gian qua
Về thể chế, Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện tương đối đồng bộ hệ thống quy định pháp luật về xây dựng, phát triển nhân lực hành chính nhà nước. Nhà nước đã ban hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc sử dụng, tạo nguồn lực và hồn thiện chính sách theo từng nhóm nhân lực khác nhau phù hợp với từng loại tổ chức hành chính, cụ thể như sau:
Một là,Luật Cán bộ, cơng chức đã quy định rõ, có tính phân biệt sự khác nhau giữa cơng chức và viên chức trong nguồn nhân lực hành chính. Đó là sự thay đổi tư tưởng về xây dựng thể chế theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đó các định chế được xác định ở các văn bản luật thay thế các quy phạm hành chính nói chung và từng nhóm nhân lực hành chính nói riêng.
Hai là, hoạt động xây dựng đội ngũ nhân lực hành chính nhà nước được quy định ở tầm luật và các văn bản hướng dẫn thi hành định chế hành chính trong tuyển dụng, sử dụng (bổ nhiệm, luân chuyển, các chế tài khen thưởng và kỷ luật…) từng bước được hoàn thiện.
Ba là, các nguồn lực cho phát triển đội ngũ công chức ngày càng được quan tâm tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Đó là nguồn ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực thi nhiệm vụ, công vụ... Việc nâng cấp điều kiện làm việc cũng được quan tâm đầu tư một cách đáng kể từ trụ sở, văn phòng làm việc, trang thiết bị hiện đại theo hướng đáp ứng hoạt động công vụ ngày càng tăng.
Về phương thức đánh giá công chức (chủ yếu về kỹ năng, hiệu quả phục vụ xã hội và cộng đồng): với sự hỗ trợ, hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, Việt Nam hiện nay đã sử dụng nhiều tiêu chí, phương pháp đo lường chất lượng thông qua các chỉ số định lượng, thay thế nhiều tiêu chuẩn định tính trong đánh giá chất lượng cơng vụ và cơng chức. Ví dụ, các Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS)... Đó là các bộ tiêu chí quan trọng, có tính khách quan trong thẩm định chất lượng và hiệu quả hoạt động quản trị quốc gia của cơ quan hành chính, trong đó nhân lực hành chính đóng vai trị trụ cột; tạo môi trường cạnh tranh về dịch vụ công nhằm thu hút đầu tư vào từng địa phương một cách công bằng, công khai, thân thiện.