Kết luận
Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường của việc sử dụng nước tái sinh ngành
chế biến mủ cao su đến tưới cây lâu năm”, ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đạt được và hoàn thành mục tiêu tổng quát là xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su tái sử dụng cho tưới cây cao su nhằm hạn chế tác động đến môi trường nguồn tiếp nhận.
v Đối với mục tiêu nghiên cứu 1, NCS đã hoàn tất đánh giá tiềm năng sử dụng nước
thải chế biến mủ cao su sau xử lý ở Bình Dương, tiềm năng sử dụng nguồn nước
tái sinh này thể hiện rõ tính khả thi khi tưới câu cao su với nước thải sau xử lý và tận dụng nguồn dinh dưỡng hữu cơ ở dạng COD, TN, TP tại khu vực tỉnh Bình Dương. Hàm lượng các chất lần lượt là 1.300 mg/L, 500 mg/L, 340 mg/L. Chất hữu cơ còn lại trong nước tái sinh này được cây trồng và tầng đất mặt giữ lại, không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Sử dụng nguồn nước tái sinh này tưới cho cây trồng giúp giảm chi phí đầu tư xử lý nước thải bậc cao hơn, suất đầu tư giảm 150 lần so với hồn thiện bậc cao, chi phí lợi ích thu được từ 1.000 m3/ngày tương đương 123.000 USD/năm.
v Đối với mục tiêu nghiên cứu 2 “Đánh giá tác động của nước tái sinh tưới cây cao
su đến môi trường đất, nước dưới đất và xử lý ô nhiễm từ nước tái sinh”, NCS
hoàn tất 3 nội dung nghiên cứu là:
Phương pháp khảo sát địa chất thuỷ văn và thí nghiệm cột thấm được áp dụng để “Đánh giá hiệu quả chuyển hoá chất hữu cơ, nitơ và photpho ở tầng đất khơng bão
hồ nước”. Sự thay đổi nồng độ chất ơ nhiễm trong q trình tưới nước tái sinh cho
cây trồng lâu năm hay hiệu quả chuyển hố chất dinh dưỡng thơng qua chất ơ nhiễm có trong nước thải thay đổi khá rõ theo độ sâu tầng đất: COD đạt mức 100
26
mg/L (theo QCVN01-MT:2015/BTNMT, cột A), ở độ sâu 4,5 m với nồng độ từ nước tưới là 1.000 mg/L hoặc ở độ sâu 0,5 m với nồng độ là 100 mg/L. TN đạt mức 50 mg/L (theo QCVN01-MT:2015/BTNMT, cột A), ở độ sâu 1,9 m với nồng độ từ nước tưới là 500 mg/L hoặc ở độ sâu 1,0 m với nồng độ là 125 mg/L. TP giảm từ 77 mg/L xuống mức không phát hiện ở độ sâu 4,0 m.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường đất khơng bão hồ nước và nước ngầm đã được xác định. Các thông số như sa cấu đất, độ thấm và độ sâu địa tầng được xác định và đưa vào bộ thông số đầu vào cho mơ hình lan truyền ơ nhiễm.
§ Mức độ lan truyền chất bẩn thực tế tại vườn cao su đã được xác định qua “Thí
nghiệm tưới quy mơ pilot”.
Kết quả cho thấy chất lượng nước tưới của nghiệm thức tưới NT1 đều thấp hơn đối chứng NT0 sau quá trình tưới và thấp hơn giá trị cho phép của QCVN09:2015- MT/BTNMT, thể hiện ở thông số NO3--N, NH4+-N. Nồng độ NO3--N nằm trong khoảng từ 0,8 ÷ 3,4 mg/L thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng NT0 và thấp hơn nhiều so với giá trị cho phép của QCVN09:2015-MT/BTNMT, là 15 mg/L. Nồng độ NH4+-N thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng NT0 và thấp hơn giá trị cho phép của QCVN09:2015-MT/BTNMT, là 1 mg/L. Ngược lại, nồng độ COD của nghiệm thức tưới NT1, là 12 mg/L cao hơn nghiệm thức đối chứng NT0, là 10 mg/L và đều cao hơn giá trị cho phép của QCVN09:2015-MT/BTNMT, là 4 mg/L. So sánh với nghiệm thức đối chứng NT0, nồng độ TKN của nghiệm thức tưới NT1 thấp hơn. Nồng độ PO43—P đều không phát hiện ở hai nghiệm thức tưới NT1 và nghiệm thức đối chứng NT0.
