Các yếu tố ảnh hưởng tới cung

Một phần của tài liệu Trình bày thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam. Hãy mô tả diễn biến giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam trong 5 năm gần đây. Phân tích và chỉ rõ nguyên nhân của những diễn biến đó (Trang 27 - 31)

I. TÌNH HÌNH CUNG CẦU ƠTƠ TẠI VIỆT NAM

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung

2.1. Giá hàng hố, dịch vụ

Thị trường ơ tơ con Việt Nam là một thị trường rộng mở và tiềm năng, tuy nhiên, các doanh nghiệp ô tô cũng phải trải qua những “sóng gió” do doanh thu có lúc giảm mạnh. Điển hình như năm 2017, tổng doanh số bán hàng giảm 10% so với năm 2016 cùng chính sách thuế từ chính phủ, các doanh nghiệp ơ tơ tại Việt Nam đã có những chiến lược giảm giá để kích cầu nhưng dù giảm giá sâu vào 2017 vẫn khơng thể kích được cầu do kỳ vọng từ người tiêu dùng đã khiến có doanh nghiệp lỗ nặng và khơng thu được lợi nhuận khi tham gia vào cuộc chiến giảm giá xe khốc liệt. Điển hình như một đại lý Mazda thừa nhận giá xe giảm sâu khiến cạnh tranh rất gay gắt nên khơng có lãi. Chẳng hạn, giá CX-5 có nhiều đối thủ cùng phân khúc đang đua nhau giảm để giành khách nên Mazda phải giảm theo. Tuy nhiên, giảm giá mạnh thì thua lỗ, khơng giảm thì khó bán. . “Cơn bão” giảm giá xe được kéo dài qua nhiều năm đã giúp doanh thu trên đà phục hồi

trở lại trong nửa đầu năm 2021 nhưng sau đó lại tiếp tục sụt giảm liên tục đến mức gần như chạm đấy vào tháng 8 năm 2021 đã khiến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và các đại lý bán hàng phải dừng hoạt động và có những doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động từ 30-50% công suất, người lao động nghỉ việc hàng loạt.

2.2. Giá đầu vào

Theo phân tích, mức giá bán xe ô tô tại Việt Nam hiện vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, mức giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia, và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành cơng nghiệp ơ tơ phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe cao là giá đầu vào của ơ tơ cao với các khoản thuế và phí đối với ô tô. Thông thường là các khoản thuế và phí sau:

Thuế nhập khẩu: Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập

khẩu là 30%, khu vực khác là 70-80%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu

thụ đặc biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết

mọi sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT với ô tô là 10% sau thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phí trước bạ: Phí thu phí trước bạ được quy định trong Nghị định 140/2016/NĐ-

CP đối với ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe. Tuy nhiên, mức thu có thể được điều chỉnh khác đi tùy theo từng địa phương, nhưng không được vượt quá 50% mức quy định. Ví dụ, mức thu phí trước bạ ở thành phố Hồ Chí Minh là 10%, ở Hà Nội và Hải Phịng là 12%.

Phí kiểm định: Đây là khoản tiền chi trả cho việc kiểm tra xem chiếc ô tô của bạn

có đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay khơng. Theo đó, các mục cần kiểm tra bao gồm độ an toàn, số máy, biển số xe, dầu nhớt, phanh xe, nước làm mát, số khung, bánh xe, hệ thống đèn, bảng đồng hồ, cần gạt nước, phanh tay, chốt cửa, vv. Phí kiểm định với xe dưới 10 chỗ là 240.000, cộng thêm phí cấp giấy chứng nhận kiểm định 100.000, theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Phí lấy biển số mới: Xe lưu thơng trên đường cần có biển số, đây là thơng tin xác

định độc nhất cho từng chiếc xe. Mức phí lấy biển số mới cho xe ơ tô ở Hà Nội là 20 triệu đồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng, ở các thành phố khác trực thuộc trung ương, tỉnh, xã là 1 triệu đồng, và ở các khu vực khác là 200.000 đồng.

Phí bảo trì đường bộ: Đây là khoản phí bạn cần nộp hằng năm, hoặc tối đa 30

tháng 1 lần. Mức phí bảo trì đường bộ với xe ô tô dưới 10 chỗ là 130.000 đồng/tháng, tương đương 1.560.000 đồng/năm.

Phí bảo hiểm dân sự bắt buộc: Chủ xe phải nộp khoản phí này theo quy định tại

Thơng tư số 22/2016/TT-BTC, mức phí là 480.700 đồng/năm đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải và 873.400 đồng/năm đối với xe từ 6-11 chỗ.

