Thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 145 - 149)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

4.2.2. Thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Đội ngũ cán bộ DTTS và cơng tác cán bộ DTTS ln có vai trị, vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của cả nước nói chung. Ở phạm vi khu vực miền núi Tây Bắc - địa bàn tập trung đông đồng bào DTTS - vai trị và vị trí này lại càng được thể hiện sâu sắc. Trong tồn bộ quy trình của cơng tác cán bộ DTTS, từ công tác đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ đến cơng tác ln chuyển và thực hiện chính sách cán bộ DTTS, nếu có nhận thức đúng thì sẽ có cơ sở tổ chức thực hiện đúng, sát hợp với tình hình thực tế, phát huy được vai trị của các đơn vị, tổ chức, lực lượng trong quá trình thực hiện.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là một nội dung cơng tác quan trọng, có sự tham gia tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Trọng tâm là hệ thống chính trị, với vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng các cấp, sự chỉ đạo của HĐND, UBND các cấp, vai trò phối hợp quan trọng của MTTQ, đoàn thể, các cơ quan đơn vị. Ngồi ra, cịn có vai trị tham gia của các lực lượng xã hội (các thiết chế dòng họ, bản làng, dân tộc,...), vai trị tham gia của gia đình. Để đưa tới kết quả quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, cũng không thể thiếu được ý thức tự giác, nỗ lực vượt khó vươn lên của bản thân mỗi cá nhân, cán bộ người DTTS. Để đưa tới kết quả cuối cùng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, yêu cầu thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là rất quan trọng. Việc thống nhất nhận thức này phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức, các lực lượng, nếu còn hiện tượng, biểu hiện nhận thức “không đồng đều”, “không đầy đủ” giữa các tổ chức, các lực lượng sẽ không đảm bảo sự vững chắc, hiệu quả thực sự của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Trong thực tiễn, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động, vai trò của các cơ quan, đơn vị chức năng trong lãnh đạo và chỉ đạo các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là hết sức quan trọng. Điều này tác động trực tiếp tới những kết quả cũng như hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc. Bởi cùng những điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội tương đồng, tuy nhiên kết quả trong thực tiễn xây dựng cán bộ DTTS ở mỗi tỉnh với nhau, ở mỗi thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh với nhau, ở mỗi xã, thị trấn trong huyện với nhau nhiều khi khơng đồng nhất, thậm chí có sự khác biệt lớn. Mà nguyên nhân chính trong thực trạng này đến từ ý thức trách nhiệm và nhận thức chưa thực sự đầy đủ, thống nhất của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở mỗi địa phương.

Trong việc phát huy trách nhiệm, sức mạnh của mọi lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, cũng không thể thiếu được tinh thần và trách

nhiệm của cán bộ DTTS - chủ thể trực tiếp của quá trình đào tạo, bồi dưỡng - trong việc tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện và ý chí phấn đấu tự điều khiển bản thân mình, sửa mình cho phù hợp với những tiêu chí, u cầu địi hỏi khách quan của tình hình, nhiệm vụ mới. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ DTTS. Để tạo sự chuyển biển trong nhận thức của các chủ thể, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đó là cần phải làm tốt cơng tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho họ về vị trí, ý nghĩa của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể thông qua hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng ý thức, thái độ, trách nhiệm, thói quen của các chủ thể.

Xác định rõ điều này, các Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền MTTQ, đồn thể, các cơ quan đơn vị và cá nhân đội ngũ cán bộ DTTS về vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được đưa vào trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và được cụ thể hoá thành những nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch hành động,... Ở đó, việc nhất quán nhận thức sâu sắc trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các cơ quan đơn vị và trong mỗi cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được đặt ra hàng đầu.

Nhờ có nhận thức đầy đủ về việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS và vai trò của đội ngũ này, nên các Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc đã sâu sát, chú trọng lãnh đạo thực hiện các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được chú ý. Các chủ thể tham gia công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nhìn chung đều phát huy tinh thần chủ động, tích cực. Vượt qua những mặc cảm, tư ti, đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Tây Bắc đã nỗ lực vươn lên, trau dồi bản lĩnh chính trị và tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Qua 10 năm (2006-2016), các Đảng bộ tỉnh khu vực tây Bắc đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ DTTS tương đối ổn định, đáp ứng u cầu

nhiệm vụ chính trị của tỉnh nói riêng và nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn cịn tình trạng thiếu hụt cán bộ DTTS trong cơ cấu thành viên các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đặc biệt là ở cấp huyện/ thành phố và cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ DTTS có những phát triển về số lượng và chất lượng, tuy nhiên còn biểu hiện chưa đồng đều giữa các tỉnh của vùng, trong từng tỉnh, sự mất cân đối cịn diễn ra ở các cấp, cấp cơ sở có số lượng đơng cán bộ người DTTS, tuy nhiên trình độ của đội ngũ này ở một số nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những hạn chế này, thực chất đây là biểu hiện về nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Thực tế đó đặt ra vấn đề phải tiếp tục đổi mới nhận thức đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Thứ nhất, để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

DTTS, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong toàn bộ hệ thống chính trị các tỉnh. Từ đó, làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, trước hết là những cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của từng cấp, từng ngành nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội, thực hiện có hiệu quả cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Cần thống nhất quan điểm, tư tưởng trong các cấp ủy Đảng, chính quyền MTTQ, đồn thể, các cơ quan đơn vị và cá nhân đội ngũ cán bộ DTTS về vai trò, ý nghĩa của đội ngũ cán bộ DTTS, tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Với những ưu điểm nổi bật, đội ngũ cán bộ DTTS đã và ngày càng giữ vai trò quan trọng tới sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Tây Bắc. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS có ý nghĩa trực tiếp tới kết quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự nghiệp cách mạng ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Thứ hai, đa dạng và hiệu quả hơn các hình thức tuyên truyền về vai trò

của đội ngũ cán bộ DTTS và tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Công tác tuyên truyền phải làm nổi bật những ưu điểm, thế

mạnh và những đóng góp của đội ngũ cán bộ DTTS. Đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, công tác tuyên truyền phải khách quan làm rõ những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục nâng cao nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, trong mỗi cán bộ DTTS và của toàn xã hội.

Thứ ba, tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc quán

triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS trong các cấp ủy Đảng, chính quyền MTTQ, đồn thể, các cơ quan đơn vị. Có cơ chế khen thưởng, động viên các tập thể thực hiện nghiêm túc, sâu sát, ngược lại, có hình thức kỷ luật phù hợp với các tập thể buông lỏng, xem nhẹ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w