3 CHƯƠNG : VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀO CÁC NGÂN
3.2 Các ngân hàng đã thực hiện niêm yết và chưa niêm yết
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng hơn 20 ngân hàng TMCP đang thực hiện giao dịch trên thị trường tập trung và phi tập trung. Trong tương lai gần sẽ có thêm 2 ngân hàng Nhà nước cổ phần hóa và giao dịch trên thị trường tập trung là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hang Công thương. Trong khối ngân hàng này thì được chia thành nhiều nhóm với những mức độ phát triển khác nhau và hiện tại giá cổ phiếu của các ngân hàng này cũng giao động rất lớn ( 32.000 đến 125.000/ cổ phiếu, mệnh giá 10.000/cổ phiếu tại thời điểm ngày 10/10/2007 theo nguồn SSI).
Dưới đây là danh sách các ngân hàng đã thực hiện giao dịch trên thị trường tập trung và phi tập trung.
STT Tên Ngân hàng Ký hiệu Vốn lưu động Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 1 NH TMCP Sài gòn Thương Tín STB 740 1.250 2.089 10.394 14.456 24.764 151,160 238,424 470,128 2 NH TMCP Á Châu ACB 484 948 1.100 13.426 19.846 34.459 214,091 299,201 505,428 3 NH TMCP Đông Á EAB 350 500 880 6.445 8.516 12.077 70,581 100,842 200,72 4 NH TMCP Quốc tế VIB 250 510 1000 4.120 8.978 16.527 29.740 69.281 146.090 5 NH TMCP An Bình ABB 70 165 1.132 266 680 3.114 2,33 8,230 58,147 6 NH TMCP Đại Á ĐAB 42 50 500 548 1.414 1.546 3,589 10,488 16,579 7 NH TMCP phát triển Nhà TP.HCM HDB 150 300 500 1.326 2.307 4.014 17,977 34,843 67,878 8 NH TMCP Kiên Long KLB 16,3 29,5 290 245 377 827 7,166 10,204 18,162 9 NH TMCP Hàng Hải MSB 160 210 320 10 NH TMCP Nam Việt NVB 32 40,4 550 145 1.127 2,227 20,826
11 NH TMCP Phương Đông OCB 200 300 567 2.530 4.020 6.441 32,514 50,251 103,670
12 NH TMCP Thái BD PCB 110 189 553
13 NH TMCP Nam Á NAB 112 150 550 1.605 1.174 3.884 14,714 20,970 32,125
93
(Nguồn: Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch của các Ngân hàng)
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng đã niêm yết và chưa niêm yết trên TTCK Việt Nam
15 NH TMCP Sài Gòn SCB 150 272 600 4.032 10.973 33,295 111,298 16 NH TMCP Sài Gòn– HN SHB 40 70,3 500 192 293 1.322 1,905 5,305 7,535 17 NH TMCP Miền Tây WB 30 52,7 200 198 215 506 2,735 5,763 14,602 18 NH TMCP Việt Á VAB 191 250 500 1.760 2.358 25,072 31,824 19 NH TMCP Sài Gòn công thương SGB 303 400 689 3.188 4.291 6.240 67,052 80,021 119,178 20 NH TMCP Kỹ thương Techcombank 413 555 618 7.667 10.666 20.052 76,130 206,150 382,170 21 NH TMCP Phương Nam 22 NH TMCP Quân Đội MB 23 NH TMCP Mỹ Xuyên
Trong nhóm ngân hàng trên bao gồm cả các ngân hàng có quy mô lớn, trung bình và quy mô nhỏ, mức độ phát triển của các ngân hàng là khác nhau do đó được phân ra thành các nhóm sau
Xét về quy mô, độ lớn của các Ngân hàng TMCP có các nhóm Ngân hàng sau: Căn cứ:
Vốn điều lệ >= 600 tỷ Tổng tài sản >= 10.000 tỷ
Nhóm Ngân hàng có qui mô lớn: 1. NH TMCP Á Châu 2. NH TMCP Sài gòn Thương Tín. 3. NH TMCP Đông Á 4. NH TMCP Quốc tế 5. NH TMCP Kỹ thương Techcombank 6. NH TMCP Sài Gòn
Nhóm Ngân hàng có quy mô trung bình. Căn cứ :
Vốn điều lệ nằm trong khoảng (500 tỷ đến 600 tỷ) Tổng tài sản nằm trong khoảng (5.000 tỷ đến 10.000 tỷ)
