Khi tài nguyên được cấp , cuộc gọi được chuyển mạch như trong trường hợp intra – MSC. Vì MS đã chuyển sang một cell khác (được phục vụ bởi BSS/MSC - VLR) mà MSC – A có tất cả thơng tin về th bao trong VLR của nó. Thơng tin chỉ được chuyển qua cho MSC/VLR mới khi LU được thực hiện. Do vậy, LU luôn được yêu cầu khi kết thúc cuộc gọi, khi chuyển giao giữa các MSC thực hiện xong.
Giao tiếp vô tuyến là tên gọi chung của đầu nối giữa MS và BTS. Giao tiếp sử dụng khái niệm TDMA và một khung TDMA cho một tần số mang. Một khung bao gồm 8 khe thời gian (Time Slot – TS).
4.1 Giao diện vô tuyến:
Trong GSM, giao diện vô tuyến sử dụng cả hai phương thức phân kênh theo tần số và theo thời gian: FDMA (Frequency Division Multiple Access) và TDMA (Time Division Multiple Access). Trong FDMA, GSM sử dụng băng tần 900 Mhz (hay còn gọi là GSM 900) và 1800 Mhz (hay GSM 1800). Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu sâu về GSM 900. Mỗi kênh được đặc trưng bởi một tần số (sóng mang) gọi là kênh tần số RFCH (Radio Channel) cho mỗi hướng thu phát, các tần số này cách nhau 200Mhz. Trong GSM 900, MS sử dụng 124 RFCH trong dãy tần 25Mhz và BTS sử dụng 124 RFCH trong dãy tần từ 935 đến 960 Mhz (ở đây, nếu MS phát thì BTS thu và ngược lại). Tại mỗi tần số TDMA chia thành 8 khe thời gian TS tức là số kênh được tăng lên 8 lần. Nhưng trong tương lai số khe có thể sẽ tăng lên 16 lần. Một cặp RFCH (thu và phát) tại một khe thời gian được gọi là một kênh vật lý. Mỗi kênh được dùng để truyền một nhóm nhất định tham số thơng tin được gọi là kênh logic (Logical Channel). Mỗi kênh vật lý được gán cho một hoặc một số kênh logic. Các kênh được chia thành hai loại:
- Kênh dùng để tải thông tin của thuê bao như thoại, số liệu….được gọi là kênh Traffic (Traffic Channel - TCH). Có 2 loại tốc độ truyền trên TCH là tốc độ đầy đủ (Full Rate) THC/F là loại tốc độ đang được sử dụng hiện nay và tốc độ bằng một nửa (Half Rate), TCH/H sẽ được sử dụng trong tương lai.
- Kênh điều khiển CCH (Control Channel) được sử dụng để truyền thông tin báo hiệu các thông tin quản lý Um.
Suy hao đường truyền là q trình mà ở đó tín hiệu thu yếu dần do khoảng cách giữa trạm di động và trạm gốc tăng mà khơng có mặt vật cản giữa anten phát và thu. Suy hao trong không gian tự do:
Ls ≈ d.f
Ls (dB) = 33,4(dB) + 20logF(Mhz) + 20logd(km) d: là khoảng cách giữa anten phát Tx và thu Rx.
f: tần số phát.
Mơi trường sử dụng của MS thường có chướng ngại vật gây hiệu ứng che tối làm giảm cường độ tín hiệu thu. Khi di động cùng với đài di động cường độ tín hiệu giảm giữa Tx và Rx có hay khơng có chướng ngại. Hiệu ứng này gọi là Fading chuẩn logarit. Thời gian giữa 2 chỗ trũng Fading khoảng vài giây khi máy di động MS là loại lắp trên xe và chuyển động.