CHƯCfNG 3 : ĐẶC TÍNH CỦA INTERNET VÀ IP
3.9. Bộ giao thức VoIP
Như đã nói ở trên, trong thế giới ngày nay, hầu hết các dạng truyền
dẫn đều ở dạng số và dữ liệu được truyền qua các mạng gói như IP, ATM
và Frame Relay. Từ lúc tải dữ liệu phát triển nhanh hơn tải thoại, vân đề truyền tải thoại trên các mạng dừ liệu được xem xét. Các cơng ty đã có những giải pháp cho phép họ sử đụng dung lượng thừa trong các mạng băng rộng cho việc truyền dẫn thoại và dữ liệu, cũng như tận dụng Internet và các mạng Intranet cồng ty để thay thế cho các hệ thống đắt tiền hơn.
VoIP là khả năng thực hiện các cuộc gọi điện thoại và gửi fax trên các mạng dữ liệu trên cơ sở IP với chất lượng dịch vụ và giá cả phù hợp. Các nhà phát triển và sản xuất thiết bị thấy VoIP là một cơ hội mới dể phát triển và cạnh tranh. Thử thách đối với họ là phát triển các thiết bị cho phép ứng dụng VoIP, Đối với các ISP, việc giới thiệu giá cả thường dùng và táng dung ỉượng tái lên rất hấp dẫn. Mạt khác, các người dùng (cá nhân
Chương 3: Đặc tính của Internet và IP 65
lẫn tổ chức) rất quan tâm đến việc tích hợp các ứng dụng thoại và dừ liệu
cũng như tiết kiệm chi phí.
Việc hỗ trợ cho truyền thoại là IP, tức VoIP, trở nên hâ'p dẫn do giá thâ'p, cạnh tranh giá cả trong Internet công cộng. VoIP cho phép các router, server truy cập, các bộ tập trung đa truy cập mang và gửi lưu lượng thoại và fax trên một mạng IP. Trong VoIP, các bộ xử lý tín hiệu số chuyển các tín hiệu thoại thành các khung và lưu chúng trong các gói thoại. Những
gói này được truyền qua IP với các giao thức truyền thoại hoặc chuẩn như
H.323, Media Gateway Control Protocol (MGCP) hoặc Session Initiation Protocol (SIP).
Bảng sau trình bày mối quan hệ giừa mơ hình tham chiếu OSI và các giao thức, chức năng của các phần tử mạng VoIP.
OSI Layer Number OSI Layer Name VotP Protocols and Punctions
Application NetMeeting/Applications
Presentation Codecs
Session H.323/MGCP/S1P
Transport RTP/TCP/UDP
Network IP
Data Link PraiTie Relay, ATM, Ethernet, PPP-
Các giao thức điều khiển cuộc gọi và chuẩn trong VoIP:
• H.323 - Đặc tả ITƯ-T cho việc gửi thoại, video và dữ liệu qua một mạng. Đặc tả H.323 bao gồm các chuẩn liôn quan, như là H.225 (điều khiển cuộc gọi), H.235 (bảo mật), H.245 (thương lượng phương tiện và thông số) và H.450 (các dịch vụ bổ sung).
• MGCP - Giao thức điều khiển cổng phương tịện, một bản thảo chuẩn của Internet Engineering Task Force (IETF) cho điều khiển các cổng thoại qua mạng IP.
• SIP - Giao thức khởi đầu phiên, được mô tả trong IETF RFC 2543, cho phép các thiết bị cuối (endpoint hay gatevvay) thông minh hơn, các dịch vụ cải tiến cuộc gọi tại lớp điều khiển cuộc gọi.
VoIP sử dụng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP) cho luồng phương tiện hoặc luồng thoại. RTP sử dụng ƯDP làm giao thức vận tải. Lưu lượng báo hiệu thoại thường sử dụng TCP để truyền. Lớp IP cung cấp định tuyến và địa chỉ lớp mạng, các giao thức lớp liên kết dữ liệu điểu khiển và định hướng truyền dần thông tin trên phương tiện vật lý.
66 Kỹ thuật thoại trên IP - VoIP
Hình 3.17. Bộ giao thức VolP.
