Thông tin bị bóp méo – Tẩy chay

Một phần của tài liệu thuyết động viên-quản trị khủng hoảng-dịch vụ trong doanh nghiệp (Trang 26 - 44)

Hai loại khủng hoảng này là hai loại khủng hoảng luôn luôn đi kèm, chực chờ bùng phát mỗi khi có những khủng hoảng khác xảy ra. Khi các nhà hàng nói riêng hay doanh nghiệp, tổ chức khác nói chung gặp bất kỳ một khủng hoảng nào họ đều có tâm lý e ngại, muốn che đậy, giấu diếm sự thật mà không biết rằng thông tin càng bị che đậy thì lại càng tạo điều kiện cho những đối thủ cạnh tranh, giới truyền thông hoặc thậm chí là các thành phần vô công rỗi nghệ được dịp tung tin đồn thất thiệt, đơm đặt nhiều điều tệ hại hơn khiến người tiêu dùng và những đối tượng liên quan hoang mang, mất lòng tin ở doanh nghiệp. Tẩy chay – Đây là một loại khủng hoảng mà như đã lý giải, nhà hàng khi gặp phải vấn đề như việc ngộ độc thực phẩm ở nhà hàng Tâm Châu, nếu như bên phía nhà hàng không đứng ra xin lỗi, đền bù cho thực khách, đối phó với cơ quan chức năng, tiếp tục sử dụng nguồn nước không sạch để kinh doanh thì chắc chắn tai nạn ngộ độc đó sẽ còn xảy ra và danh tiếng của nhà hàng sẽ hoàn toàn sụp đổ, khi đó ắt hẳn không còn ai dám đến với Tâm Châu, người không biết chuyện cũng sẽ được người biết chuyện ngăn cản đến với nhà hàng. Và cứ

như thế chắc chắn nhà hàng sẽ không thể nào tiếp tục tồn tại được. Tẩy chay có thể được xem là loại hình khủng hoảng đến sau cùng và nguy hiểm nhất, khó giải quyết nhất, dẫn doanh nghiệp đến thẳng bờ vực phá sản.

Từ đó ta mới thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị khủng hoảng, một doanh nghiệp xây dựng bộ phận quản trị khủng hoảng đúng đắn, khoa học chắc chắc sẽ vững vàng và thành công hơn. Trong giai đoạn toàn nền kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp đang thoi thóp, bấu víu để sống còn mà tầm nhìn hạn hẹp, đánh giá sơ sài, xem thường khủng hoảng thì chỉ có một con đường sụp đổ hoàn toàn mà thôi.

III. Kết thúc vấn đề :

Mục đích của việc quan sát, tìm hiểu và phân tích ở trên nhằm giúp chúng ta nắm bắt được nội dung khái niệm khủng hoảng và quản trị khủng hoảng, đối chiếu vào thực tế cuộc sống để hiểu rõ hơn khái niệm và biết cách áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày và công việc sau này. Có những khủng hoảng tưởng chừng như rất lớn, rất phức tạp nhưng nếu biết giải quyết đúng cách thì cũng rất dễ dàng dàn xếp mọi việc. Có những dấu hiệu tưởng chừng rất tầm thường, đơn giản nhưng nếu nhận thấy được và tiến hành ngăn chặn kịp thời thì khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy ra.

Có thể nói khủng hoảng là một quy luật tất yếu của nền kinh tế, đôi khi từ chính khủng hoảng mà doanh nghiệp chứng minh được thực lực của mình. Ngăn chặn tốt - giải quyết hay các khủng hoảng chính là thách thức và cũng là cơ hội, đã là một doanh nghiệp muốn thành công nhất thiết phải nắm vững và vận dụng được khái niệm này.

Vấn đề 3: Bạn hãy ghép một doanh nghiệp dịch vụ nào đó (ví dụ quán cà phê cao cấp) với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị

trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định chính xác nhất

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày có sự thay đổi rõ rệt, kinh tế nông nghiệp đã dần được chuyển hóa sang kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức, và trong bước chuyển mình này không thể không nhắc đến ngành dịch vụ. Một đất nước càng phát triển thì loại hình doanh nghiệp dịch vụ xuất hiện càng nhiều, bởi lẽ xã hội hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người cũng được nâng cao, và song hành đó là những nhu cầu về phục vụ đời sống dần xuất hiện, từ đó bắt buộc các doanh nghiệp dịch vụ phải ra đời để đáp ứng những yêu cầu bức thiệt đó. Như Các Mác cũng từng cho rằng: “ Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển”. Chính vì vai trò quan trọng và thiết yếu mà các doanh nghiệp dịch vụ được thành lập ào ạt, và có mặt rải rác ở khắp mọi nơi, phục vụ đến mức tối đa kinh tế, đời sống của con người. Có hoạt động kinh doanh thì tất nhiên phải có kiểm soát, và công tác kiểm soát đối với một doanh nghiệp dịch vụ là một công tác rất cần thiết, để đảm bảo cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp trở nên có hiệu quả, mang lại lợi ích tối ưu cho người sử dụng dịch vụ và người kinh doanh dịch vụ.

