Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 124 - 129)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

3.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu

Huy động vốn cho phát triển KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2018 cho thấy, bên cạnh những kết quả hết sức to lớn phản ánh những nỗ lực chung của các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên quan, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: khả năng đáp ứng về nguồn vốn thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư; một số địa phương chưa thật sự quan tâm tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tư, nhất là các cơng trình xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm ngân sách huyện, xã theo phân cấp; việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả chưa cao; vẫn cịn tình trạng ỷ lại, trơng chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách từ tỉnh cấp xuống địa phương. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác lập kế hoạch huy động vốn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Công tác lập kế hoạch huy động vốn đã được các cơ quan thực hiện theo

đúng quy định, phù hợp với chiến lược và tình hình thực tế của địa phương nhưng tính khả thi của kế hoạch chưa cao. Thực tế cho thấy huy động chủ yếu từ nguồn ngân sách hoặc bổ sung từ các nguồn đầu tư cho lĩnh vực khác, các nguồn ngồi ngân sách cịn hạn chế.

Cách thức tính tốn, thống kê nguồn vốn huy động để phát triển KCHT nông thơn cịn nhiều bất cập. Ví dụ, nguồn vốn tín dụng dành cho vay đối với các cơng trình hạ tầng nơng thơn theo thống kê thì rất thấp nhưng nếu tính lượng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho sản xuất và cho các nhà thầu vay để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM thì tỷ lệ vốn tín dụng q cao (phải chiếm trên 50% cơ cấu vốn xây dựng hạ tầng nơng thơn). Các doanh nghiệp khó có thể tách biệt bao nhiêu đồng vốn vay trong tổng vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Mặt khác, vốn doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng KCHT nông thôn hiện mới tính khoản vốn doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình, cịn vốn doanh nghiệp xây dựng hạ tầng để sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì chưa tính đến, cũng chưa tính vốn doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình như nước sạch, vệ sinh mơi trường nơng thơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch thì phải đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước, dây chuyền cơng nghệ, trang thiết bị và các hạng mục cơng trình xử lý nước sạch; doanh nghiệp xử lý rác thải, nước thải tập trung thì phải đầu tư nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục cơng trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa, giải trí phải xây dựng các khu trung tâm vui chơi, giải trí, điểm kinh doanh văn hóa, chi phí về môi trường của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc phân bổ vốn còn dàn trải, chưa phù hợp với tiến độ, tính cơng khai, minh bạch

Vẫn cịn tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chưa xác định rõ lĩnh vực KCHT cần ưu tiên đầu tư của từng địa phương khiến vốn

đầu tư đã ít lại bị lãng phí. Trong quản lý phân bổ các nguồn vốn còn thiếu cơ chế tổ chức phối hợp đồng bộ thống nhất, quá trình thực hiện việc phân cấp quản lý nguồn vốn còn chồng chéo, chưa phù hợp. Một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thơn có cùng một nguồn vốn đầu tư là ngân sách nhà nước nhưng có nhiều cơ quan quản lý theo những "kênh dẫn nguồn" khác nhau, như: kênh dẫn vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tập trung do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý phân phối bố trí vốn; kênh dẫn vốn tự có của ngân sách địa phương (huyện, xã) do cơ quan tài chính các cấp tham mưu cho UBND các cấp; kênh dẫn vốn từ vay Kho bạc Nhà nước và quỹ hỗ trợ phát triển do Sở Tài chính tham mưu và quản lý; thậm chí có kênh dẫn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước do doanh nghiệp chủ động đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến việc phân tán, chia cắt nguồn vốn, hiệu quả đồng vốn cho đầu tư phát triển khơng cao.

Một số tiêu chí về hạ tầng nơng thơn của Bắc Ninh đặt ra cao hơn so với tiêu chí quốc gia về NTM như: Tiêu chí về quy hoạch, kết cấu hạ tầng hệ thống y tế, giáo dục, trường học và nước sạch, vệ sinh môi trường... và để thực hiện được mục tiêu đặt ra đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong khi khả năng của các địa phương, nhất là các xã, huyện thuần nơng khó có thể đáp ứng được. Vì vậy, chủ yếu vấn trơng chờ từ nguồn ngân sách tỉnh điều tiết về và các chính sách hỗ trợ. Một số địa phương đã chủ động kêu gọi doanh nghiệp ứng vốn thi công dẫn dến nợ xây dựng cơ bản hoặc thi công kéo dài. Nhiều huyện có “đất sạch”, đã được đầu tư hạ tầng nhưng khơng tổ chức đấu giá được dẫn đến nguồn thu từ đất cịn khó khăn.

Thứ ba, chính sách huy động vốn để phát triển KCHT nơng thơn cịn có hạn chế thể hiện ở khối lượng vốn huy động từ nguồn ngoài NSNN chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn huy động.