3.9.1. Giao thức RTCP - R eal Time Transport Control Protocol
Mặc dù giao thức RTP là một giao thức độc lập nhưng thường được hỗ
trợ bởi giao thức RTCP. RTCP trả về nguồn thông tin về 8ự truyền thông
và các thành phần đích. Giao thức điều khiển này cho phép gửi về nguổn các thông số về bên thu và tự thích nghi với bên phát về kiểu nén tín hiệu và điều chỉnh lưu lượng dữ liệu cho phù hợp với bên phát.
Định dạng của header:
Version Reception Report Count
Packet type Length
Reception Report Count: Số khối thơng báo nhận được trong gói này.
3.9.2. SGCP (Sỉmple Gateway Control Protocoi)
SGCP cho phép các phần tử điều khiển cuộc gọi điều khiển các kết nối giữa các gateway VoIP trung kế, thường trực và cả kiểu truy cập. Mặc dù những gateway này nhắm đến những thị trường khác nhau, tấ t cả đều chuyển thoại ghép kênh phân thời gian (TDM) thành thoại gói. Các phần tử điều khiển cuộc gọi thường gọi là Media Gateway Controllers (MGC) hoặc các đại lý cuộc gọi (call-agent).
SGCP là kiến trúc mà việc trao đổi tin tức diều khiển cuộc gọi ở bên
được gọi là call-agent. Trong trường hợp này, một hoặc nhiều call-agent có thể tham gia trong một cuộc gọi.
SGCP được dùng để thiết lập, duy trì và kết thúc các cuộc gọi qua mạng IP. Điều này dược thực hiện bởi việc điều khiển các kết nối được yêu cầu giữa các đầu cuối mong muốn và tương ứng. Xác nhận các cuộc gọi và các kết nối không nằm trong phạm vi giao thức này. SGCP không chứa kỹ thuật bảo mật cho việc thiết lập không được xác thực hoặc bị can thiệp. Tuy nhiên đặc tả này mong muốn rằng tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên những kết nối Internet an toàn.
SGCP bao gồm xử lý endpoint và xử lý kết nối. Dịch vụ SGCP cho phép call agent hướng dẫn gateway tạo kết nối, biến đổi, xóa và thơng báo cho các call agent về các sự kiện xảy ra tại gateway. Giao thức SGCP có những primitive hay lệnh sau:
• NotỉficationRequest: Các call-agent phát ra lệnh này để hướng dẫn các
gateway dò sự kiện như oữhook hoặc các tone DTMF.
• Notiỷỳ: Các gateway dùng lệnh này để giám sát các sự kiện call-agent.
• CrecUeConnectỉon: Các call-agent dùng lệnh này để tạo ra các kết nối
đến endpoint trong gateway.
• ModiỷỳConnection: Các calỊ-agent phát ra yêu cầu này để thay đổi các
thông số kết nối đã thiết lập. Có thể sử dụng lệnh này để thay đổi đường dẫn âm thanh RTP một gateway vào ra đến một gatevvay vào ra khác.
• DeleteConnection: Các call-agent và gateway sử dụng lệnh này để cắt
những kết nối đang thực hiện.
3.9.3. MGCP (Medỉa Gateway Control Protocol)
MGCP là sự phát triển kết hợp của SGCP và IPDC. MGCP cũng dựa trên mơ hình tương tự như SGCP bao gồm các endpoint và các kết nối.
Như SGCP, MGCP còn thêm 3 chức năng khác nữa:
• EndpoỉntConfíguration: Call-agent dùng lệnh này để yêu cầu gatevvay
xác định kiểu râ hóa ở phía đường truyền kết nối tái endpoint.
• A uditE ndpoint và AuditConnectỉon: Call-agent dùng lệnh này để kiểm
tra trạng thái và một kết nối ở một endpoint,
• Restartỉn-Progress: Gateway dùng lệnh này để báo hiệu cho call-agent
khi nào các endpoint ra khỏi dịch vụ hoặc quay ỉại dịch vụ. Các giao thức sẽ được trình bày kỷ hơn ở chương sau.