BÀI TẬP MẢNG (ARRAY)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 30 - 31)

MẢNG (ARRAY)

Lý thuyết

1. Mảng là gì? Trường hợp nào thì sử dụng mảng? 2. Bảng ghi là gì? Trường hợp nào thì sử dụng bảng ghi? 3. Tập hợp là gì? Trường hợp nào thì sử dụng kiểu tập hợp?

4. Tình bày các cách khai báo kiểu, biến, hằng mảng, bảng ghi, tập hợp và cho ví dụ minh họa.

5. Trình bày các thao tác truy xuất trên mảng, bảng ghi, tập hợp. Cho ví dụ minh họa từng trường hợp.

Thực hành

6. Viết chương trình nhập vào một mảng, hãy xuất ra màn hình:

- Phần tử lớn nhất của mảng. - Phần tử nhỏ nhất của mảng.

- Tính tổng của các phần tử trong mảng.

7. Viết chương trình nhập vào một dãy n số thực a[0], a[1],..., a[n-1], sắp xếp dãy số theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. In dãy số sau khi sắp xếp.

8. Viết chương trình sắp xếp một mảng theo thứ tự tăng dần sau khi đã loại bỏ các phần tử trùng nhau.

9. Viết chương trình nhập vào một dãy các số theo thứ tự tăng, nếu nhập sai quy cách thì yêu cầu nhập lại. In dãy số sau khi đã nhập xong. Nhập thêm một số mới và chèn số đó vào dãy đã có sao cho dãy vẫn đảm bảo thứ tự tăng. In lại dãy số để kiểm tra.

10. Viết chương trình nhập vào một ma trận (mảng hai chiều) các số nguyên, gồm m hàng, n cột. In ma trận đó lên màn hình. Nhập một số nguyên khác vào và xét xem có phần tử nào của ma trận trùng với số này khơng ? Ở vị trí nào ? Có bao nhiêu phần tử? 11. Viết chương trình nhập vào một mảng số tự nhiên. Hãy xuất ra màn hình:

- Dịng 1: gồm các số lẻ, tổng cộng có bao nhiêu số lẻ. - Dịng 2: gồm các số chẵn, tổng cộng có bao nhiêu số chẵn. - Dòng 3: gồm các số nguyên tố.

- Dịng 4: gồm các số khơng phải là số nguyên tố.

12. Viết chương trình thực hiện việc đảo một mảng một chiều.

Ví dụ: 1 2 3 4 5 7 9 10 đảo thành 10 9 7 5 4 3 2 1 .

13. Viết chương trình thực hiện việc trộn hai dãy có thứ tự thành một dãy có thứ tự. u cầu khơng được trộn chung rồi mới sắp thứ tự. Khi trộn phải tận dụng được tính chất đã sắp của hai dãy con.

trình định nghĩa hàm tính số lớn nhất của 2 số thực và sử dụng hàm này để tìm số lớn nhất trong mảng nói trên.

Hướng dẫn: xây dựng hàm tìm số lớn nhất của 2 số thực. Nhập vào mảng

rồi gọi hàm vừa định nghĩa.

float max_xy(float x, float y){ return x>y?x:y;

}

void main(){

float m[100], max; int n;

printf(“Nhap vao so phan tu n cua mang: ”); scanf(“%d”,&n); for(int i=1;i<=n;i++) scanf(“%f”,&m[i]); max=m[1]; for(i=2;i<=n;i++) max=max_xy(max,m[i]); }

15. Viết chương trình trong đó có các hàm: Nhập dãy số, kiểm tra dãy số tăng dần, chèn một số vào vị trí thích hợp trong dãy tăng dần. Trong hàm main() yêu cầu nhập dãy số và một số. Kiểm tra nếu dãy số tăng dần thì chèn số vào vị trí thích hợp trong dãy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)