Đề cương đào tạo Kế tốn-Tài chính dành cho lãnh đạo
Kế toán quản trị là một khoa học dựa trên các số liệu kế toán tiến hành thu thập, xử lý, phân tích tổng hợp và thiết kế các thơng tin kế tốn thành các thơng tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
2.2- Chức năng
Kế tốn quản trị có 3 chức năng là hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra.
Hoạch định là việc xây dựng mục tiêu, chiến lược hoạt động, thiết kế thành các chương trình cụ
thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Tổ chức thực hiện: Để đạt được các chương trình đã được hoạch định, doanh nghiệp cần tiến
hành tổ chức thực hiện bằng cách thiết kế, sắp đặt các công việc cụ thể cho từng bộ phận, phịng ban, cá nhân trong doanh nghiệp. Đây chính là q trình kết nối các bộ phận trong một tổ chức, xác định dây chuyền thực hiệc công việc một cách chi tiết.
Kiểm tra là quá trình đánh giá kết quả cơng việc đã thực hiện, q trình kiểm tra có thể tiến hành
cả khi hồn tất cơng việc hoặc khi đã thực hiện một phần tiến trình cơng việc nhằm điều chỉnh các bước cụ thể tiếp theo.
2.3- Các phương pháp xác định chi phí
Chi phí có thể được phân loại theo chức năng của doanh nghiệp, phương tiện khai thác, hoạt động của doanh nghiệp, nội dung kinh tế, mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh, mức độ hoạt động.
Chi phí được phân loại theo chức năng của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, phân phối, quản lý, nghiên cứu, bán hàng…
Chi phí được phân loại theo phương tiện khai thác sử dụng trong doanh nghiệp như chi phí phát sinh tại cửa hàng, kho hàng, máy móc thiết bị, lao động…
Chi phí được phân loại theo hoạt động của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, sửa chữa, đại lý… Chi phí được phân loại theo nội dung kinh tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí cơng cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi và các loại chi phí khác bằng tiền.
Chi phí được phân loại theo cơng dụng kinh tế bao gồm chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí được phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả kinh doanh bao gồm chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ (là các chi phí mà ngay tại thời điểm phát sinh sẽ được ghi nhận vào báo cáo tài chính).
Chi phí được phân loại theo mức độ hoạt động bao gồm biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp (là các chi phí mà biến phí và định phí được pha trộn lẫn nhau).
2.4- Kiểm sốt chi phí
Mục đích của việc kiểm sốt chi phí là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kiểm sốt chi phí là cơng tác quản lý việc sử dụng các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp có hiệu quả và khơng chỉ đơn thuần là việc cắt giảm chi phí.
Cơng tác kiểm sốt chi phí có thể được tiến hành như sau:
(i) Xây dựng mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí
Định mức chi phí tiêu hao là việc lập ra các tiêu chuẩn để phân bổ chi phí một cách phù hợp. Định mức chi phí nên được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.
(ii) Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức
Chi phí phát sinh trong thực tế có thể khác biệt so với định mức lúc ban đầu. Để tránh những biến động gây thiệt hại lớn cho công ty, các bộ phận quản lý chi phí phải thường xuyên đánh giá các mức chênh lệch để làm rõ về sự hợp lý trong các khoản mục đã chi tiêu, đồng thời cũng nhận dạng được xu thế biến động trong các khoản vượt chi phát sinh.
(iii) Kiểm sốt chi phí thơng qua các trung tâm quản lý chi phí
Trung tâm quản lý chi phí có thể được phân loại theo địa giới hành chính, hoặc tính chất của từng loại cơng việc hoặc từng cá nhân đảm trách cơng việc đó. Việc phân chia chi phí ra thành nhiều trung tâm quản lý chi phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thu thập thơng tin về chi phí dễ dàng hơn, qua đó cung cấp thơng tin về chi phí phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.
Biện pháp giảm chi phí:
Để cắt giảm chi phí khơng hợp lý trong q trình hoạt động kinh doanh, nhà quản lý có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp
Đề cương đào tạo Kế tốn-Tài chính dành cho lãnh đạo
phận yếu kém của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thơng thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.
Bước 2: Nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông
thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại.
Bước 3: Nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm
chi phí địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên quan vì thơng thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.