1. NH TMCP Phương Đông
2. NH TMCP Đông Nam Á
3. NH TMCP Sài Gòn Công thương Nhóm Ngân hàng có quy mô nhỏ.
1. NH TMCP An Bình
3. NH TMCP Toàn Cầu 4. NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 5. NH TMCP Kiên Long 6. NH TMCP Hàng Hải 7. NH TMCP Nam Việt 8. NH TMCP Phương Đông 9. NH TMCP Nam Á 10.NH TMCP Việt Á 11.NH TMCP Thái Bình Dương 12.NH TMCP Miền Tây 13.NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Xét về tốc độ tăng trưởng hàng năm của cả ba chỉ tiêu ta có các nhóm Ngân hàng sau.
Bảng 3.2: Nhóm Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm.
Mức độ tăng trưởng bình quân (%) Tên ngân hàng
Vốn điều lệ Tổng tài sản LN sau thuế
NH TMCP An Bình 360,81 261,38 429,87 NH TMCP Nam Việt 442,01 439,97 417,58 NH TMCP Sài Gòn 120,76 172,14 243,28 NH TMCP Miền Tây 177,58 71,96 132,04 NH TMCP Kỹ thương Techcombank 22,89 63,55 128,09 NH TMCP Quốc tế 55,59 101,23 121,91 NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội 343,38 202,14 110,26
(Nguồn: Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch của các Ngân hàng)
Bảng 3.3: Nhóm Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng trung bình qua các năm
Mức độ tăng trưởng bình quân (%) Tên ngân hàng
Vốn điều lệ Tổng tài sản LN sau thuế NH TMCP Sài gòn Thương Tín 68,02 55,19 77,46 NH TMCP Á Châu 55,95 60,72 54,43 NH TMCP Đông Á 59,43 36,97 70,96 NH TMCP Đại Á 459,52 83,66 58,08 NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM 83,32 74,01 94,32 NH TMCP Kiên Long 883,99 86,80 60,19 NH TMCP Phương Đông 69,50 59,57 80,43
(Nguồn: Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch của các Ngân hàng) Bảng 3.4: Nhóm Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thấp qua các năm.
Mức độ tăng trưởng bình quân (%) Tên ngân hàng
Vốn điều lệ Tổng tài sản LN sau thuế
NH TMCP Nam Á 150,19 102,04 21,26
NH TMCP Sài gòn – Công thương 52,05 41,52 34,14
NH TMCP Việt Á 65,59 16,96 13,47
(Nguồn: Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch của các Ngân hàng) Nhận xét:
Trong nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện có 37 ngân hàng thì có hơn 20 ngân hàng đã thực hiện giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong tương lai tới các ngân hàng còn lại cũng có xu hướng giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC), các ngân hàng TMCP có qui mô lớn, tốc độ phát triển mạnh cũng đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu niêm yết cổ phiếu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để niêm yết chứng khoán của mình trên thị trường tập trung. Tuy nhiên trong khối ngân hàng này phần đa vẫn là những ngân hàng có qui mô nhỏ so với các Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng quốc doanh. Thị phần của các ngân hàng này là rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 20% thị phần toàn ngành, và mới chỉ đáp ứng được cho khách
hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng trên đều tập trung vào thị phần bán lẻ trên thị trường ngân hàng Việt Nam.
3.3 Chính sách cổ tức kiến nghị cho các ngân hàng.
Như đã trình bày ở chương trước, để xây dựng một chính sách cổ tức phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bản thân chính sách này bị rất nhiều yếu tố chi phối và có tác dụng chi phối ngược lại. Một chính sách cổ tức hợp lý sao cho phải vừa thỏa mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông, vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty. Xét cho cùng chính sách cổ tức sẽ xây dựng xoay quanh hai nhân tố đó là lợi ích của công ty và lợi ích của cổ đông. Hai lợi ích này rất dễ xảy ra xung đột, do đó xây dựng chính sách này đảm bảo phải trung hòa lợi ích của hai đối tượng này mà vẫn đảm bảo kịp xu thế của xã hội.
Lợi ích của công ty ở đây được xét đến như các yếu tố về nhu cầu vốn đầu tư, ảnh hưởng đến giá trị của công ty và giá cổ phiếu của công ty…Lợi ích này phải được xem xét ở các thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai ví dụ như tình hình tài chính hiện tại như nguồn vốn, lượng tiền mặt, doanh thu lợi nhuận giữ lại, các quỹ của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai như thế nào? Kế hoạch đầu tư hiện tại và tương lai của NH..
