Cao Tiến Dũng Công ty THHH Tư Vấn Sóng Xanh

Một phần của tài liệu QUẢN lý PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN góp PHẦN xóa đói, GIẢM NGHÈO KHU vực NÔNG THÔN ở nước TA HIỆN NAY (Trang 25)

Ths. Hồ Thúy Ái – Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Tóm tắt

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đánh giá tác động của các nhân tố khác nhau như chi tiêu chính phủ (CTCP), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ giá thực đa phương (REER) và thu nhập của các đối tác thương mại chính của Việt Nam (Ytg) lên CCTM của Việt Nam dựa vào số liệu thu thập được trong giai đoạn 1990 – 2011, từ đó tìm ra đâu là nhân tố tác động mạnh nhất tới CCTM của Việt nam. Một số công cụ kinh tế lượng được sử dụng như kiểm định nghiệm đơn vị ADF, lý thuyết đồng liên kết và mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn có sự tồn tại mối quan hệ giữa các nhân tố tới CCTM trong đó CTCP, REER, FDI, Ytg đều có tác động tiêu cực tới CCTM của Việt Nam trong dài hạn.

Từ khóa: Cán cân thương mại, FDI, thu nhập của đối tác thương mại, chi tiêu chính phủ, đồng liên kết, tỷ giá thực đa phương.

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

ThS. Trần Việt Thảo Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Yêu cầu phát triển thương mại bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt hiện nay chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và đang thực hiện các cam kết FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn.

Việc phát triển thương mại theo yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, mơi trường. Bài viết tập trung phân tích thực trạng phát triển thương mại bền vững tại Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ khóa: Thương mại, phát triển, bền vững, hội nhập

QUAN ĐIỂM BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG(TPP)

ThS.Phung Bich Ngoc Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Sau gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục tham gia đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những Hiệp định quan trọng. Lợi ích đầu tiên mà Việt Nam đạt được khi tham gia Hiệp định TPP chính là có cơ hội đàm phán với Hoa Kỳ để mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; giúp Việt Nam có điều kiện hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong q trình đàm phán với Hoa Kỳ về các quy định trong Hiệp định TPP, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - lĩnh vực khắt khe nhất mà Hoa Kỳ yêu cầu. Do đó, chúng ta phải có phương án hợp lý và đúng đắn để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước được tốt nhất. Bài viết tập trung đưa ra các quan điểm, lập luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trước những yêu cầu từ phía Hoa Kỳ.

Từ khóa: Sở hữu trí tuệ,hiệp định TPP

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BÀI HỌC CHO ĐÀ NẴNG

ThS. Nguyễn Nguyệt Nga Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Hội nhập quốc tế đặt Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trước nhiều thách thức và cơ hội mới. Thách thức mới khi Đà Nẵng đang phải cạnh tranh với nhiều thành phố du lịch trên thế giới, một trong những giải pháp Đà Nẵng lựa chọn là phấn đấu thành thành phố môi trường vào năm 2020. Để làm được điều này, Đà Nẵng cần tận dụng những kinh nghiệm quốc tế xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Hiện nay, bên cạnh các cơng cụ chiến lược và chính sách, các cơng cụ kinh tế cũng đang được sử dụng rộng rãi cho việc quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng cho thấy cần học tập việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn ở các nước. Phân tích sâu về thành phố Đà Nẵng cho thấy khi điều chỉnh cách thức sử dụng công cụ kinh tế sẽ làm người dân nhận thức chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường và góp phần cho Đà Nẵng đạt mục tiêu thành phố mơi trường năm 2020.

Từ khóa: Cơng cụ kinh tế, Chất thải rắn, Đà Nẵng, Hội nhập quốc tế

TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

ThS.Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích, đánh giá và kiểm định tác động của mở cửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, mở cửa thương mạị là biến giải thích, được đo bằng tỷ trọng của xuất nhập khẩu theo GDP, tăng trưởng kinh tế là biến được giải thích và đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người. Dữ liệu nghiên cứu từ năm 1976 đến năm 2010 được công bố trên Penn World Table, Version 7.1. Sử dụng mơ hình hồi quy để phân tích và xử lý dữ liệu với trợ giúp của phần mềm Eviews 6.0. Từ kết quả của mơ hình hồi quy rút ra một số kết luận như sau: (1) Có sự tác động tích cực của mở cửa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế đến GDP thực tế bình quân đầu người tại Việt Nam. (2) Nếu tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP lên 1% thì GDP thực tế bình quân đầu người tại Việt Nam tăng khoảng 1%. (3) Năm 1986 là mốc thời gian quan trọng để kết luận rằng kể từ đó nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ nét, cụ thể là GDP bình quân đầu người tại Việt Nam vào những năm sau năm 1986 tăng lên khoảng 33.62% so với giai đoạn 10 năm trước đó.

