Các văn bản hướng dẫn của VCB TW về một số nội dung liên quan đến

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến việc ứng dụng erp (Trang 45 - 47)

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DPRR TÍN

2.3.1. Các văn bản hướng dẫn của VCB TW về một số nội dung liên quan đến

Nhằm thực hiện QĐ 493 và QĐ số 18 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống, VCB TW đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể như:

- Công văn số 609/CV-VCB.QLTD ngày 30/05/2005 lưu ý: Nợ đươc phân loại và trích lập dự phòng trên cơ sở đánh giá chất lượng thực tế của khoản vay (từng hợp đồng tín dụng)

Với mọi trường hợp, chi nhánh khơng đựơc phép nâng bậc phân loại nợ trái với quy định.

Tài sản bảo đảm để tính dự phịng cụ thể: là tài sản bảo đảm hợp pháp theo các quy định hiện hành. Tài sản bảo đảm của khoản nợ nào thì được tính cho khoản nợ đó.

- Công văn số 896/VCB.CSTD ngày 16/07/2007 hứơng dẫn; Các khoản cam kết ngoại bảng và toàn bộ dư nợ nội bảng của một khách hàng tại VCB được phân loại vào cùng một nhóm nợ để đánh giá đúng rủi ro theo khách hàng.

- Công văn số 1613/CV-VCB.CN-CSTD ngày 10/12/2007 trả lời một số vướng mắc khi thực hiện phân loại nợ theo QĐ 18/2007/NHNN: Về khái niệm "khoản nợ":

Đối với các HĐTD đựơc thực hiện trực tiếp, khơng có các khế ước, giấy nhận nợ từng lần, "khoản nợ" được hiểu là hợp đồng tín dụng và trích lập DPRR chỉ tính trên số dư nợ đã được giải ngân.

Đối với các HĐTD giải ngân nhiều lần thông qua các khế ước, giấy nhận nợ từng lần được hạch toán vào các tài khoản vay khác nhau,"khoản nợ" được hiểu là từng khế ước, giấy nhận nợ.

Khi thực hiện phân loại nợ, chi nhánh rà soát nội dung các hợp đồng tín dụng thực tế ký với khách hàng và chỉ phân loại, trích lập dự phịng những "cam kết cho

vay khơng huỷ ngang vơ điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể" theo đúng quy

định tại QĐ18.

- Công văn số 1264/CV-VCB.CN ngày 01/10/2007 yêu cầu các chi nhánh tăng cường các biện pháp xử lý nợ, thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng theo quy định của NHNN, sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ đủ điều kiện theo QĐ 93, đồng thời tăng cường quản lý các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ ở mức độ tối đa có thể.

Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở phải thực hiện rà sốt, đánh giá, có phương án cụ thể về xử lý nợ xấu và báo cáo về Hội sở chính tình hình các khách hàng thuộc nhóm 3,4 có dư nợ xấu từ 5 tỷ đồng trở lên và tất cả các khách hàng thuộc nhóm 5 (báo cáo về dư nợ gốc, lãi, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ và phương án thu hồi các khoản nợ xấu...)

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến việc ứng dụng erp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)