Lợi ích của cổ đông bao gồm dòng thu nhập từ cổ tức ổn định qua các năm? Khả năng phát triển của công ty trong hiện tại và trong tương lai, mức độ kỳ vọng vào khả năng phát triển này….
Sau đây là một số chính sách cổ tức xây dựng kiến nghị cho các ngân hàng đã thực hiện niêm yết và chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính sách 1
a. Đối tượng áp dụng:
Nhóm ngân hàng có các đặc điểm sau:
Có quy mô nhỏ.
Có tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa thật sự cao. Triển vọng tăng trưởng hàng năm không cao
Kế hoạch đầu tư mở rộng trong hiện tại và tương lai không nhiều. Có nhiều khả năng vay nợ (phát hành trái phiếu, vay nợ….).
Cổ đông đầu tư phần đa là người lao động trong ngân hàng và một số cổ đông đầu tư dài hạn.
b. Chính sách cổ tức áp dụng:
Chính sách cổ tức: Chính sách tiền mặt ổn định Phương thức trả: Tiền mặt
Cách trả: Trả theo một đợt vào đầu năm kế tiếp sau khi đã họp hội đồng cổ đông thường niên, hoặc có thể trả thành hai đợt, một đợt tạm ứng vào đầu năm tài chính, đợt hai trả vào đầu năm kế tiếp.
Tỷ lệ trả cổ tức: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai để đưa ra một tỷ lệ chi trả hợp lý. Thông thường tỷ lệ cổ tức cố định này được trả cao hơn mức tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và lãi suất ngân hàng. Kiến nghị trong khoảng ( 8% - 12%/năm).
c. Lý do áp dụng:
Đối với các ngân hàng có đặc điểm trên (trên thị trường ngân hàng hiện nay thường đứng ở top 3 trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ) có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ đáp ứng được một nhóm nhỏ khách hàng, chưa phát triển rộng rãi và chưa có tiếng nói chung trên thi trường ngân hàng Việt Nam. Với mức độ thu nhập của các ngân hàng nay là khá ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình, mức độ đầu tư phát triển mở rộng không nhiều. Nếu ngân hàng phát sinh nhu cầu vốn đầu tư thì ngân hàng có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại qua các năm và các quỹ hoặc có khả năng vay nợ. Nếu kế hoạch tăng trưởng có nhiều khả quan thì việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn là khá dễ dàng. Tuy nhiên kế hoạch tăng
trưởng này sẽ ít ảnh hưởng đến chính sách cổ tức hiện tại. Cổ đông của ngân hàng này phần đa là người lao động và một số nhà đầu tư lớn (thường là thể nhân) và thường chưa thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán. Có một số thực hiện giao dịch trên thị trường dẫn đến cổ đông chuyển từ người lao động sang nhà đầu tư cá nhân, và có thể thu hút thêm một nhà đầu tư là thể nhân hơn. Với nhà đầu tư là cá nhân khi kinh doanh cổ phiếu ngân hàng này thường là trong ngắn hạn, họ sẽ không quan tâm nhiều đến chính sách cổ tức của ngân hàng mà chỉ quan tâm đến sự chênh lệch giá để kiếm lời, do đó các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến cổ đông mục tiêu là người lao động và tổ chức kinh doanh. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định là phù hợp cho cả hai đối tượng là ngân hàng và cổ đông của ngân hàng.
Trong nền kinh tế hiện nay với xu hướng hội nhập làm cho sức cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Để chiến thắng trên thị trường này xét về uy và lực phải song hành vì vậy xu thế chung cho các ngân hàng trên trong tương lai gần sẽ sớm thực hiện sáp nhập và bán lại để xây dựng thành một ngân hàng có quy mô lớn phát triển hơn đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước hùng mạnh và các ngân hàng ngoài quốc doanh đang ồ ạt xây dựng trên thị trường tài chính Việt Nam.
Chính sách cổ tức 2
a. Đối tượng áp dụng:
Nhóm ngân hàng có các đặc điểm sau:
Có quy mô nhỏ.