Từ khóa: Cơ hội, GDP, hội nhập, mở cửa thương mại (trade openness).

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

IMPACTS OF JOINING WTO ON VIETNAM’S EXPORTS

ThS Nguyễn Thùy Dương Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Gia nhập WTO đã có tác động rất lớn đến thương mại Việt Nam. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, xuất nhập khẩu Việt Nam đã có những chuyển biến khơng nhỏ từ kim ngạch, tỷ trọng, cơ cấu đến thị trường xuất nhập khẩu. Bài viết tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO tới thương mại Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu trong thời gian tới.

Từ khóa: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam

VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỨC CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Hoàng Thị Thanh Hằng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM

Tóm tắt

Hiện nay, gia tăng sức cạnh tranh của thị trường nội địa là rất quan trọng trong mơi trường cạnh tranh và hội nhập tồn cầu. Tuy vậy, để thị trường có thể hoạt động tốt, tính hiệu quả của thể chế có vai trị quyết định đầu tiên. Sự hội nhập thị trường nội địa với thị trường thế giới phải đi kèm các yếu tố phối hợp và xây dựng thể chế. Thể chế phải đóng vai trị là chất xúc tác và phục vụ cho các tương tác trên thị trường. Đồng thời giảm chi phí giao

dịch và duy trì sự hiệu quả của các giao dịch kinh tế. Hiệu quả của thị trường được thể hiện qua tính hiệu quả của thể chế. Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa thị trường và thể chế. Qua đó có thể thấy sự quan trọng của việc xây dựng và duy trì sự hoạt động hiệu quả của thể chế trong q trình phát triển. Sau đó những vấn đề về xây dựng và gia tăng sức cạnh tranh của thị trường Việt nam qua việc gia tăng sự hiệu quả của thể chế phục vụ thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay sẽ được bàn đến.

Từ khóa: Thể chế, Thị trường, Hội nhập, Chi phí giao dịch, Hiệu quả, Cạnh tranh

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

CN. Đặng Thị Thanh Bình Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Sau khi khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới xảy ra vào năm 2008, nền kinh tế của tất cả các quốc gia đều có sự suy giảm ở những mức độ khác nhau. Hoạt động thương mại, trong đó có xuất khẩu là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dưới tác động của khủng hoảng. Cũng như nhiều nền kinh tế khác, xuất khẩu của Việt Nam sau cơn bão khủng hoảng kinh tế đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cơ hội mở ra triển vọng mới để Việt Nam thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bài viết phân tích tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng đồng thời nhận diện những thách thức và cơ hội đối với xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của nước ta.

Từ khóa: xuất khẩu của Việt Nam, khủng hoảng kinh tế, thách thức và cơ hội.

ÁP DỤNG IFRS VÀ TÍNH RÕ RÀNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ÁP DỤNG TẠI HÀN QUỐC

MIN-HO JANG* and JOON-HWA RHO*

Chungnam National University, Korea

Tóm tắt

Việc tìm hiểu xem liệu các báo cáo tài chính có trở nên rõ ràng hơn sau khi áp dụng IFRS hay không là điều thú vị. Là một chuẩn mực kế tốn tồn cầu được xây dựng một cách nguyên tắc, IFRS chú trọng vào tính rõ ràng trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng bản ngữ. Tổ chức sáng lập IFRS kiểm sốt việc dịch thuật này. Do đó, cần nhanh chóng đánh giá xem liệu tính rõ ràng của báo cáo tài chính có được cải thiện sau khi áp dụng IFRS vào hệ thống kế tốn của các nước khơng nói tiếng Anh. Chúng tơi đã tìm hiểu tác động của việc áp dụng IFRS lên tính rõ ràng của báo cáo tài chính ở Hàn Quốc – quốc gia khơing sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mẹ đẻ. Hàn Quốc là một nền tảng tốt để thực hiện nghiên cứu này vì hiện ở đây có hai hệ thống chuẩn mực kế tốn cùng tồn tại trước khi áp dụng IFRS vào năm 2011. Tính rõ ràng