Bảo hiểm vật chất: Đây khơng phải là một khoản phí bắt buộc nhưng bạn nên

chuẩn bị. Mục đích của bảo hiểm vật chất xe là giúp bạn đỡ một phần thiệt hại khi xe gặp tai nạn, bị trộm phụ kiện, hoặc hư hỏng do va chạm,... Thơng thường, mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với giá trị của xe.

Bảo hiểm thân vỏ: Khoản phí này cũng khơng bắt buộc, bạn có thể lựa chọn mua

để giảm thiểu thiệt hại kinh tế khi thân, vỏ xe bị tác động, ví dụ như xước sơn, va chạm, móp méo, hỏa hoạn,….

Trong 5 năm vừa qua, các doanh nghiệp ơ tơ con đã có những đợt giảm giá liên tục. Bắt đầu từ năm 2017, theo biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 129 của Chính phủ, mức thuế suất nhập khẩu ơtơ ngun chiếc từ các nước thành viên ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN) giảm 10% giúp giá thành xe giảm khoảng 7% và năm 2018 giảm còn 0%. Tiếp tục vào năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định

70/2020/NĐ-CP giảm 50% lệ phí trước bạ cho ơ tơ sản xuất lắp ráp trong nước từ 28/6 đến hết 31/12/2020. Và vào 2021 để giúp thị trường ô tô phục hồi trở lại Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103 quy định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ơtơ sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng từ 1-12-2021 đến 31-5-2022. Những chính sách này đã giúp giá đầu vào giảm tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược khuyến mãi, giảm giá để kích cầu tăng doanh số.

2.3. Công nghệ

Các chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô ở Việt Nam đang đi sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được, ban hành ngày

17/8/2021 cho thấy có 287 loại linh kiện mà các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước tự sản xuất được, trong đó 269 loại cho xe ô tô con dưới 9 chỗ và 18 loại cho xe khác nhưng hầu hết chỉ là các linh kiện giản đơn hoặc cồng kềnh, phải sử dụng nhiều nhân cơng. Vì thế đa phần các linh kiện quan trọng được nhập từ nước ngoài nên giá của một chiếc ô tô vẫn cịn cao so với thu nhập bình qn đầu người tại Việt Nam.

2.4. Các kỳ vọng của người bán

Năm 2021, các doanh nghiệp sản xuất ô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài tốn nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ơ tơ. Từ đó, ơ tơ Việt Nam có thể cạnh tranh với ô tô nhập khẩu từ ASEAN cũng như nhiều nước khác. Bên cạnh đó, nhờ những chính sách giảm thuế trong khu vực và của Chính phủ, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để giảm giá thành xe ô tô trong 5 năm gần đây với kỳ vọng có thể tăng doanh số bán hàng. Năm 2017 được gọi là năm đại hạ giá của thị trường ơ tơ vì các doanh nghiệp từ đầu năm đã giảm giá để nhắm vào nhu cầu mua sắm cho năm mới của người việt cùng mức thuế suất nhập khẩu đuợc giảm nên doanh nghiệp đã có kỳ vọng lớn có thể tăng doanh số bán hàng và kích cầu trong năm nay. Khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đang dần được kiểm sốt, sức mua xe ơ tơ đã được tăng lên và thị trường đang dần hồi phục, các mẫu xe mới được ra mắt liên tục để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

2.5. Số lượng người bán trên thị trường

Chuỗi cung ứng và các hoạt động phân phối ơtơ đã bị đình trệ và bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. Hơn 200 đại lý ơtơ vẫn đang đóng cửa, chưa thể hoạt đơ ̣ng trở lại. Nhiều đại lý kinh doanh ô tô phải tạm dừng hoạt động, việc đăng ký ô tô mới tạm gián đoạn... khiến sức mua ô tô sụt giảm, doanh số bán hàng theo đó cũng từng bước “lao dốc”. "Có thể nói chuỗi cung ứng và các hoạt động phân phối đã bị đình trệ và bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều công ty đã ghi nhận mức sụt giảm

doanh số trên 60%" - VAMA nhận định. Hiện nay, sức mua đang tăng dần nên các doanh nghiệp đã có những mức giảm giá sâu để kích cầu.

Một phần của tài liệu Trình bày thị phần các thương hiệu ô tô cá nhân trên thị trường Việt Nam. Hãy mô tả diễn biến giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam trong 5 năm gần đây. Phân tích và chỉ rõ nguyên nhân của những diễn biến đó (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)