1. Doanh nghiệp dịch vụ

a. Doanh nghiệp dịch vụ là gì

Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Lưu thông hàng hóa trong một doanh nghiệp dịch vụ rất đơn giản:

Gía thành dịch vụ phụ thuộc vào chi phí thực tế phát sinh khi cung cấp dịch vụ, gồm 3 loại sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Có rất nhiều cách để phân loại dịch vụ như: phân loại theo chủ thể thực hiện; phân loại theo quá trình mua bán hàng hóa; phân loại theo những đặc điểm của dịch vụ; phân loại theo công dụng của dịch vụ; hay phân loại theo lĩnh vực của dịch vụ. Ở đây ta chỉ nói về cách phân loại theo lĩnh vực của dịch vụ, vì đây là cách phân loại thực tế và dễ hình dung nhất đối với loại hình kinh doanh dịch vụ. Xuất phát từ đặc thù của mỗi ngành dịch vụ, người ta chia dịch vụ thành các nhóm ngành sau:

 Dịch vụ kinh doanh

 Dịch vụ thông tin liên lạc

 Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật có liên quan

 Dịch vụ phân phối  Dịch vụ giáo dục  Dịch vụ môi trường  Dịch vụ tài chính  Dịch vụ y tế  Dịch vụ du lịch

 Dịch vụ giải trí, văn hóa thể thao

 Các dịch vụ khác

b. Vai trò của doanh nghiệp dịch vụ

Nói về vai trò, thì vai trò của ngành dịch vụ là vô cùng quan trọng, nhất là trong quá trình Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa của Việt Nam, đóng vai trò là 1 trong những ngành mấu chốt trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên ở vấn đề này ta không thể nói riêng về dịch vụ, vì vốn

dĩ dịch vụ và thương mại luôn song hành, và cùng nhau làm phát triển môi trường kinh tế Việt Nam

 Thương mại - dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hòa phát triển trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Là cầu nối giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra cũng có thể nói, dịch vụ vó ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động thương mại hàng hóa

 Thương mại và dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông quá các hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, và như thế các dịch vụ sẽ lưu thông, thông suốt.

 Trong quá trình CNH – HĐH, thương mị và dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất là bởi vì nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài, phải đưa ra nhiều hơn các yếu tố dịch vụ trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như dịch vụ khoa hoạc, kỹ thuật công nghệ.

 Sự tăng trưởng của các ngành thương mại dịch vụ còn là động lực thúc đẩy kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân công lao động trong xã hội. Hiện nay, sự phát triển của thương mại dịch vụ phảm ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, vì chỉ có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì thương mại dịch vụ mới đa dạng và phong phú. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy ohân cao lao động xã hội và chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển

 Góp phần thúc đẩy sản xuất, thị trường lao động và phân công lao động trong xã hội thông qua quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường

 Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường trong nước sẽ liên kết chặt chẽ với thị trường nước ngoài thông qua hoạt độg ngoại thương, vì thế, nếu hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng thì chắc

chắn sẽ mở rông được thị trường trong nước, thu hút đượ các yếu tố đầu vào và đầu ra của thị trường. Đây chính là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Vì loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại phát triển mạnh, dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, từ đó tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải năng động, sáng tạo và cả nghệ thuật kinh doanh để không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các doanh nghiệp sau này

 Trong quá trình CNH – HĐH, dịch vụ - thương mại góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước, đặc việt là khi Việt Nam đã bình thường hóa về thương mại với Hoa Kỳ và gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: Về kinh tế, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiện CNH – HĐH được đẩy mạnh,... với những bước đi đó, Việt Nam đã hội nhập vào khu vực thị trường rộng lớn, có tính cạnh tranh cao và gồm những đối tác có năng lực cạnh tranh rất mạnh... những thành quả này vừa tạo ra các tiền đề và cơ sở kinh tế, vừa cung cấp những bài học cần thiết để chúng ta thực hiện bước hội nhập mới có tầm quan trọng đặc biệt – hội nhập ở cấp độ đa phương – toàn cầu trong Tổ chức Thương mại thế giới.

2. Kiểm soát (Controlling)

Ở bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, nếu muốn có kết quả thật hoàn hảo thì ngoài việc người làm việc có khả năng, có nhiệt huyết, vạch ra chiến lược rõ ràng, thúc đẩy tiến độ công việc nhanh chóng còn cần phải có một công đoạn rất quan

trọng, đó là công đoạn kiểm soát. Kiểm soát là một quá trình thiết yếu đối với bất kỳ hoạt động nào, nhất là hoạt động quản trị.

