SWOT của sản phẩm bia Sài Gòn tại thị trường Campuchia

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY SABECO TẠI THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA (Trang 49 - 54)

2.3.1 Điểm mạnh

- Thương hiệu có uy tín chất lượng cao, đứng vị trí thứ 4 trong top 40 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam được cơng bố bởi Forbes.

- Đối với sản phẩm bia, Sabeco đã thành cơng trong việc tạo bản sắc riêng, vì khi khách quốc tế đến Việt Nam, họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn, là 333…

- Thương hiệu SABECO thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được

người tiêu dùng yêu thích và là niềm tự hào của Việt Nam

- Sabeco luôn hướng tới xây dựng các mối quan hệ hợp tác “cùng có lợi”, và lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, bằng cách xây dựng những chính sách phù hợp để những đối tác cùng tham gia và gắn bó lâu dài.

- Sabeco ln cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất,

đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Các công ty con của Sabeco luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng

công ty, phát triển thị trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở rộng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm. Sau cổ phần hóa, Sabeco hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con. Mơ hình này tạo nên những lực đẩy mới, trong đó cơng ty mẹ Sabeco chủ động về cơng nghệ, nhất là “bí mật” công nghệ sản xuất bia, để tạo khẩu vị và chất lượng đồng nhất trong tồn hệ thống sản xuất. Q trình này cũng mở ra thêm nhiều kênh phân phối, hình thành thêm các kênh phân phối trực tiếp phù hợp với yêu cầu mới.

- Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh

nghiệm

- Hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mơ hình

thành cơng của những tập đồn bia hàng đầu thế giới. Tám cơng ty cổ phần vừa được chuyển đổi tạo thành bộ khung để hình thành lên mạng lưới phân phối rộng khắp phủ kín tồn quốc, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cho sản phẩm của Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn và cũng là tiền đề cho việc phát triển thương hiệu Sabeco trên toàn thế giới.

- Thị trường xuất khẩu rộng lớn. Bia Sài Gòn đã được xuất khẩu sang 38 quốc gia:

Châu Âu: Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nga, Đan Mạch,

Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Áo, Ý, Đức, Romania;

Châu Á: Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn

Quốc , Thái Lan, Singapore, Bahrain, Israel;

Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Panama;

Châu Đại Dương: Úc, New Zealand, Kiribati

Châu Phi: Equatorial Guinea, Gabon, Cameroon, Ghana, Cộng hòa

Congo, Benin, Liberia và Sierra Leone.

2.3.2 Điểm yếu

- Lượng lớn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngồi, ảnh hưởng

đến chi phí và giá thành sản phẩm. Vấn đề nguồn ngun liệu ln gây khó khăn cho ngành đồ uống nói chung, biện pháp khả thi nhất cho các doanh nghiệp là phải chuẩn bị chu đáo trong việc kí kết mua bán ngun liệu,tìm hiểu diễn biến của thị trường,không chỉ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà cả với nguồn nguyên liệu trong nước như:gạo,hoa quả…Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng ngun liệu do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa phù hợp.

- Quy mô các nhà máy sản xuất cịn hạn chế, đầu tư mang tính chấp vá

- Chưa có giải pháp xử lý nước thải nơi khu vực đặt nhà máy,gây ô nhiểm môi trường. Điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tính Sabeco trong khi các doanh nghiệp khác đều hướng theo tiêu chí “Thân thiện với môi trường”.

- Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm.

2.3.3 Cơ hội

- Người Campuchia rất thích tiệc tùng, từ cưới hỏi, mừng thọ, sinh nhật, đám giỗ, đám ma, hay bất kỳ một lý do nào khác. Người dân thường tổ chức trong năm ngày liên tiếp với nhạc xập xình, ca hát và tụng kinh từ sáng sớm cho đến đêm khuya. Dù là nhân dịp gì, họ ln mở tiệc lớn dể mời người thân và bạn bè đến chia sẻ.

- Thị trường khá cởi mở, dễ dàng chấp nhận những thương hiệu mới

- Quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa hai nước ln được duy trì và ngày càng phát triển tốt đẹp. Chính phủ Campuchia ln dành những ưu tiên và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Campuchia

- Việt Nam và Campuchia gần gũi về địa lý, hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi; sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa đã khiến nhiều nhà đầu tư Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Campuchia.

- Sự ổn định chính trị: hiện nay Campuchia đã ổn định được chính trị.

- Hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, có nghĩa là các quy định quy tắc quốc tế cũng đang được thực hiện tại Campuchia.

- Khả năng hội nhập vào thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào cản về quota trên thị trường này. Đối với Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lớn khác cũng vậy, tồn bộ đều là miễn thuế và khơng áp dụng quota. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là Campuchia có một chính sách thương mại hồn tồn rộng mở.

2.3.4 Thách thức

- Đang tồn tại nhiều tên tuổi lớn trên thị trường bia như Tiger, Carsberg,… mức độ cạnh tranh sẽ rất gay gắt.

- Tâm lý của khách hàng Campuchia nhìn nhận các sản phẩm của Việt Nam là sản phẩm giá rẻ, có thể khơng chất lượng.

- Nền kinh tế đang phát triển với mơi trường pháp lý chưa hồn thiện sẽ là rào cản cho sự thâm nhập của các sản phẩm nước ngồi

- Nền chính trị trong giai đoạn phục hồi sau bất ổn là là khó khăn cho nền kinh tế và thị trường tài chính -> gia tăng rủi ro khi đầu tư tại thị trường Campuchia.

- Mức thuế suất nhập khẩu vào Campuchia còn cao. Ví dụ, thuế suất nhập khẩu Campuchia áp dụng cho Việt Nam từ 35-45%, có loại lên tới 50-60%. cộng với thuế VAT khơng hồn lại 10%; việc hàng hóa trốn thuế và gian lận thương mại còn phổ biến làm cho hàng hóa chính ngạch của Việt Nam khơng thể cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.

CHƯƠNG 3 : CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA CỦA SẢN PHẨM BIA SÀI GỊN

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING BIA SÀI GÒN CỦA CÔNG TY SABECO TẠI THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)