Mức thu nhập hàng năm tăng trưởng cao Có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Triển vọng tăng trưởng hàng năm cao
Kế hoạch đầu tư mở rộng trong hiện tại và tương lai nhiều. Có khả năng vay nợ (phát hành trái phiếu, vay nợ….) Cổ đông đầu tư phần đa là cổ đông đầu tư dài hạn.
b. Chính sách cổ tức áp dụng:
Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức lợi nhuận giữ lại thụ động. Phương thức trả: Tiền mặt, cổ phiếu, hoặc tiền mặt và cổ phiếu.
Cách trả: Trả theo một đợt vào đầu năm kế tiếp sau khi đã họp hội đồng cổ đông thường niên, hoặc có thể trả thành hai đợt, một đợt tạm ứng vào đầu năm tài chính, đợt hai trả vào đầu năm kế tiếp.
Tỷ lệ trả cổ tức: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai, đồng thời căn cứ vào kế hoạch về vốn để đầu tư mở rộng để đưa ra một tỷ lệ chi trả hợp lý. Thông thường tỷ lệ cổ tức cố định này được trả cao hơn mức tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và lãi suất ngân hàng. Kiến nghị trong khoảng (8% - 20%/năm).
c. Lý do áp dụng:
Đối với các ngân hàng này thì hiện nay thuộc trong top 2 của khối ngân hàng thương mại cổ phần, và chiếm tỷ lệ khá cao. Các ngân hàng này xét về quy mô hiện tại là nhỏ so với các ngân hàng trong khối, nhưng về tiềm năng phát triển là rất cao với tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn, và không ngừng mở rộng phát triển.
Trong hiện tại và tương lai nhu cầu về vốn của các ngân hàng này là rất lớn. Để huy động một lượng vốn lớn ngân hàng sẽ áp dụng tất cả các khả năng có thể áp dụng được. Tuy có khả năng vay nợ nhưng khi nguồn vốn huy động quá lớn thì có thể dẫn đến vượt quá khả năng vay nợ của ngân hàng, vay nợ cũng dẫn đến các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng không tốt. Do đó nguồn vốn cần huy động sẽ được hướng đến hai cách thức huy động là sử dụng lợi nhuận giữ lại, bổ sung từ các quỹ và phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn. Đối với các ngân hàng có đặc điểm như trên thông thường sẽ có nhiều cổ đông đầu tư dài hạn với mục đích đầu tư kỳ vọng vào sự phát triển, kiếm lời trong tương lai. Do đó họ sẵn sàng nhận chi trả cổ tức với một tỷ lệ thấp vào các năm ngân hàng cần vốn với điều kiện ngân hàng sẽ giải trình nguyên nhân và họ thấy được khả năng kiếm lợi từ các sự đầu tư đó. Các ngân hàng được thực hiện chính sách cổ tức với một tỷ lệ chi trả cổ tức giao động, tuy nhiên các ngân hàng này không nên
thực hiện chi trả với tỷ lệ quá thấp, kéo dài trong nhiều năm liền (điều này có thể dẫn đến thành công cho một số công ty lớn như Microsoft…) nhưng với tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì dễ dẫn đến sự không hài lòng nếu giá cổ phiếu không tăng trưởng nhiều. Đặc biệt các ngân hàng không nên thông báo không thực hiện chi trả cổ tức trong năm tài chính nhằm sử dụng lợi nhuận hết cho đầu tư. Điều này có thể thực hiện được bằng một thủ thuật rất nhỏ mà các công ty hiện nay đang sử dụng là trả cổ tức bằng cổ phiếu, đối với sổ sách kế toán điều này cũng đồng nghĩa với việc không chi trả cổ tức (chuyển từ tài khoản lợi nhuận sang vốn điều lệ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu vần không thay đổi). Tuy nhiên với phương thức này nhà đầu tư vẫn thấy vui vẻ chấp nhận giống như là các hình thức trả cổ tức khác.
Chính sách cổ tức 3
a. Đối tượng áp dụng:
Nhóm ngân hàng có các đặc điểm sau:
Có quy mô lớn.
Mức thu nhập hàng năm tăng trưởng cao Có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Triển vọng tăng trưởng hàng năm cao
Kế hoạch đầu tư mở rộng trong hiện tại và tương lai nhiều. Có khả năng vay nợ (phát hành trái phiếu, vay nợ….) Cổ đông đầu tư phần đa là cổ đông đầu tư dài hạn.
b. Chính sách cổ tức áp dụng:
Chính sách cổ tức: Chính sách trả cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoản bổ sung vào cuối năm