Do mỗi lần cán thép, số lượng thép thanh vằn được tạo ra 1 lần là không nhiều nên việc dồn dập thép thanh vằn được chuyển ra sàn cắt và đếm sẽ không thể xảy ra. Nên ta có thể dùng các phương án để tách thép như sau:
•Phương án 1:
Sử dụng thanh chắn ngang cách vị trí sàn đủ nhỏ để chỉ cho 1 thanh qua. Thanh chắn ngang có thể thay đổi khoảng cách lên xuống để thích hợp với từng cỡ sản phẩm. Khi đó thép được chuyển từ băng tải qua gặp tấm chắn sẽ chỉ có 1 thanh qua.
Hình 2.3: Sàn chắn tách thép
-Ưu điểm:
Rẻ tiền, thiết kế đơn giản dễ sử dụng. -Nhược điểm:
Dễ xẩy ra tình trạng kẹt hoặc thanh không qua được nếu có thanh thép vằn bị cong.
Không khả dụng.
•Phương án 2:
Cảm biến hồng ngoại, đồng thời sử dụng vi điều khiển để đếm sản phẩm. -Ưu điểm:
Rẻ tiền, thiết kế đơn giản đơn giản, đã được nhiều người thiết kể và sử dụng.
-Nhược điểm:
Thiếu chính xác trong môi trường công nghiệp, do ảnh hưởng nhiễu lớn, và đã được kiểm chứng.
Không khả dụng.
•Phương án 3:
Hình 2.4: Sàn rung.
Sau khi thép được cắt theo tiêu chuẩn và được đưa xuống sàn rung nhằm tránh tình trạng thép chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho việc nhận tín hiệu từ cảm biến.
Sàn rung được thiết kế sàng đi sàng lại để dàn thép với li độ x= 10cm. -Ưu điểm: Thiết kế đơn giản rẻ tiền.
-Nhược điểm:
+ Chỉ thực hiện được khi số thanh mỗi lần cắt xong là ít.
+ Chưa thực sự hoàn thiện vẫn xẩy ra trường hợp chồng chéo khi thép cong, hoặc không chồng chéo nhưng 2 thanh thép liên tiếp có thể dính vào nhau dẫn đến sai số.
Không khả dụng.
•Phương án 4:
Sử dụng trục vít để dàn đều từng sản phẩm, sau đó mới sử PLC để đếm. -Nguyên lý: Thép sẽ được đưa vào khe của hai trục vít và cuốn sang đầu ra bên kia dẫn đến các thanh thép sẽ được dàn ra một cách đều đặn.
-Ưu điểm:
+ Rẻ tiền, các thanh thép được dàn đều không chồng chéo. Giữa 2 thanh thép có khoảng trống thuận tiện cho việc đếm thép bằng cảm biến sau này.
+ Đếm chính xác, do thép đã được dàn đều nên dễ dàng sử dụng được các cảm biến quang có sẵn trên thị trường.
+ Dễ thay thế trục vít khi mòn bởi ma sát. -Nhược điêm:
+ Ma sát lớn giữa thép và ren của trục vit. + Ma sát ảnh hưởng đến sản phẩm thép thanh. -Khắc phục:
Để giảm ma sát, ta thiết kế hộp tách thép không quá lớn, để tránh thời gian tiếp xúc giữa thép và ren của trục vít.
Khả dụng.
Sơ đồ máy dàn thép như sau:
Hình 2.5: Sơ đồ máy dàn thép.
Các thiết bị quan trọng của máy dàn thép:
1.Trục vít. 2. Tấm chắn.
3. Cơ cấu nâng trục vít 2. 4. Băng tải.
5. Động cơ. 6. Hộp số. 7. Biến tần.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁCH THÉP THANH 3.1 Giới thiệu về các thiết bị quan trọng trong hệ thống dàn thép.
Hình 3.1: Trục vít
a. Ren
- Khái niệm:
Hầu như tất cả các thiết bị máy đều có chi tiết ren. Ren ren có thể kẹp chặt như vít, đai ốc, để truyền động chịu tải.
Đường ren được tạo thành khi gia công là sự phối hợp đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay đều của các chi tiết gia công và chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt hoặc ngược lại.
Hình 3.2: Quá trình hình thành ren.
