Nhận xét về tổ chức công tác kế toán chi phí giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su sao vàng (Trang 30 - 32)

Tổ chức công tác kế toán chi phí giá thành của Công ty cao su Sao Vàng t- ơng đối phức tạp. Công ty đã theo dõi các loại chi phí một cách rõ ràng, đầy đủ. Công đoạn tính giá thành đợc công ty sử dụng hệ thống các chỉ tiêu định mức xác thực đáp ứng đợc yêu cầu quản lý.

Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật kí- Chứng từ đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Ngoài ra công ty còn sử dụng sổ 154, là một công cụ để thực hiện tính giá thành trên máy tính, sổ này mang hình thức của một bảng tổng hợp chi phí làm cơ sở để vào bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, hệ thống sổ sách của Công ty vẫn cha hoàn chỉnh. Ví dụ, ở Bảng tính giá thành sản phẩm sau khi phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm thì kế toán tập hợp thẳng vào sổ đó chính là tổng giá thành sản phẩm sản xuất mà không có cột chi tiết sản phẩm dở dang đầu kì và dở dang cuối kì. Nh vậy, về việc áp dụng sổ sách đợc công ty thực hiện tơng đối tốt song để tính giá theo hình thức Nhật kí- chứng từ trên máy tính thì lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm Excel để tính giá thành sản phẩm nhng phần mềm này không áp dụng đợc hình thức Nhật kí- chứng từ do đó công ty vừa hạch toán trên máy vừa hạch toán thủ công.

Trong việc hạch toán chi phí bán thành phẩm, Công ty hạch toán cha rõ ràng, không tính giá đầy đủ cho bán thành phẩm, trong khoản mục tính giá thành của bán thành phẩm chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí khác đợc tập hợp rồi phân bổ cho số lợng sản phẩm sản xuất đợc. Do đó giá thành bán thành phẩm tính không chính xác.

Ngoài ra, hiện tại Công ty cao su Sao Vàng không hạch toán phần bảo hiểm y tế- là một chỉ tiêu để tính giá thành vào chi phí sản xuất mà lại hạch toán vào tài khoản 642- chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho giá thành sản phẩm tính đợc cha chính xác.

Các yếu tố chi phí trong sản phẩm dở dang không có chi phí nhân công trực tiếp và khoản mục các chi phí sản xuất chung khác vì đây là những chi phí chỉ phân bổ cho sản phẩm nhập kho. Chi phí sản xuất chung khác ở Cao su Sao Vàng là các chi phí bằng tiền, chi phí thuê ngoài, có thể giá trị nhỏ và không thờng xuyên thì không cần xác định giá trị sản phẩm dở dang nhng khoản mục tiền l- ơng phải trả công nhân sản xuất là một khoản mục lớn nếu không xác định giá trị sản phẩm dở dang thì giá thành tính đợc sẽ không chính xác.

Hiện nay, Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung đều theo một công thức nh em đã trình bày mà không có ớc tính giá trị sản phẩm tơng đơng. Phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang này là phù hợp với các sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn nh săm lốp xe đạp. Vì đối với các sản phẩm này, dở dang là vì cha hào thành thủ tục nhập kho. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm dở dang này là không hợp lý đối với các sản phẩm cao su kĩ thuật có chu kì sản xuất dài hơn. Bởi trong giá trị sản phẩm dở dang, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp đã kết tinh tất cả vào giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ nhng các chi phí chế biến còn lại mới chỉ kết tinh một phần giá trị vào trong đó. Việc xác định nh đang áp dụng làm cho giá trị sản phẩm dở dang không còn chính xác so với giá trị thực có. Vì vậy, mà dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bị sai lệch.

Ngoài ra đối với các khoản thiệt hại trong sản xuất, phòng kế toán không theo dõi những khoản chi phí này mà đợc theo dõi riêng tại xí nghiệp, nơi trực tiếp phát sinh các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. Do đó, không tính đợc những khoản chi phí này vào giá thành sản phẩm.

Công ty Cao Su Sao Vàng không phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức hay sản phẩm hỏng ngoài định mức. Tại các xí nghiệp sản xuất chính có theo dõi các sản phẩm có thể sửa chữa đợc và cuối kỳ coi đó là sản phẩm dở dang để kỳ sau sửa chữa. Các sản phẩm hỏng nhiều đợc coi là phế liệu. Nh vậy, toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đợc đều hạch toán vào chi phí sản xuất và chuyển vào tổng giá thành sản phẩm.

Hạch toán sản phẩm hỏng nh vậy làm cho giá trị hàng tồn kho cao, ảnh h- ởng đến nhiều kỳ sản xuất - kinh doanh của Công ty và là một vấn đề không hợp lý trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Và hiện tại công ty cũng không thực hiện trích trớc chi phí thiệt hại trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su sao vàng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w