ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM

Một phần của tài liệu MÔ tả tóm tắt về dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN tôm số 2 CÔNG TY TNHH THỦY sản THÔNG THUẬN – NINH THUẬN (Trang 32 - 37)

3.1 Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án được hoàn thành dựa trên các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng dự án để đánh giá các tác động của các chất thải, việc sử dụng tài nguyên đến môi trường sinh thái khu vực.

Phương pháp nhận dạng: liệt kê từng yếu tố tác động để phân tích, đánh giá từng yếu tố cụ thể sau đó đưa ra các phương án giảm thiểu cho từng yếu tố đã liệt kê.

Phương pháp khảo sát hiện trường: thực hiện ghi nhận tất cả các yếu tố mang tính đặc thù tại hiện trường lơ như: địa hình, cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp.

Phương pháp chuyên gia: dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá tác động môi trường.

3.2 Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị xây dựng

Tác động chính của dự án đến mơi trường giai đoạn này là hoạt động thu hồi đất để triển khai dự án làm ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân có đất bị thu hồi và phải di chuyển đến chổ ở mới. Nhưng do khu đất nằm trong cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng nên hoạt động thu hồi đất và nhà của người dân trong phạm vị khu vực dự án này là khơng có nên tác động của hoạt động thu hồi đất và nhà của người dân đối với dự án này là khơng có.

3.3 Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn thi công xây dựng

3.3.1. Chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chủ yếu là chất thải sinh hoạt công nhân, chất thải từ

hoạt động giải phóng mặt bằng và chất thải phát sinh trong q trình xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án thải ra.

a. Chất thải sinh hoạt công nhân

Lượng thải và thành phần: Căn cứ vào tiến độ và quy mơ xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án, chúng tôi xác định được tổng số công nhân làm việc giai đoạn thi công xây dựng trung bình khoảng từ 30-45 người. Với số lượng cơng nhân này, chúng tôi xác định được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt công nhân phát thải hàng ngày khoảng từ 20-30kg/ngày. Thành phần chất thải phát sinh từ nguồn này chủ yếu là thức ăn dư thừa; bao bì, chai lọ bằng nhơm, nhựa và giấy các loại là chính.

- Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: Do lượng thải không nhiều và thành phần chất thải từ nguồn thải này chủ yếu là thức ăn dư thừa; bao bì, chai lọ bằng nhơm, nhựa và giấy các loại nên mức độ tác động đến môi trường là không lớn, nhưng nếu không được thu gom, xử lý sẽ phát sinh mùi hôi thối, ruồi nhặng và làm mất cảnh quan khu vực nên phải tổ chức thu gom và xử lý loại chất thải này để không ảnh hưởng đến mơi trường.

b. Chất thải phát sinh từ giải phóng mặt bằng

Do khu vực triển khai dự án là ruộng, rẫy nên chất thải là cây bụi, cỏ, rác thải ra từ hoạt động giải phóng mặt bằng đối với dự án này là khơng có nên tác từ hoạt động giải phóng mặt bằng đối với dự án này là khơng nhiều.

- Dự báo lượng thải và thành phần: Qua khảo sát thực tế tại một số cơng trình đang thi cơng xây dựng như: Dự án xây dựng Nhà bảo tàng tỉnh Ninh Thuận nằm ở đường 16 tháng 4, Dự án xây dựng chợ Mương Cát ở phường Thanh Sơn, Dự án xây dựng Trung tâm Văn hoá Chăm trên đường Tô Hiệu của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm,…Kết quả thu thập được như sau: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng tại các dự án này thải ra trung bình khoảng từ 1-2 m3/dự án/ngày. Thành phần chất thải chủ yếu là: xi măng và ván làm cốt pha hư hỏng, gạch vỡ, sắt vụn và bao bì dựng xi măng, vơi vữa thải ra là chính. Từ số liệu thu thập được trên, chúng tơi tính ước tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng của dự án này khoảng từ 05-09m3/ngày và thành chất thải cũng tương tự như loại chất thải của các dự án trên.

- Dự báo mức độ tác động của chất thải này đến môi trường: Do thành phần chất thải là chất trơ, không chứa thành phần chất thải nguy hại nên mức độ tác động đến môi trường là không nhiều.

3.3.2 Nước thải a. Nước thải sinh họat

- Nguồn phát sinh: Nguồn phát sinh nước thải giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của các cán bộ làm công tác quản lý dự án, ăn nghỉ tại công trường (Các nhân sự khác không ăn, ngủ sinh hoạt tại công trường). Căn cứ theo định mức sử dụng nước, chúng tơi tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt công nhân giai đoạn này thải ra khoảng 0,9m3/ngày. Và theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì thành phần và nồng độ trung bình của các chất ơ nhiễm đối trong nguồn nước thải sinh hoạt như sau:

STT Thơng số Đơn vị tính Nồng độ trung

bình

Quy chuẩn Việt Nam cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT 1 Ph - 7,2-7,5 5-9 2 Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 350 100 3 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 800 500 4 BOD5 mg/l 200 50 5 Ni trat (NO3-) mg/l 60 40 6 Tổng Coliform MNP/100ml 106 -109 5000

- Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: So với quy chuẩn Việt Nam cho phép, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, nếu không thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh dự án và nguồn nước tiếp giáp với cụm công nghiệp.

b. Nước do mưa chảy tràn

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tơi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng và qua hố ga, lắng lọc trước khi đấu nối vào hệ thống thóat nước mưa của cụm cơng nghiệp.