Cơ bản người ta chia các chi tiết có ren theo hai hệ: Ren hệ mét (Quốc tế) và Ren hệ Anh
+ Ren hệ mét: Ren có góc đỉnh của biên dạng ren là 60o.
+ Ren hệ Anh: Ren có góc đỉnh của biên dạng ren là 55o.
Hình 3.3: Phân loại ren theo mặt cắt của ren.
b. Các yếu tố của ren.
+ Bước ren. Bước ren là khoảng cách giữa hai đỉnh ren kề nhau. Ở ren một đầu mối bước ren bằng bước xoắn.
+ Bước xoắn. Góc nâng ren. + Đường kính trung bình.
+ Góc đỉnh ren. Góc đỉnh ren là góc tạo bởi hai cạnh bên của ren. Ren tam giác hệ mét có góc đỉnh ren là 60o, ren tam giác hệ Anh có góc đỉnh ren là 55o.
Bảng 3.1: Đường kính và bước ren tiêu chuẩn.
Đường kính d,mm
Bước ren Đường kính
d,mm
Bước ren
1;1,1*;1,2 1,4* 1,6;1,8* 2 2,2* 2,5* 3 3,5* 4 4,5* 5 (5,5)** 6;7** 8 9** 10 11** 12 14* 15** 16 17** 0,25 0,3 0.35 0,4 0,45 0,45 0,5 (0,6) 0,7 (0,75) 0,8 - 1 1,25 (1,25) 1,5 (1,5) 1,75 2 - 2 - 0,2 0,2 0,2 0,25 0,25 0,35 0,35 0,35 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75;0,5 1;0,75;0,5 1;0.75;0,5 1,25;1;0,75,0,5 1;0,75;0,5 1,5;1,25;1;0,75;0,5 1,5;1,25;1;0,75;0,5 1,5;(1) 1,5;1;0,75;0,5 1,5;(1) 18*;20;22* 24 0.25** (26)** 27* (28)** 30 (32)** 33** 35** 36 (38)** 39* 40** 42,45** 48 50** 52* 5** 56 58** 60* 2,5 3 - - 3 - 3,5 - 3,5 - 4 - 4 - 4,5 5 - 5 - 5,5 - (5,5) 2;1,5;1;0,75;0,5 2;1,5;1;0,75 2;1,5;(1) 1,5 2;1,5;1;0,75 2;1,5;1 (3);2;1,5;1;0.75 2;1,5 (3);2;1,5;1;0.75 1,5 3;2;1,5;1 1,5 3;2;1,5;1 (3);(2);1,5 (4);3;2;1,5;1 (4);3;2;1,5;1 (3);(2);1,5 (4);3;2;1,5;1 (4);(3);2;1,5 4;3;2;1,5;1 (4);(3);2;1,5 4;3;2;1,5;1 3.1.2 Tấm chắn
Tấm chắn bằng thép mỏng rộng 1m dài 0.5m được bố trí bên trái băng tải và song song với trục vít nhằm chắn thép bị vẹo ra ngoài khi tách.
Hình 3.4: Cơ cấu nâng trục vít 2.
Trục vít 2 được thiếp kế có thể nâng lên hạ xuống nhằm phù hợp với từng loại sản phẩm thép vằn mà nhà máy sản xuất.
3.1.4 Băng tải
• Định nghĩa
Băng tải là một cơ chế hoặc máy có thể vận chuyển một tải đơn (thùng carton, hộp, túi, thanh thép….) Hoặc số lượng vật liệu (đất bột thực phẩm…) từ điểm A đến điểm B.
Hình 3.5: Băng tải.
Định nghĩa chuyên nghiệp hơn thì hệ thống băng tải là thiết bị chuyển tải có tính kinh tế cao nhất trong ứng dụng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách.
băng tải là một trong những bộ phận quan trọng trong dây chuyền sản xuất lắp ráp của các doanh nghiệp, nhà máy trong cả nước, góp phần tạo một môi trường sản xuất năng động, khoa học và giải phóng sức lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
•Cấu tạo băng tải.
Hệ thống băng tải là thiết bị chuyển tải có tính kinh tế cao nhất trong ứng dụng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách.
