tại chỗ ở huyện Cư Jút
2.3.1. Kết quả đạt được
* Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện từng bước đi vào nề nếp, ngày càng tốt hơn. Bước đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành,các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của huyện theo hướng ổn định, bền vững.
* Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mang lại kết quả nhất định giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương trên địa bàn hiểu pháp luật về đất đai hơn trước.
* Công tác thực hiện các nội dung của chính sách như giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất có những kết quả nhất định như: Ban hành quy trình về giao đất, cho th đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; công tác thẩm định hồ sơ cơng đất, cho th đất, chuyển mục đích, thu hồi đất nhanh hơn và hiệu quả hơn trước.
* Huyện đã từng bước trang bị các phần mềm về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cho một cửa của huyện và Văn phịng đăng ký đất đai của huyện góp phần giải quyết hồ sơ của công dân tốt hơn trước.
* Công tác phối hợp các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách và cơ quan tham gia phối hợp, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương dần dần hình thành cơ chế phối hợp trong q trình thực hiện chính sách đất
đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
2.3.2. Hạn chế yếu kém
- Công tác tuyên tuyền phổ biến thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thường xuyên, tuy có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao, chưa đáp ứng được q trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
- Cơng tác quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công trong việc tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tuy có tạo được nguồn thu ngân sách huyện góp phần đầu tư cơ sở hạ. Tuy nhiên, tình
-
- hình về giá đất cịn nhiều bất cập và các đơn vị thực hiện các dịch vụ đất đai trên địa bàn huyện chưa thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, còn chậm so với tiến độ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thật sự hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cịn yếu về năng lực thực thi cơng vụ và chun môn thấp; nhất là đội ngũ cán bộ ngành tài ngun - mơi trường từ huyện đến xã, thị trấn nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và thiếu và còn yếu so với yêu cầu.
2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện chính sách đất đai 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
-Hệ thống văn bản pháp lý về đất đai chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi.
- Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho cơng tác quản lý của chính quyền địa phương.
- Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian qua tăng cao. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng.
- Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn thụ động, chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên liên tục trong quản lý.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.
- Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa rõ nét, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp đột phá. - - - - - - - - -
- -
- Tiểu kết chương 2
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư Jút, số liệu thứ cấp của các phòng ban của huyện và số liệu sơ cấp thu thập được làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút. Qua phân tích, tổng hợp các số liệu báo cáo, các bảng biểu, sơ đồ cho thấy bên cạnh những kết quả cịn có những hạn chế ở 7 nội dung thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Qua đó cho thấy việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế đang diễn ra. Đồng thời chương 2 cũng phân tích những nguyên nhân cơ bản được coi là những điểm nghẽn, nút thắt, là vấn đề then chốt cần giải quyết trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút. Đây là cơ sở thực tiễn để xây dựng các giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong những năm tới.
- - -
- Chương 3
- GIẢI PHÁP HỒN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NƠNG 3.1.Các định hướng về thực hiện chính sách đất đai ở Tây Ngun; trong đó có định hướng thực
hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở khu vực Tây Nguyên
- Các định hướng và tư duy trong quản lý và sử dụng đất đai cần xuất phát từ tầm nhìn chính trị, khoa học và văn hoá, nhưng nhất thiết phải sát với yêu cầu của đời sống, phát huy được tác dụng định hướng phát triển, nhu cầu và xu hướng lựa chọn bền vững của người dân trong thực tế. Ngồi các chính sách chung, cần có những chính sách đặc thù đối với các ngành và tỉnh ở Tây
Nguyên như: Rà soát lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để thực hiện cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang phương thức tăng trưởng xanh, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép các vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội phù hợp với điều kiện của Tây Nguyên.
- Nông lâm trường trực tiếp sử dụng đất và mọi người được phân giao đất phải nộp phí sử dụng đất, nước một cách bình đẳng theo các quy định của Nhà nước. Khi quyền sử dụng đất
được giao cho người trực canh một cách minh bạch và hợp pháp, họ sẽ tự chủ sản xuất, có thể thế chấp vay vốn, trực tiếp mua bán hàng hóa đầu vào và sản phẩm đầu ra với những đối tác mà họ lựa chọn, khơng phải nộp phí cho các khâu quản lý trung gian. Bộ máy quản lý trung gian ở các nông lâm trường phải thực sự chuyển sang cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật và thương mại cho những người trực canh theo hợp đồng, liên kết các hộ sản xuất, hướng dẫn và ràng buộc họ bằng những điều khoản hợp đồng để tạolập các vùng sản xuất quy mơ lớn, thống nhất về quy trình kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm đầu ra.
- Giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, theo cách thức bền vững lâu dài.
- Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung hỗ trợ nâng cao kiến thức và năng lực làm ăn của người nghèo, giúp đơ về các yếu tố và điều kiện sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong khâu đảm bảo đầu ra thị trường ổn định và có lợi. Đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, cần
thực hiện chế độ giao đất đồng bộ (bao gồm cả đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất chuyên dùng).
3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn huyện Cư Jút
- Qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút và rút ra bài học kinh nghiệm, những mặt đạt được cần được khuyến khích phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc
phục. Những điểm còn chưa tốt trong thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh q trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Cư Jút. Trên cơ sở các đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của huyện Cư Jút giai đoạn 2018- 2020 tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp về cồng tác tuyên truyền thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
- Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đạt được những kết quả như mong muốn, nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và tạo được ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành việc thựchiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho chính sách này được thực hiện một cách nghiêm minh, hiệu quả, theo tác giả cần thực hiện những nội dung như sau:
- Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án định canh, định cư gắn với quy hoạch sắp xếp, ổn định dân di cư tự do, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng di cư tự phát. Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào.
- Các cấp, các ngành cần có một khoản kinh phí phù hợp trong hoạt động thường xun của mình để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho cán bộ, cơng chức trong cơ quan đơn vị mình các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật...
3.2.2. Giải pháp về đào tạo bồi dương đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
- Trong quá trình thực hiện các nội dung, các hoạt động của thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ việc ứng dụng công nghệ và xây dựng giải pháp nâng cao độ chính xác trong đo đạc. Điều này gắn với việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật đo đạc đối với các cán bộ thực hiện công tác đo đạc theo các công nghệ tiên tiến nếu mua cơng nghệ mà khơng đào tạo thì gây lãng phí vì khơng có con người sử dụng được công nghệ mới. Đây là việc làm rất cần thiết trong q trình tổ chức thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương.
- Việc nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ về thẩm định các hồ sơ đo đạc, tham gia cùng các đơn vị được thuê thực hiện các cơng
tác về đo đạc địa chính, thống kê, thiết lập cơ sở dữ liệu số để giám sát, theo dõi và nghiệm thu đảm bảo khối lượng và chất lượng theo hợp đồng đã ký kết. Nếu đội ngũ này không có chun mơn thì việc tổ chức thực hiện các hoạt động và nội dung của việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khơng thể triển khai nhanh được và khơng hồn thành đúng kế hoạch.
3.2.3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện quản lý và sử dụng đất đai trong q trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là những vấn đề có liên quan với nhau, chính quyền huyện muốn giải quyết đúng các quy định của thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thì phải tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân vụ việc xử lý theo quy định của chính sách. Từ đó thấy được việc chấp hành pháp luật, chấp hành thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất. Đồng thời có thể phát hiện nội dung của chính sách chưa phù hợp với thực tiễn của từng địa phương để có biện pháp giải quyết hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Do đó, giải pháp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong thời gian đến cần tập trung là:
- Chính quyền huyện cần có biện pháp tăng cường hơn nữa vai trị quản lý của mình trong thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Giao trách nhiệm cho Thanh tra huyệnphối hợp với Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề như: việc chấp hành pháp luật về đất đai ở phường, xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Qua kiểm tra phát hiện những sai phạm xử lý hoặc kiên nghị câp trên xử lý kịp thời.
- Để hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, chính quyền huyện phải thường xun duy trì thời gian và làm tốt công tác tiếp dân. Mỗi xã, thị trấn phải có trụ sở tiếp dân, nơi tiếp cơng dân phải niêm yết công khai số điện thoại, số fax, hịm thư, địa chỉ email và bố trí cán bộ chun mơn để làm cầu nối tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc của nhân dân và doanh nghiệp. Việc này trên địa bàn huyện đã có cơ sở vật chất cũng như bố trí con người, tuy nhiên q trình thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do những cán bộ tiếp dân chưa đủ kinh nghiệm trong cơng tác dân vận và khả năng nói thuyết phục người khác. Vì vậy, trong thời gian qua công tác này chưa thật sự đem lại hiệu quả dẫn đến khiếu kiện vượt cấp ngày càng nhiều. Do đó việc tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương nhằm phát hiện những bất cập trong q trình thực
hiện chính sách này ở địa phương.
3.2.4. Hoàn thiện bộ máy của cơ quan thực hiện chính sách đất đai ở địa phương cấp huyện và cấp xã