Ra quyết định thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu" pps (Trang 79 - 101)

Sau khi xem xét, phân tích và đánh giá các chiến lược đã lựa chọn, ban giám đốc công ty bánh kẹo Hải Châu đã tính đến khả thi của các chiến lược này và ra các quyết định thực hiện chiến lược giai đoạn 2000-2005.

2.3.7.1.. Thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu:

Năm 2003 mua mới dây chuyền bánh mềm của Hà Lan trị giá 65 tỷ VNĐ.

Năm 2005 dự tính mua dây chuyền bánh quy cao cấp của Đài Loan trị giá 20 tỷ VNĐ

2.3.7.2.. Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

Từ năm 2000-2005, công ty sản xuất từ 52 loại sản phẩm bánh, kẹo, bột canh lên 119 loại.

2.3.7.3. Thực hiện chiến lược marketing

- Tháng 6/2004, Công ty tách phòng kế hoạch vật tư thành hai phòng chức năng: Phòng marketing và phòng kế hoạch sản xuất.

- Đưa ra các chính sách về sản phẩm, giá, phân phối và khuyến mại ngày càng thu hút được khách hàng.

- Phát triển thị trường phía Nam bằng cách đặt văn phòng đại diện tại TP.HCM và mở rộng mạng lưới các đại lý.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY

BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2010 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TỪ NAY ĐẾN 2005:

3.1.1. Phương hướng phát triển ngành

Hiện nay ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển với tốc độ 10-15% mỗi năm (theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Số lượng bánh kẹo nhập khẩu đã giảm mạnh, hàng nội đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Những điều này đã giúp cho các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của ngành, tiến tới “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, đẩy lùi hàng ngoại nhập và đẩy mạnh xuất khẩu bánh kẹo ra nước ngoài. Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành. Cụ thể:

² Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú: Vốn là nước nông nghiệp, nằm trong vùng nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, củ, đường... nhiều thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo.

² Có chủ trương đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đảy mạnh nội lực và quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới sẽ giúp ngành có nhiều nhà cung ứng phù hợp và có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

² Dân số tăng: theo dự đoán tới năm 2005 dân số Việt Nam có khoảng 86 triệu người, với dân số tăng thì nhu cầu người tiêu dùng cũng phát triển.

² Nền kinh tế nước ta đang phát triển, đời sống người dân đang dần được nâng lên nên nhu cầu sử dụng các loại quà như bánh kẹo cũng tăng lên, ước tính khoảng 3kg/một người/năm (theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Như vậy theo dự đoán thì sản lượng bánh kẹo nước ta cần dùng tới năm 2005 khoảng 258.000 tấn (theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Qua đó yêu cầu đặt ra với ngành bánh kẹo đến năm 2005 là:

- Đảm bảo sản xuất và cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại phải phù hợp theo nhu cầu người tiêu dùng (với mọi mức thu nhập).

- Đẩy mạnh vệic xuất khẩu bánh kẹo sang các nước Mỹ, Nhật, Đông Âu và các nước trong khu vực.

- Đổi mới công nghệ tiến tới cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất.

- Đảm bảo tự túc nguyên vật liệu như đường, glucoza, sữa, dầu thực phẩm, tinh dầu... để phục vụ sản xuất bánh kẹo.

- Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất các loại sản phẩm béo, không béo, có đường, không đường... để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của từng cá nhân.

3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới : trong những năm tới :

3.1.2.1. Các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2004-2005

Với gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về qui mô, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước về sản xuất bánh kẹo. Sản phẩm của Công ty đa dạng, phong phú và có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều tầng lớp nhân dân. Để phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành bánh kẹo, Công ty phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra như sau:

Bảng 15 : Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2004

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

2 Doanh thu có thuế Tỷ đ 185,210 253,219 297,032

3 Lợi nhuận Tỷ đ 0,214 4,459 6,223

4 Các khoản nộp ngân sách Tỷ đ 5,102 12,507 14,634

3.1.2.2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh tới năm 2005

Việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng qui mô sản xuất và tiêu thụ hàng hóa luôn được đánh giá là những yếu tố rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Một số nhiệm vụ chính Công ty cần thực hiện trong thời gian tới:

² Tiếp tục đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

² Mở rộng qui mô sản xuất trên cơ sở có chiến lược về thị trường. ² Dự kiến tăng lao động, doanh thu, lợi nhuận.

Cụ thể như sau:

- Khai thác tiềm năng sẵn có của 2 dây chuyền sản xuất bánh kẹo (cứng và mềm) tạo ra các sản phẩm mới. Cải tiến, cơ giới hóa một số khâu trong dây truyền kẹo để đổi mới hình thức viên kẹo. Tiến hành làm hợp đồng mua sắm thêm một số thiết bị mới cho dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm kẹo.