Thành phần cấu tạo
- Một động cơ giảm tốc trục vít và bộ điều khiển kiểm soát tốc độ.
- Bộ con lăn, truyền lực chủ động.
- Hệ thống khung đỡ con lăn.
- Hệ thống dây băng hoặc con lăn.
•Ứng dụng của băng tải
Có nhiều loại băng tải được ứng dụng trong các điều kiện và tính chất làm việc khác nhau.
Trong các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ, các công trình thi công vĩ mô, việc sử dụng các loại băng tải sẽ giúp tiết kiệm sức lao động, nhân công, nhân lực,
thời gian và tăng hiệu quả rõ rệt. Mỗi loại băng tải được sử dụng trong những
trường hợp nhất định, cần tìm hiểu để có thể sử dụng đúng và đạt hiệu quả cao.
3.1.5 Động cơ không đồng bộ ba pha
Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện ba pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1)
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản, đặc biệt là động cơ rotor lồng sóc, so với động cơ điện một chiều động cơ không đồng bộ có giá thành hạ, vận hành tin cậy, chắc chắn. Ngoài ra động cơ không đồng bộ sử dụng trực tiếp điện lưới xoay chiều ba pha nên không cần trang bị thêm các thiết bị biến đổi kèm theo.
Nhược điểm:
Điều chỉnh tốc độ và khống chế các quá trình khó khăn. Xét về cấu tạo, người ta chia động cơ không đồng bộ ra hai loại động cơ dây quấn và động cơ roto lồng sóc.
3.1.5.1 Cấutạo động cơ không đồng bộ ba pha
•Phần tĩnh: Stator có cấu tạo gồm vỏ máy, lõi sắt và dây quấn
- Vỏmáy:
Vỏ máy có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn, không dùng để làm mạch dẫn từ. Thường vỏ máy được làm bằng gang. Đối với máy có công suất tương đối lớn (1000kw) thường dùng thép tấm hàn lại làm thành vỏ máy. Tuỳ theo cách làm nguội máy mà dạng vỏ cũng khác nhau.
- Lõi sắt:
Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay nên để giảm tổn hao: lõi sắt được làm bằng những lá thép kỹ thuật điện ép lại.
- Dâyquấn:
Dây quấn stator được đặt vào các rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt.
•Phần quay (rotor):
Rotor có 2 loại chính: Rotor kiểu dây quấn và rotor kiểu lồng sóc.
- Rotor kiểu dây quấn:
Rotor có dây quấn giống như dây quấn của stator. Dây quấn 3 pha của roto thường đấu hình sao còn ba đầu kia được nối vào vành trượt thường làm bằng đồng đặt cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than có thể đấu với mạch điện bên ngoài. Đặc điểm là có thể thông qua chổi than đưa điện trở phụ hay suất điện động phụ vào mạch điện rotor để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi máy làm việc bình thường dây quấn rotor được nối ngắn mạch. Nhược điểm so với động cơ rotor lồng sóc là giá thành cao, khó sử dụng ở môi trường khắc nghiệt, dễ cháy nổ.
- Rotor kiểu lồng sóc:
Kết cấu loại dây quấn này rất khác với dây quấn stator. Trong mỗi rãnh của lõi sắt rotor đặt vào thanh dãn bằng đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi sắt và được nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng hay nhôm làm thành một cái lồng mà người ta quen gọi là lồng sóc.
Vì rotor là một khối tròn nên khe hở đều. Khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ để hạn chế dòng điện từ hóa lấy từ lưới và như vậy mới có thể làm cho hệ số công suất của máy cao hơn.
3.1.6 Hộp số
Hình 3.8: Hộp số và động cơ.
Hộp số là một cái hộp bên trong là bộ truyền sử dụng bánh răng, trục vít… Chúng làm nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay. Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc cúa máy công tác.
Nguyên tắc hoạt động.
Cơ cấu truyền lực thường có 2 bánh răng một chủ động một bị động. Tốc độ quay tùy thuộc vào số răng hay đường kính của mỗi bánh răng đó.
- Các kiểu răng:
Hộp số tay sử dụng hai loại: Bánh răng trụ răng thẳng và trụ răng nghiêng. Bánh răng trụ răng thẳng có đường sinh song song với đường tâm của trục bánh răng.
