Văn hóa ẩm thực:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt nam (Trang 57 - 58)

Chương 3 Phân tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam:

3.4.2.4. Văn hóa ẩm thực:

Dù hội nhập khá nhiều trong quan điểm về ăn uống tuy nhiên KFC vẫn gặp phải một số trục trặc vì với một dân tộc gắn bó với bữa cơm gia đình, gắn bó với nồi cơm nghi ngút khói và khơng khí ấm cúng mỗi dịp đặc biệt nào đó trong gia đình thì việc đến một nơi đơng đúc và khơng có khơng gian riêng như KFC là một điều bất tiện và không mấy vui vẻ. Thế nên để ngày càng phát triển, KFC cần nghiên cứu thêm về ước muốn của người Việt Nam trong nhu cầu ăn uống nhằm mang lại nhiều sự hài lịng hơn.

Một khía cạnh đáng quan tâm nữa trong thói quen ăn uống của người Việt Nam đối với các món chế biến từ gà đó là, người Việt Nam từ xưa rất thích ăn các món gà luộc, gà hấp. gà thì phải là gà ta, thịt thơm, dai chứ không bở như gà được chế biến tại KFC. Tuy rằng khách hàng mục tiêu mà KFC xác định là tầng lớp trẻ, đặc biệt là trẻ con, thanh thiếu niên, tuy nhiên để thực sự tạo được chỗ đứng và trở thánh món ăn phổ biến thì có lẽ những con gà trong KFC nên dai hơn để gẩn gũi với khẩu vị của người Việt Nam hơn. Khi Bố mẹ của những đứa trẻ thích và những đứa trẻ cũng thích thì những khó khăn về khoảng cách văn hóa ẩm thực sẽ được rút ngắn và KFC có điều kiện tạo

nên chỗ đứng vững chắc trước khi Macdonal’s lấn chiếm thị trường béo bở như Việt Nam.

Thêm vào đó, căn bệnh béo phì dường như đang là nỗi ám ảnh của khơng ít người dân ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam hiện nay. Việc ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo chất lượng khiến một lượng khách hàng không nhỏ ngại ngần khi ăn thức ăn khơng do mình chế biến và đặc biệt lại có nhiều colestoron gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đây là yếu tố cũng khá quan trọng khi KFC xâm nhập vào thị trường ưa chuộng “mình dây” như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)