- Với nguồn vốn được huy động từ NSNN:

Bắc Ninh là một trong những địa phương tự cân đối ngân sách và điều tiết cho ngân sách Trung ương từ năm 2011, nên nguồn vốn từ NSNN để phát triển KCHT nông thôn được huy động chủ yếu từ ngân sách tỉnh, ngân sách trung

ương hỗ trợ cho xây dựng KCHT nông thôn rất thấp, chỉ đạt 69 tỷ đồng (bằng 0,67% tổng vốn huy động) và chỉ dành cho hệ thống giao thơng chính. Mặt khác, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về chậm làm ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện các cơng trình hạ tầng nơng thơn. Điều đó dẫn đến, giai đoạn 2010 - 2016, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng NTM khá lớn. Đến 30/6/2016, nợ đọng trong xây dựng NTM ở Bắc Ninh là 566,5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh cịn nợ theo khối lượng hoàn thành là 378,5 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo giải quyết nợ đọng XDCB hạ tầng nông thôn bằng các nguồn như cải cách tiền lương, tăng thu và thu từ đấu giá đất xen kẹp trong khu dân cư, cụ thể: bố trí 300 tỷ đồng từ nguồn kinh phí cải cách tiền lương; 100 tỷ đồng từ tiền tăng thu ngân sách để hỗ trợ giải quyết nợ đọng; hơn 100 tỷ đồng từ đấu giá đất xen kẹp trong khu dân cư; số nợ còn lại (khoảng 66,5 tỷ đồng) sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016 để trả nợ. Đến hết 2016, Bắc Ninh đã giải quyết dứt điểm khoản nợ đọng xây dựng hạ tầng nông thôn 566,5 tỷ và không phát sinh thêm nợ mới [75].

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp: giai đoạn 2010 - 2018, đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển KCHT tăng lên hàng năm trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh song tỷ lệ đầu tư thấp, việc khai thác và phát huy nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, mơi trường sản xuất, kinh doanh cịn chưa thực sự thu hút đối với các doanh nghiệp trong việc mở rộng vốn đầu tư và loại hình đầu tư. Mặt khác, do những hạn chế trong khâu quản lý nên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển KCHT còn chưa cao, lợi nhuận thấp và khả năng sử dụng vốn không linh hoạt.

- Huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: các nhà đầu tư gặp khó khăn trong huy động nguồn tín dụng cho các cơng trình hạ tầng nơng thơn. Thị trường vốn và thị trường tín dụng ở nơng thơn chưa phát triển mạnh. Những chính sách, giải pháp hỗ trợ tín dụng cho hạ tầng nơng thôn của Bắc Ninh thời gian qua đã mang lại hiệu ứng tích cực. Song số lượng doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi chưa nhiều. Lãi suất cho vay mới, dù đã giảm mạnh nhưng các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ cũng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn. Quy

định về vay vốn, nguồn trả nợ và thanh toán nợ đọng xây dựng hạ tầng NTM của các địa phương còn thiếu đã làm cho việc phát sinh nợ đọng và giải quyết nợ đọng gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn và dài hạn để đầu tư cho các cơng trình hạ tầng nơng thơn như đường giao thơng cấp tỉnh, huyện, trường học, cơng trình y tế, nước sạch, khu xử lý nước thải, rác thải tập trung… bị giới hạn về thời gian và tỷ lệ vay vốn.

- Huy động nguồn vốn từ dân cư.

Thực tế huy động nguồn lực của người dân cho thấy những tồn tại và thách thức đặt ra: Nguồn lực từ ngân sách trung ương hỗ trợ còn chưa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện. Nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện xây dựng NTM nhưng sau đó giảm mạnh. Đóng góp của dân cư có giá trị lớn chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất xây dựng các cơng trình hạ tầng nơng thơn nên khi hồn thành các cơng trình này thì việc huy động nguồn lực từ nhân dân sẽ giảm đi rõ rệt và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày cơng lao động và tiền mặt...

Bên cạnh đó, nguồn lực huy động từ người dân ở các địa phương và trong cùng địa phương giữa các xã là khác nhau do đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phương. Những địa phương, các xã gần vùng đơ thị, có làng nghề, khu cơng nghiệp như thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, xã Nghĩa Đạo, Song Hồ (Thuận Thành), Phương Liễu (Quế Võ),... trong những năm qua có nguồn thu từ đất khá lớn, nguồn lực huy động từ người dân dễ hơn đã tạo nguồn thực hiện các mục tiêu xây dựng hạ tầng NTM. Đối với các địa phương khác, vốn huy động từ cộng đồng dân cư chủ yếu cho làm đường giao thông, trong khi hiện nay đường giao thơng thơn, xóm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cơ bản đã được cứng hóa nên số vốn huy động được khơng nhiều.

Thứ tư, huy động vốn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KCHT nông thôn

Dù hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư hiện đại làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt song vẫn còn chưa thực sự đồng bộ. Kết cấu hạ tầng giao

thông đô thị đang trở nên chật hẹp so với nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp, các tuyến đường xuống cấp nhưng kinh phí khơng đáp ứng u cầu cơng tác duy tu, sửa chữa. Vẫn còn một số tuyến đường giao thơng nơng thơn có chất lượng chưa đảm bảo, nhanh xuống cấp. Hạ tầng công nghiệp, thương mại đầu tư còn thấp so với tiềm năng nguyên liệu, dân số, lao động; hạ tầng nhà ở xã hội và nông thôn phát triển chưa đáp ứng kịp yêu cầu cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Hạ tầng khu, cụm cơng nghiệp cịn yếu, thiếu đồng bộ, nhất là về điện, nước thải và xử lý môi trường khiến cho vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường ở các làng nghề của Bắc Ninh xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân triển khai thiếu tích cực, cịn chưa đồng bộ, nhất quán, chưa mang tính hệ thống. Vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện chính sách chưa cao. Nhận thức của một bộ phận cán bộ cơ sở và hộ nơng dân về chính sách hỗ trợ hạ tầng nơng thơn chưa đúng, nên đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; nhiều địa phương không chủ động huy động nguồn lực cộng đồng dân cư và các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w