Về cơ bản kiểm soát quản trị (Coporate Governance) là hệ thống các cơ chế và chính sách để người làm chủ có quyền kiểm soát được năng lực và nỗ lực của những người quản lý nhằm tránh sự lạm quyền, chay lười hay tư lợi của họ. Doanh nghiệp được xem là thực hành Coporate Governance tốt khi tất cả những người nắm quyền quản lý then chốt đều làm hết mình và không làm bậy”.

Gỉan Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân Pace

Việc kiểm soát trong quản lý kinh tế cũng tựa như sinh tố, muốn khỏe mạnh, bạn phải dùng một liều lượng nào đó mỗi ngày”

Richard S. Sloma (Trích: “Lời vàng cho các nhà kinh doanh – NXB Trẻ 1994)

Chính vì sự quan trọng của kiểm soát trong quản trị nên có người đã dành ra một khoảng thời gian dài để nghiên cứu về nó, trong đó, không thể không nhắc đến Bob Tricker, ông chính là cha đẻ của Coporate Governance (CG), ông đã cho xuất bản rất nhiều quyển sách về CG, và một trong số đó đã được giới thiệu ở Việt Nam, đó cũng là quyển sách được các chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới đánh giá là quyển sách hay nhất và kinh điển nhất hiện nay.

Đối với nền kinh tế và thực tiễn hoạt động củ các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, kiểm soát cần được đặt lên hàng tất yếu để tăng cường năng lực quản trị cho các nhà quản trị Việt Nam, từ đó mới giúp được doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển vững bền hơn.

Kiểm soát là quá trình đo lường, kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sai lệch, trên cơ sỡ đó đưa ra các biện phát và điều chỉnh kịp thời nhằm khác phục sại lêch và những nguyên cơ sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu của nó. Đó là quá trình tiến hành những hoạt động sửa sai cần thiết để đảm bảo sứ mạng và mục tiêu của

tổ chức được hoàn thành càng nhiều hiệu quả và hiệu năng càng tốt

Để việc kiểm tra có hiệu quá, người ta cần xây dựng các tiêu chuẩn và chọn phương pháp đo lường việc thực

hiện. Nếu nhà quản trị biết xác định tiêu chuẩn một cách thích hợp, đồng thời nắm vững kỹ thuật nhận định xem thực sự cấp dưới đang làm gì, đang đứng ở chỗ nào thì việc đánh giá kết quả thực hiện các công việc sẽ dễ dàng hơn. Khi khám phá ra sự sai lệch, người quản trị cần phải tập trung phân tích các sự kiện, tìm nguyên nhân sai lệch. Nếu đã biết rõ nguyên nhân thì người ta không khó khăn gì thực hiện biện pháp thích hợp để điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một số điểm then chốt trong công tác kiểm soát, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm soát

- Những điểm chính yếu của kiểm soát, ta cần quan tâm đến:

 Cái gì sẽ được kiểm soát

 Ở đâu trong cơ cấu bộ máy tổ chức sẽ được kiểm soát

 Ai sẽ chịu trách nhiệm về công tác kiểm soát ấy

- Lượng kiểm soát: nghĩa là có sự cân đối giữa kiểm tra trước, trong và sau khi hoàn thành công việc

- Chất lượng thông tin thu thập bởi kiểm soát là:

 Thông tin có ích?

 Thông tin có kịp thời?

 Thông tin có mang tính khách quan không?

- Sự linh hoạt của công tác kiểm soát: nghĩa là công tác kiểm soát có thích ứng được với các điều kiện thay đổi không

- Tỷ suất phi lợi nhuận có nhiều hứa hẹn: điều này liên quan tới thông tin thu thập được có đáng giá với chi phí để thu thập ấy không

- Nguồn của kiểm soát liên quan tới:

 Công tác kiểm soát được người khác gánh vác

 Công tác kiểm soát được quyết định bởi anh là người bị ảnh hưởng Hầu hết các nhà quản trị đều muốn có một cơ chế kiểm tra thích hợp và hiệu quả để duy trì hoạt động trong tổ chứ diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì có rất nhiều loại tổ chức, mang những đặc trưng công việc riêng, nên yêu cầu cơ chế kiểm tra của mội tổ chức đều khác nhau, tùy thuộc vào ý chí và nguyện vọng của người quản trị tổ chức đó. Tuy nhiên việc kiểm soát quản trị luôn phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng cơ chết kiểm soát bền vững và có chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thuyết động viên-quản trị khủng hoảng-dịch vụ trong doanh nghiệp (Trang 26 - 44)