Mặt tích cực – thuận lợi

Một phần của tài liệu 06_LethiThanhtruc (Trang 56 - 58)

Luật HN&GĐ 2014 ghi nhận chế định về chế độ tài sản theo thoả thuận giữa vợ chồng đã cho thấy có sự thay đổi lớn trong nhận thức của các nhà làm luật đối với chế độ tài sản giữa vợ chồng. Và khi chế định này được áp dụng trên thực tế cũng đã thể hiện được những điểm tích cực và tạo được thuận lợi ban đầu.

2.1.1 Mở ra thêm một sự lựa chọn mới về chế độ tài sản của vợ chồng cho các bên bên

Trước khi Luật HN&GĐ 2014 ra đời thì pháp luật chỉ cơng nhận duy nhất một chế độ tài sản giữa vợ chồng đó là chế độ tài sản pháp định. Tuy nhiên, từ khi Luật HN&GĐ 2014 ra đời, cụ thể tại Khoản 1 Điều 28 Luật này thì bên cạnh chế độ tài sản pháp định đã bổ sung thêm chế độ tài sản theo thỏa thuận và vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ này. Qua đó, cho thấy có sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà làm luật đối với chế độ tài sản giữa vợ chồng, đồng thời làm cho chế độ tài sản này khơng cịn cứng nhắc mà trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn.

2.1.2 Việc các bên lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ là cơ sở

Phân định rạch ròi về tài sản cho mỗi bên

Khi chế độ này được lựa chọn thì các bên buộc phải cung cấp thơng tin về những nguồn tài sản mà mình đang sở hữu, trên cơ sở đó xác lập nên văn bản thỏa thuận quy định rõ đâu là tài sản riêng và đâu là tài sản đưa vào tài sản chung, tài sản phục vụ nhu cầu đời sống. Nhờ vậy mỗi bên vợ, chồng phân định rạch ròi về tài sản để phục vụ cho nhu cầu riêng và chung của mình.

Bảo vệ tài sản của mỗi bên vợ, chồng

Ngoài việc thỏa thuận về tài sản thì trong văn bản thỏa thuận cịn quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản chung, riêng. Chính vì vậy, tài sản của mỗi bên sẽ được bảo vệ, đồng thời hạn chế tình trạng xâm hại hay phá tán tài sản thường diễn ra khi áp dụng chế độ tài sản theo pháp định.

Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng

Khi tiến hành thực hiện xác lập, thực hiện các giao dịch thì vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho bên thứ ba biết về những thông tin liên quan đến tài sản dùng để thực hiện giao dịch đó mà văn bản thỏa thuận sẽ là căn cứ để việc cung cấp thơng tin chính xác nhất. Nhờ vậy, việc xác lập, thực hiện các giao dịch sẽ thuận lợi và mang tính an tồn hơn cho vợ, chồng và đặc biệt là bên thứ ba.

Tạo điều kiện cho hoạt động tiêu dùng, kinh doanh riêng của mỗi bên

Chế độ tài sản này được áp dụng sẽ làm cho tài sản chung của vợ chồng ít hơn so với việc áp dụng chế độ tài sản luật định, mỗi bên vợ chồng sẽ có nhiều hơn các nguồn tài sản riêng và đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy việc tiêu dùng cá nhân của mỗi bên vào các nhu cầu vật chất, tinh thần. Ngoài ra, với nguồn tài sản riêng này thì vợ, chồng sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thỏa thuận hay ký kết các hợp đồng dịch vụ, đầu tư kinh doanh nhằm phục vụ cho nhu cầu cá nhân hay làm tăng khối lượng tài sản riêng của mình.

Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

Văn bản thỏa thuận về tài sản này sẽ là căn cứ để Tòa án xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung và đâu là tài sản phát sinh thêm để giải quyết tranh chấp. Nếu có khi ly hơn, văn bản thỏa thuận về tài sản được xem như luật riêng của các bên. Từ đó, Tịa án chỉ cần căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên nếu như sự thỏa thuận đó hợp pháp.

2.1.3 Hội nhập cùng thế giới

Quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận trên thế giới mặc dù có nhiều thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên về bản chất là tương đồng. Và với quy định này, các nước trên thế giới đã đưa vào áp dụng rất sớm nên việc chúng ta cần học hỏi, tiếp thu có chọn lọc là điều cần thiết. Ngồi ra, xu hướng kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam cũng đang tăng cao cho nên cần thiết phải có chế định này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra, đồng thời cũng để bảo vệ quyền tài sản của công dân Việt Nam và cơng dân nước ngồi khi tiến đến kết hơn.

Một phần của tài liệu 06_LethiThanhtruc (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w