủ yếu ở phần ngọn mía non, gây hại ít ở phân lóng mía già, có sự khác biệt này do độ cứng của mía già lớn sâu khó có thể cạp lớp vỏ đục sâu vào bên trong cây được.ngoài việc sâu đục thân C. Tumidicostalis là dịch hại chính gây hại nặng nề trên cây mía sâu cũng có thể chuyển qua gây hại trên cây bắp sâu cũng gây hại mạnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn bắp non, gây hại vừa khi bắp chuyển sang giai đoạn chín sữa. Thân bắp sâu gây hại thấp. Điều này có thể giải thích do sâu là dịch hại chính với mía. Và yếu tố mùi vị, dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn khác nhau dẫn đến số sâu non ăn phá khác nhau, thời gian phát dục các pha cơ thể khác nhau.

3.1.3 Thí nghiệm đánh giá khả năng phát triển sâu đục thân Chilo tumidicostalis

trên lóng mía và trên bắp

Sâu đục thân C. Tumidicostalis là đối tượng gây hại và là dịch hại chính nguy hiểm trên mía trong thời gian gần đây. Khả năng ăn phá mạnh ngồi tự nhiên rất cao, có thể gây thiệt hại đến 100%. Tuy nhiên qua q trình thử nghiệm tại phịng thí nghiệm đánh giá trên một số loại thức ăn thể hiện ở bảng 3.8 cho thấy sâu gây hại trên một số loại ký chủ như bắp non , bắp chín sữa, lóng mía, cỏ voi,… và để đánh giá lại mức độ gây hại của sâu C. Tumidicostalis trên một số loại cây trồng. Kết quả đánh giá thể hiện ở bảng 3.4; 3.5; 3.6; và 3.7.

Bảng 3.3 Tỷ lệ hóa nhộng của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

2 Bắp chín sữa 36 - 48 42,8 ± 4,3 b

3 Mía non 60 - 68 64,6 ± 2,7 c

CV % 4,5

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi bằng arcsin.

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ hóa nhộng của sâu C. tumidicostalis ở nghiệm thức bắp non tương đối cao, trung bình đạt 70 ± 4,1% nhộng , biến động từ 62 – 76 % nhộng khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức nhân ni trên lóng mía và trên bắp chín sữa. Tỷ lệ hóa nhộng thấp nhất ở nghiệm thức bắp chín sữa, trung bình hóa nhộng 42,8 ± 4,3 % nhộng, biến động 36 – 48 % nhộng.

Bảng 3.4 Tỷ lệ nhộng cái của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 51,4 – 55,6 53,4 ± 1,4 a

2 Bắp chín sữa 45,5 – 52,6 42,8 ± 2,6 b

3 Mía non 45,5 – 53,1 49,3 ± 2,8 b

CV % 4,9

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.

Tỷ lệ nhộng cái sâu C. Tumidicostalis đạt giá trị cao nhất ở nghiêm thức bắp

non, trung bình 53,4 ± 1,4 % nhộng cái, biến động 51,4 – 55,6 % nhộng khác biệt có rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 nghiệm thức bắp chín sữa và trên lóng mía non. Tuy nhiên giữa 2 nghiệm thức bắp chín sữa và mía non khơng có sự khác biệt.

Bảng 3.5 Tỷ lệ vũ hóa của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

2 Bắp chín sữa 75,0 – 84,2 79,0 ± 3,0 b

3 Mía non 83,9 – 94,1 89,4 ± 3,7 a

CV % 1,9

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi qua căn bậc 2.

Tỷ lệ vũ hóa thấp nhất ở nghiệm thức bắp chín sữa, trung bình 79,0 ± 3,0 % , biến động 75,0 – 84,2 % khác biệt so với 2 nghiệm thức bắp non và mía non.

Bảng 3.6 Tỷ lệ ngài cái của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 51,6 – 56,3 55,0 ± 2,5 a

2 Bắp chín sữa 44,4 – 56,3 49,2 ± 4,1 b

3 Mía non 40,0 – 57,7 48,7 ± 5,7 b

CV % 8,4

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%

Tỷ lệ ngài cái đạt cao nhất ở nghiệm thức bắp non ,trung bình 55,0 ± 2,5 con, biến động 51,6 – 56,3 % con khác biệt so với nghiệm thức bắp chin sữa, trung bình 49,2 ± 4,1% con, biến động 44,4 – 56,3 % con và so với nghiệm thức mía non, trung bình 48,7 ± 5,7 % con, biến động 40,0 – 57,7 % con. Giữa 2 nghiệm thức mía non và bắp chín sữa khác biệt khơng có ý nghĩa.

Bảng 3.7 Tổng số trứng đẻ trong chu kỳ của ngài cái sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động TB ± SD

1 Bắp non 342 – 416 392,6 ± 14,6 a

2 Bắp chín sữa 346 – 396 361,4± 15,7 b

CV % 0,7

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi qa log(x).

Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy số lượng trứng đẻ của ngài cái cao nhất ở nghiệm thức bắp non, trung bình 392,6 ± 14,6 trứng, biến động 342 – 416 trứng cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. Khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả theo dõi khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. Tumidicostalis từ các Cho thấy khả năng ăn phá của sâu mạnh, và phát triển tốt trên bắp không phải là ký chủ chính của sâu C. Tumidicostalis.

Qua Bảng 3.4; 3.5; 3.6; và 3.7 xác định khả năng ăn phá của sâu đục thân C.

Tumidicostalis ăn phá, gây hại mạnh phát triển tốt trên bắp non cao hơn khả năng gây

hại trên mía non. Điều này được lý giải do hàm độ dinh dưỡng trên thức ăn và trên bắp

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của mật ONG đến KHẢ NĂNG đẻ TRỨNG và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI sâu đục THÂN bốn VẠCH chilo tumidicostalis hampson (lepidoptera pyralidae) TRÊN một số LOẠI ký CHỦ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)