- Đầu tư chiều sâu nâng công suất, chất lượng cho dây chuyền bánh quy Hương Thảo, nâng cấp dây chuyền sản xuất ở phân xưởng bánh 1 và thêm thiết bị sản xuất lương khô để đạt năng suất 1 tấn/ca.

- Đầu tư thêm 1 dây chuyền bánh mini (khác chủng loại) cho phân xưởng bánh 3 và hoàn chỉnh một dây chuyền sử dụng bánh lương khô cùng với việc bổ sung thiết bị đóng gói sản phẩm cho phân xưởng bánh 3.

- Cơ giới hóa, cải tiến một phần khâu rang muối, khâu trộn của phân xưởng bột canh nhằm giảm nhẹ sức lao động và tạo môi trường thông thoáng, vệ sinh thực phẩm.

- Ban Đầu tư phát triển sản xuất tiếp tục nghiên cứu những dự án khả thi để khẩn trương khai thác sử dụng khu đất mở rộng mì ăn liền có hiệu quả.

Triển khai thực hiện kế hoạch sửa chữa thường xuyên của các phân xưởng, nhà làm việc, cửa hàng, nâng cấp đường đi phía sau phân xưởng bánh 1,2, mặt bằng, trần nhà phân xưởng bột canh, hệ thống kho, thông gió, chống dột... đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.

- Công ty cần hoàn thiện “Dự án bánh mềm cao cấp Custard Cake” đi vào sản xuất. Tầm quan trọng của dự án bánh mềm Custard Cake:

· Với tổng số vốn đầu tư 65 tỷ VNĐ, dự án bánh mềm cao cấp là dự án đầu tư có qui mô vốn lớn nhất từ trước đến nay của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, tương đương với vốn đầu tư ban đầu (5 triệu USD) của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô để xây dựng một nhà máy sản xuất bánh kẹo ngay trên nước Mỹ. Sau khi dự án bánh mềm đi vào khai thác sử dụng, tổng giá trị tài sản của Công ty sẽ tăng lên gấp đôi.

· Dự án đem lại hiệu quả lớn về tài chính và xã hội góp phần làm phong phú, đa dạng hơn cơ cấu sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Đây cũng là một bước tiến mạnh dạn và nhiều thách thức của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong quá trình xâm nhập vào thị trường bánh kẹo cao cấp, phục vụ giới tiêu dùng thu nhập cao, lấp dầy những khoảng trống thị trường mà nhiều năm qua Công ty đã bỏ sót.

· Việc đưa dây chuyền bánh mềm cao cấp của Tây Âu vào hoạt động là một chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, bởi sản phẩm này hiện có mặt tại Việt Nam phần lớn là nhập ngoại từ Thái Lan, Hàn Quốc, Malaixia... Với hy vọng đánh bại được sản phẩm cùng loại của nước ngoài và vượt trước các Công ty trong nước về việc khai thác sản phẩm này, khả năng giành được thị phần của Công ty là rát lớn.

* Định hướng về ổn định và mở rộng thị trường.

Công ty luôn quan tâm chú trọng giữ vững mở rộng thị trường cả chiều rộng lẫn chiều sâu như mục tiêu trong định hướng chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới đã nêu rõ: “Tăng cường công tác tiếp thị

Marketing nhằm giữ và phát triển thị trường cả về bề rộng lẫn chiều sâu, từng bước tiếp cận tìm bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm, trước mắt là xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực và Đông Âu.

- Công ty duy trì ổn định các đại lý hiện có, phát triển mở rộng thêm hàng chục đại lý mới ở các tỉnh trong cả nước. Phấn đấu nâng doanh thu của tất cả các đại lý bình quân 15%/năm, phủ sóng đều các loại sản phẩm ở tất cả các vùng thị trường.

- Hà Nội là thị trường lớn nhất của Công ty, trong những năm tới tiếp tục áp dụng chiến lược phát triển thị trường và cũng cố vững chắc vị thế của Công ty trên thị trường này.

- Tập trung mọi nỗ lực để khai thác tiềm năng các khu vực thị trường khác, phương pháp thị trường ở các vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường về phía Nam, đặc biệt là thực hiện được mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trên vùng thị trường này.

- Thúc đẩy mạnh mẽ công tác xúc tiến thương mại đặc biệt là công tác Marketing quảng cáo trên các khu vực thị trường sẵn có và thị trường mới.

- Ngoài khách hàng tiềm năng trong nước, Công ty còn chú trọng hướng tới thị trường nước ngoài. Từng bước tiếp cận, giới thiệu sản phẩm sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Âu, tạo đà cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ xuất khẩu.

Để phát triển thị trường, Công ty dã đề ra một số biện pháp sau:

+ Làm tốt công tác điều tra, thu thập, nắm bắt, xử lý kịp thời, đầy đủ các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh nhằm hoạch định chiến lược, sách lược phù hợp cho sản phẩm.

+ Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách về tiêu thụ, đảm bảo linh hoạt, kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường. Tăng cường mối quan hệ gắn bó với các đại lý để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của Công ty.

+ Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, bán hàng của cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện TP. HCM và Đà Nẵng, ưu tiên phát triển thị trường đối với mặt hàng còn dư năng lực sản xuất.

3.1.2.3. Định hướng kế hoạch điều hành sản xuất

- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, làm tốt công tác hoạch định phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm đạt hiệu quả, đời sống CBCNV ngày một nâng cao với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 10-20%.

- Dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Các phòng ban, phân xưởng phối hợp chặt chẽ hơn và chủ đông hơn trong sản xuất. Các phòng ban thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo về định hướng đầu tư, về sách lược, chiến lược sản phẩm, dự đoán về thị trường, năng lực sản xuất, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của công ty, kế hoạch tác nghiệp cho từng tháng, quý làm cơ sở cho việc triển khai, điều hành sản xuất theo sát các yêu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cần cân đối và phối hợp sản phẩm cùng loại để tận dụng công suất máy, đưa năng suất sản xuất thời gian dây chuyền tới mức cao nhất có thể được và tận dụng thời cơ với các sản phẩm thị trường đang có nhu cầu.

- Quan tâm đảm bảo các điều kiện phục vụ cho sản xuất, nhất là điẹn và nước và có kế hoạch sửa chữa, lịch xích tu sửa, bảo dưỡng thiết bị dự phòng vật tư, thiết bị quan trọng để duy trì sản xuất, tranh thủ các ca đêm.

- Cần đảm bảo các yếu tố dự phòng trong điều hành lao động, vật tư nguyên nhiên liệu.

- Đảm bảo tốt vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm và an toàn thiết bị, người trong sản xuất và vệ sinh thực phẩm, môi trường và sử lý nước thải.

- Kết hợp giữa phân xưởng với các bộ môn chức năng bố trí sử dụng lao động phù hợp với chế độ tăng thêm ca mà không phải huy động làm thêm tạo điều kiện cho thực hiện kế hoạch tuần làm việc 40h/tuần. Kịp thời tháo gỡ ách tắc cho sản xuất.

- Triệt để thực hành công tác tiết kiệm theo NQ TW4 xây dựng và giao chỉ tiêu tiết kiệm trong sản xuất và rà soát và củng cố chất lượng sản phẩm - định mức - lao động quản lý các đơn vị để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tăng điều kiện cạnh tranh giá bán sản phẩm và tăng lợi nhuận theo kế hoạch đã xây dựng.

- Xây dựng quy hoạch mở rộng sắp xếp hợp lý kho nguyên liệu và thành phẩm đáp ứng khối lượng sản phẩm ngày càng tăng.

3.1.2.4 Định hướng về cung ứng vật tư nguyên liệu

- Có kế hoạch cân đối, chuẩn bị tốt nguồn vật tư, nguyên liệu để đáp ứng phục vụ kế hoạch sản xuất có cường độ cao nhất trong năm đảm bảo cả về số lượng, chất lượng các loại nguyên vật liệu.

- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn nguyên liệu vật liệu nội địa, nguyên vật liệu mới để thay thế nhập khẩu và chủ động trong sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cuối năm và gối đầu cho đầu năm với mức độ hợp lý, tránh lưu vốn hàng và vật tư.

- Khai thác hàng hoá tận gốc, chọn phương thức cung ứng, nhập ngoại hợp lý để tiết kiệm ngoại tệ, hạ giá thành đầu vào.

- Có kế hoạch chuẩn bị bao bì hợp lý và dự kiến bao bì sản phẩm mới trong dịp cuối năm để phục vụ tốt cho thị trường, tránh sự thiếu hụt các mặt hàng cần trong sản xuất cuối năm và các mặt hàng mới phục vụ tết nguyên đán.

- Kết hợp cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và kinh doanh đối với các đối tác ngoài để tăng doanh số kinh doanh và hiệu quả cung ứng vật tư.

- Sản phẩm bánh kẹo bột canh,… ngoài về nhu cầu ăn uống chúng ta còn phải coi nó như một thứ văn hoá ẩm thực vì vậy đòi hỏi công tác cải tiến bên trong sản phẩm cũng như bên ngoài bao bì, mẫu mã sản phẩm cần phải có được các đặc tính về thời trang, thị hiếu thẩm mỹ cao, đây là một bước đi khó đòi hỏi công ty phải nỗ lực cố gắng để bắt kịp với nhịp độ của thị trường.

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiếm lược kinh doanh.

Hiện nay, Công ty bánh keo Hải châu đang theo đuổi 3 mục tiêu chính đó là:

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh + Tăng lợi nhuận

+ Tăng thị phần.

Xét trên tổng thể cơ 3 mục tiêu này đều có thể tạo nên sự vững mạnh và thịnh vượng cho Công ty trong tương lai. Nhưng thực tế, Công ty lại làm

Một phần của tài liệu Đề tài "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu" pps (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)