được đánh giá dựa trên sự dễ hiểu và nhất quán của báo cáo tài chính so với thời điểm trước đó. Việc đo lường tính rõ ràng của báo cáo tài chính được thực hiện bằng việc sử dụng chỉ số Flesch Reading Ease (chỉ số đo độ khó của văn bản). Chúng tơi so sánh 57 doanh nghiệp áp dụng IFRS và 164 doanh nghiệp không áp dụng chuẩn mực này để đánh giá tính rõ ràng của các báo cáo tài chính mà họ cơng bố. Kết quả đo lường cho thấy báo cáo tài chính được thiết lập dựa trên IFRS có độ rõ ràng thấp hơn chứ khơng cao hơn so với các báo cáo áp dụng chuẩn mực thông thường. Kết quả cũng chỉ ra rằng chỉ một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có tác động tích cực khi áp dụng IFRS vào báo cáo tài chính giúp báo cáo trở nên rõ ràng hơn. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa cả về học thuật lẫn chính sách.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CƠNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

TÀI TRỢ CHÍNH

Cơng ty Cổ phần tập đồn Trí tuệ Việt Tập đồn tài chính SVA

CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG TÀI TRỢ

Ngân hàng đầu tư và Khách sạn Saigontourane Công ty TNHH Tổng công ty Cổ phần Công ty AXA phát triển Việt Nam International Delta bảo hiểm Bưu Điện Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Cơng ty Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Việt Sin

TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

PGS.TS. Đỗ Minh Thành Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Bài viết phân tích khảng định trong nền kinh tế thị trường với q trình hội nhập quốc tế kế tốn - kiểm tốn Việt nam khơng chỉ đơn thuần là cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mô cũng như quan lý vi mô trong mỗi đơn vị mà đã phát triển trở thành hoạt động dịch vụ thương mại. Đồng thời bài viết đã phân tích các đặc điểm, vai trị của hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dịch vụ kế tốn, kiểm tốn trong tiến trình hội nhập. Trên cơ sở đó đã phân tích đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán kiểm tốn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kế tốn kiểm tốn trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm thực hiện các cam kết quốc tế

Từ khóa: Dịch vụ kế tốn – kiểm tốn, tiến trình hội nhập, cam kết quốc tế

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian gần đây (bằng nguồn thông tin thứ cấp), bài viết làm rõ những bất cập, hạn chế trong phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đó là: tỉ lệ thanh tốn bằng tiền mặt tại các ATM còn cao, dịch vụ thẻ ngân hàng tăng về số lượng nhưng chưa có chuyển biến đáng kể về chất lượng, hạ tầng kĩ thuật của hoạt động thanh toán bằng thẻ phát triển chưa rộng khắp, chất lượng hệ thống chưa đảm bảo, tình trạng tội phạm trong lĩnh vực thanh tốn thẻ có xu hướng gia tăng. Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ bốn nguyên nhân chính cản trở quá trình phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn của ngân hàng, đó là: do thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của dân chúng còn hạn chế, kinh tế “khơng chính thức” phát triển, vốn đầu tư cho cơng nghệ còn hạn chế và việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, mơi trường pháp lý chưa hồn thiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và nhận diện những thời cơ, thách thức đối với các NHTM Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và dịch vụ thẻ thanh toán của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: thẻ thanh tốn, máy ATM, máy POS, đơn vị chấp nhận thẻ.

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA THỊ

TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Trường Đại học Huế

Tóm tắt

Về bản chất, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh không đẹp, trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh khơng lành mạnh có ở tất cả các lĩnh vực của kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, do vậy, cũng tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội nên việc kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần được thực hiện trên tinh thần thận trọng; chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cần phải có các giải pháp mang tính đồng bộ khơng chỉ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm, các tổ chức

Một phần của tài liệu QUẢN lý PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN góp PHẦN xóa đói, GIẢM NGHÈO KHU vực NÔNG THÔN ở nước TA HIỆN NAY (Trang 25)

w