§ “Mơ hình MODFLOW” đã được áp dụng, xác định vùng ảnh hưởng đến chất
lượng nước ngầm, và đưa ra dự báo lan truyền ở các giá trị, mức độ xử lý khác nhau của nguồn nước tái sinh (các kịch bản lan truyền). Dự báo lan truyền ô nhiễm ở điều kiện mực nước tĩnh 2m và tải trọng tưới 50m3/ha/ngày thì khoảng cách biên tưới an tồn là 80m với nước tưới có nồng độ COD là 1.000mg/L; và khoảng cách
27
là 60m với COD là 500mg/L. Đối với nước tưới có nồng độ TKN là 500mg/L thì khoảng cách biên tưới an tồn là 10m
Thời gian và khoảng cách lan truyền được xác định dựa trên kết quả dự báo lan truyền ô nhiễm từ mơ hình lan truyền này và mơ hình pilot, làm cơ sở cho việc đề xuất quy định về chất lượng và giải pháp tái sử dụng dựa trên giá trị tối đa của thơng số ơ nhiễm có trong nước tái sinh như đã đặt ra cho mục tiêu nghiên cứu 3.
v Đối với mục tiêu nghiên cứu 3 “Đề xuất quy định về chất lượng và các giải pháp
tái sinh nước thải chế biến mủ cao su tưới cây cao su”, NCS đã đề xuất tiêu chuẩn và hướng dẫn quản lý nước thải chế biến mủ cao su tái sử dụng cho tưới tiêu.
Tiêu chuẩn chất lượng đề xuất cho nước tưới từ nước thải chế biến mủ cao su dựa trên nguồn nước thải này. Đối với nước thải chế biến mủ cao su ly tâm, giá trị đề xuất là COD = 1.000 mg/L, TN = 500 mg/L. Nước thải chế biến mủ cao su từ bể kỵ khí, giá trị đề xuất là COD = 500 mg/L, TN = 300 mg/L. Nước thải chế biến mủ cao su sau xử lý bậc hai, giá trị đề xuất là COD = 250 mg/L, TN = 120 mg/L. Ngồi việc kiểm sốt chất lượng nước tái sinh, các yêu cầu kỹ thuật tưới nước tái sinh rất quan trọng để hạn chế ô nhiễm nước ngầm cũng như không ảnh hưởng đến phát triển cây cao su. Các yêu cầu này bao gồm vùng đệm, tải lượng tưới, các cơng trình lưu trữ, phương pháp tưới, an toàn, giám sát, điều kiện thổ nhưỡng, v.v… Ở điều kiện mực nước tĩnh 2 m, tải trọng tưới 50 m3/ha/ngày, cần áp dụng khoảng cách biên tưới an toàn là 80m với nước tưới có nồng độ COD là 1.000mg/L; và khoảng cách là 60m với COD là 500mg/L. Trường hợp, nước tưới có nồng độ TKN là 500 mg/L, cần áp dụng khoảng cách biên tưới an toàn là 10 m.
Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này được thực hiện từ năm 2012 đã đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra. Nghiên cứu đã đề xuất tiêu chuẩn và hướng dẫn quản lý nước thải chế biến mủ cao su tái sử dụng cho tưới tiêu, NCS kiến nghị việc xem xét sớm đưa tiêu chuẩn, hướng dẫn vào thực tiễn áp dụng cũng như nâng cao nhận thức, sự chấp nhận của các bên liên quan như cơ quan quản lý, doanh nghiệp, document, khoa luan31 of 98.
28
cộng đồng tiến tới đồng thuận thực hiện hiệu quả tiêu chuẩn và hướng dẫn. Tiêu chuẩn và hướng dẫn này cần tiếp tục được hoàn tất về mặt thủ tục để địa phương hoặc các vùng lân cận có đặc điểm địa chất thuỷ văn, đối tượng phù hợp có thể áp dụng. Sau khi áp dụng, tiêu chuẩn và hướng dẫn này cần được đánh giá hiệu quả và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một vài nội dung mà do giới hạn về thời gian tác giả chưa thực hiện nghiên cứu được và một vài nội dung nghiên cứu đã thực hiện nhưng chưa hồn chỉnh. Các q trình vật lý, hố học và sinh học diễn ra trong mơi trường đất mặt và vùng rễ thực vật khi có tiếp xúc với nước tưới là nước tái sinh. Sinh lý cây trồng và hệ vi sinh vật trong tầng đất mặt và vùng rễ thực vật cần được nghiên cứu dưới sự tác động của nước tái sinh cũng như sự thay đổi các ion trong môi trường lỗ rỗng ở tầng đất mặt, vùng rễ và sự thay đổi độ mặn của đất. Dự báo lan truyền ô nhiễm cần được nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu phù hợp cho các kịch bản lan truyền đối với tầng đất khơng bão hồ nước.