Thường gây tiếng ồn và không bền nên ít được sử dụng cho các bánh răng chủ động chính, được sử dụng cho các răng trượt.
Bánh răng trụ răng nghiêng có đường sinh nghiêng một góc so với đường tâm trục bánh răng. Hộp số hiện đại thường sử dụng các bánh răng răng nghiêng cho các bánh răng chủ động chính.
Hình 3.10: Dạng cơ bản của bánh răng sử dụng hộp số.
- Tỷ số truyền:
Tỷ số giữa số răng bánh răng bị động với số răng bánh răng chủ động, hay số vòng quay trục chủ động với số vòng quay trục bị động gọi là tỷ số truyền.
Nếu hộp số có nhiều cặp bánh răng ăn khớp thì tỷ số truyền chung bằng tích các tỷ số truyền thành phần. ic = i1 x i2 x i3 x . . . . x in
Tỷ số truyền hộp số sẽ khác nhau với mỗi hãng sản xuất. Tuy nhiên theo thống kê thường có tỷ số truyền 3 : 1 cho vị trí tay số ở số 1; 2 : 1 cho số 2 ; 1 :1 cho số 3 hay còn gọi là số cao và 3 :1 cũng để cho số lùi
- Bôi trơn bánh răng:
Bôi trơn bánh răng là một khoảng trống nhỏ giữa các răng ăn khớp, khoảng trống này cho phép dầu bôi trơn đi vào khu vực có ma sát lớn giữa các răng, điều này làm giảm ma sát và mài mòn chỗ bôi trơn này cho phép các bánh răng giải nhiệt và kéo dài quá trình hoạt động mà không bị dính hay hư hỏng.
- Bôi trơn hộp số:
Bạc đạn, trục, bánh răng và bộ phận chủ động khác được bôi trơn bằng cách bơm dầu hoặc bắn tóe. Dầu bôi trơn thường dùng 80W hoặc 90 W cho hộp số thường.
3.1.7 Biến tần
Biến tần rất quan trọng và rộng rãi trong sản xuất, nhắm tiết kiệm chi phí khi phát huy được ưu điểm của biến tần, nâng cao lợi nhuận sản xuất.
Biến tần có ưu điểm lớn nhất đó là giảm bớt các chi phí sản xuất, giảm được giá thành bảo dưỡng, đồng thời tuổi thọ của các thiết bị sản xuất cũng được nâng cao, những ưu điểm này là cần thiết cho tất cả các dây chuyền sản xuất.
3.1.7.1 Nguyên lý hoạt động của biến tần
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Hình 3.11 Sơ đồ mạch điện bên trong biến tần.
- Nguyên lý hoạt động của biến tần.
Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosα của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
3.1.7.2 Biến tần MICROMASTER 420 SIMENS Tổng quan về biến tần MM420.
- MM420 là loại biến tần độc lập (biến tần gián tiếp), thay đổi điện áp hay tốc độ cho động cơ xoay chiều bằng cách chuyển đổi dòng điện xoay chiều cung cấp thành dòng điện một chiều trung gian sử dụng cầu chỉnh lưu. Sau đó điện áp một chiều lại được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều cung cấp cho động cơ với giá trị tần số thay đổi. Nguồn cung cấp cho biến tần có thể sử dụng nguồn xoay chiều một pha (cho công suất thấp), hay sử dụng nguồn xoay chiều ba pha.
- Điện áp một chiều được chuyển thành điện áp xoay chiều sử dụng phương pháp điều chế độ rộng xung. Dạng sóng mong muốn được tạo lên bởi sự đóng cắt ở đầu ra của các transistor. MM440 sử dụng các IGBTs ở mạch nghịch lưu, điện áp xoay chiều mong muốn được tạo ra bằng cách thay đổi tần số đóng cắt của các IGBTs. Điện áp xoay chiều ở đầu ra là sự tổng hợp của hàng loạt các xung vuông với các giá trị khác nhau ở đầu ra của các IGBTs.
- Trong thực tế, các bộ biến tần thường dùng để điều khiển tốc độ quay của động cơ điện xoay chiều thay đổi trơn theo tần số.
- Các bộ biến tần sử dụng trong thực tế rất đa dạng, có chức năng khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng, tính chất truyền động. Chúng được sản xuất từ các