3.3.3. Bụi, khí thải và tiếng ồn

Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn giai đoạn này chủ yếu là từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động san lấp mặt bằng và thi công xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án.

a. Về bụi, khí thải và tiếng ồn từ xe vận chuyển cát san lấp mặt bằng

- Về tải lượng và thành phần:

Theo tính toán, nhu cầu cát san lấp và nâng cốt nền cơng trình của dự án này khoảng 110.000 m3, với lượng cát này mỗi ngày có 25 chuyến xe có tải trọng 16 tấn (khoảng 03 chuyến/giờ) ra vào dự án để cung cấp cát cho hoạt động san lấp mặt bằng của dự án. Theo thống của Tổ chức y tế Thế giới thì tải lượng phát thải các chất ô nhiễm đối với xe tải trọng từ 16 tấn khi chạy có tải (sử dụng nhiên liệu dầu DO hoặc Diesel có hàm lượng lưu huỳnh 1%) phát thải trên 01 km đường vận chuyển như sau:

+ Bụi : 1.190 mg/xe.km. + SO2 : 786 mg/xe.km. + NO2 : 2.960 mg/xe.km. + CO : 1.780 mg/xe.km. + VOC: 1.270 mg/xe.km.

- Dự báo mức độ tác động của bụi và khí thải đến mơi trường xung quanh: Với mức độ phát thải các chất ô nhiễm như trên cùng với đường vận chuyển từ mỏ cát về đến dự án hầu hết là đường nhựa nên tác động của bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển cát san lấp đến đời sống các hộ dân sống dọc theo các đường vận chuyển theo đánh giá của chúng tôi là rất ít.

b. Về bụi, khí thải và tiếng ồn từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi cơng các hạng mục cơng trình

Căn cứ vào lượng sử dụng nguyên vật liệu và tiến độ thi công xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án đã được xác định, mỗi giờ dự án này có khoảng 06 chuyến xe ra vào khu vực dự án để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ thi cơng xây dựng các hạng mục cơng trình.

Với mật độ xe vận chuyển như trên, hiện tại xung quanh khu vực dự án chủ yếu là ruộng, rẫy, đất trống, khơng có dân cư sinh sống nên tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt vận chuyển nguyên vật liệu ở giai đoạn thi cơng xây dựng các hạng mục cơng trình của dự án này đến khu vực xung quanh là rất ít.

3.3.4. Tiếng ồn

- Nguồn phát sinh tiếng ồn giai đoạn này chủ yếu từ máy ủi san ủi mặt bằng trước khi thi công xây dựng và từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác thi công xây dựng.

- Dự báo mức ồn và tác động của tiếng ồn: Theo dự báo của chúng tôi mức ồn do các hoạt động này gây ra cao nhất là 90 dBA, với mức ồn này dùng công thức suy giảm độ ồn khi lan truyền trong mơi trường khơng khí, chúng tơi xác định được khi máy ủi hoạt động thì phạm vi ơ nhiễm tiếng ồn từ hoạt động này là 30m. Hiện tại quanh khu vực dự án, trong phạm vi bán kính 30m là ruộng, rẫy, đất trống, khơng có dân cư sinh sống nên tác động của tiếng ồn từ hoạt động san ủi gây ra cho khu vực xung quanh theo đánh giá của chúng tơi là rất ít.

3.3.5. Dầu nhớt thải

Nguồn phát sinh dầu mỡ thải của dự án: Là từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển của dự án thải ra là chính. Nhưng do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án này chủ yếu là của nhà cung cấp ngun vật liệu nên dự án này khơng có phát sinh dầu, nhớt thải từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển.

3.3.6. Tác động đến tơn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử

Do dự án này nằm trong cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng nên các tác động của dự án này đến tôn giáo, tín ngưỡng và di tích lịch sử là khơng có.

3.3.7. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Do dự án này khơng có hoạt động đào đất, đá, khai thác nước dưới đất để sử dụng và cũng khơng có hoạt động ngăn dịng chảy các sơng, suối, khơng chặt phá rừng nên các rủi ro và sự cố mơi trường như: Xói mịn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ biển; thay đổi mực nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thối các thành phần mơi trường; biến đổi vi khí hậu đối dự án này là khơng có.

CHƯƠNG 4

DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁCTÁC ĐỘNG XẤU , PHỊNG NGỪA VÀ ỨNG PHĨ

Một phần của tài liệu MÔ tả tóm tắt về dự án NHÀ máy CHẾ BIẾN tôm số 2 CÔNG TY TNHH THỦY sản THÔNG THUẬN – NINH THUẬN (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)