TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN DU LỊC HỞ LÀO CA

Một phần của tài liệu ban-tin-so-11.2021-so-xuan-tan-suu- (Trang 28 - 30)

PHƯƠNG LINH

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển du lịch ở Lào Cai trong giai đoạn 2010-2020 không những tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch mà cịn góp phần tích cực thực hiện tiêu chí số 14.3 “Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo” trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nơng thơn mới.

Tạo động lực cho phát triển du lịch

Là một lao động nơng thơn, Anh Vàng A Bình, sinh năm 1993, thơn Nậm Cậy, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà cho biết: Năm 2019, được sự hỗ trợ từ Dự án Great “Thúc đẩy bình đẳng giới thơng qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” anh được hỗ trợ vay vốn để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; đồng thời, thông qua các lớp tập huấn, đào tạo về kiến thức du lịch tại huyện, anh Vàng A Bình và một số hộ trong thôn

đã được tiếp thu, nắm vững các kỹ năng làm du lịch cộng đồng. Đến nay mặc dù mới đón được hơn 60 đồn khách do chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid 19, thu nhập chưa được nhiều. Nhưng gia đình anh vẫn là hộ tiêu biểu của thơn và xã trong phát triển mơ hình du lịch homestay gắn với trồng chè hữu cơ (gia đình anh có trên 12 ha cây chè Shan). Vàng A Bình lạc quan tin tưởng về mơ hình du lịch homestay của gia đình và địa phương sẽ ngày càng phát triển, bởi với kiến thức được đào tạo về du lịch cộng đồng và đầu tư đúng hướng cùng với việc Bản Liền được huyện Bắc Hà phê duyệt là vùng trọng điểm du lịch, chắc chắn du lịch cộng đồng Bản Liền ngày càng khởi sắc.

Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp sau khi tham gia lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn áp dụng kiến thức được học vào phát triển kinh doanh du lịch - dịch vụ, phát huy thế mạnh, tiềm năng du lịch ở địa phương. Ơng Đinh Văn Thơ, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh cho biết: Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; cùng với sự chung tay của các cấp chính quyền, đến nay đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đã có sự thay đổi về chất; bởi thông qua công tác này đã thay đổi căn bản nhận thức của tầng lớp nhân dân về hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ.

Theo ơng Hồng Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai, nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ trên địa bàn ngày càng quan tâm tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cao nhằm phát triển bền vững như: Tập đoàn Sun group, Khách sạn Quốc tế Aristo, Khách sạn Amazing Sapa... Trường Cao đẳng Lào Cai và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường tập trung đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch như: Kỹ năng Du lịch cộng đồng; nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; Nghiệp vụ về khách sạn, pha chế đồ uống, chế biến thực phẩm... nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông- lâm-ngư nghiệp sang lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Lào Cai là một trong 6 tỉnh Tây Bắc đứng đầu về phát triển phát triển du lịch, bởi vậy việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng cho lao động nông thôn nhằm phát triển du lịch cộng đồng luôn được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Năm 2015, tồn tỉnh mới có 180 hộ

BÀI DỰ THI “VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG”

Giờ thực hành nghiệp vụ bàn của sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai.

kinh doanh dịch vụ nhà có phịng cho khách th (homestay) với khoảng 600 lao động nông thôn gần như chưa được đào tạo về nghề du lịch; hiện nay toàn tỉnh đã có gần 400 homestay với trên 2 nghìn lao động nơng thơn đã được đào tạo tập huấn về nghề du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Triển khai thực hiện Dự án Great “Thúc đẩy bình đẳng giới thơng qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch”, đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đào tạo bồi dưỡng cho hơn 100 hướng dẫn viên tại điểm ở Sa Pa, Bắc Hà và Bát Xát.

Thống kê cho thấy, giai đoạn 2010 - 2020 (đến hết năm 2020, Lào Cai có hơn 454 nghìn người trong độ tuổi lao động), tồn tỉnh có gần 121 nghìn lao động nơng thơn được học nghề, tăng 13,6% so kế hoạch Đề án, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chung của toàn tỉnh từ 27,8% năm 2010 lên 56,89% năm 2020, tăng 29% so với với năm 2010. Trong đó, có gần 34 nghìn lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho hơn 100 ngành/nghề với tổng kinh phí trên 82 tỷ đồng (riêng lĩnh vực du lịch - dịch vụ đã chiếm tới 20%). Hiệu quả lớn nhất trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thơn là đã góp phần chuyển biến nhận thức của các cấp chính quyền địa phương về công tác giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; giúp cho người lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số nhận thức đúng về việc học nghề để có trình độ tay nghề nhất định. Đặc biệt, họ còn được cung cấp những kiến thức về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm, cách bảo vệ môi trường và kiến thức về khởi nghiệp… Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần tích thực hiện tiêu chí số 14.3 “Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới đối với 54 xã trong tỉnh về đích nơng thơn mới.

Duy trì bền vững

Thực tế hiện nay cho thấy, một trong những khó khăn trong cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn gắn với phát triển du lịch đó là lao động có kỹ năng nghề du lịch cịn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp chưa đạt chuẩn quốc tế… Quy mô phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch thiếu đồng bộ, đăc biệt là nguồn lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; nguồn vốn vay tín dụng cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn để phát triển du lịch còn hạn chế. Tâm lý xã hội vẫn còn chú trọng việc học đại học, coi việc học nghề chưa phải là chỗ dựa vững chắc đối với việc lập nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm ổn định lâu dài của người lao động.

Với mục tiêu đến năm 2025, Lào Cai đón 10 triệu lượt khách, tổng thu về du lịch đạt 45 nghìn tỷ đồng, Lào Cai trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Bắc và phát triển Sa Pa thành Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành du lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Dự báo nhu cầu từ nay đến năm 2025 ngành du lịch cần khoảng 52 nghìn lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động nông thôn qua đào tạo, Lào Cai sẽ đào tạo mới cho trên 19 nghìn lao động các nhóm nghề du lịch - dịch vụ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đinh Văn Thơ cho biết, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đánh giá hiệu quả những chương trình đào tạo đã ban hành, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề lao động nơng thơn, trong đó chú trọng kế hoạch đào tào nghề du lịch sát với nhu cầu thị trường lao động. Các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo hướng gắn với đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với yêu cầu sản xuất; đẩy mạnh hỗ trợ lao động nông thôn khi học nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề.

Đặc biệt, các địa phương trong tỉnh, nhất là những vùng trọng điểm du lịch của tỉnh cần đẩy mạnh đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có. Đầu tư kinh phí đồng bộ, hỗ trợ về đào tạo nhân lực và tạo việc làm ổn định cho lao động theo các tuyến du lịch của địa phương. Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ các hộ gia đình kinh doanh lưu trú tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm, nhằm tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tập trung giải quyết việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân vùng giải phóng mặt bằng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những nỗ lực của chính quyền và người dân và cộng đồng đã và đang cho thấy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, nhất là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ là hướng đi ngắn nhất, bền vững nhất giúp các địa phương nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung hồn thành tiêu chí 14.3 “Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo” và tiêu chí thu nhập trong Bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, từ đó tạo nguồn lực tại chỗ thúc đẩy chương trình nơng thơn mới, nông thôn mới nâng cao sớm đi đến thành công.

Một phần của tài liệu ban-tin-so-11.2021-so-xuan-tan-suu- (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)