2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về các dịch vụ Viễn
2.3. Quản lý ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi đƣợc quản lý thông qua các chức năng thống kê, báo cáo theo chuyên mục, đề tài hay từng câu hỏi. Đặc biệt, chƣơng trình có thể thống kê các câu hỏi có thể sẽ cần phải thay đổi/hủy bỏ trong tƣơng lai (thông qua chức năng đánh dấu trên giao diện biên tập câu hỏi).
Các thành viên là giảng viên đƣợc phân quyền theo chuyên mục lớn hoặc đề tài câu hỏi. Việc phân quyền do quản trị viên thực hiện.
2.4. Phƣơng thức cập nhập câu hỏi và một số quy định về Font và cỡ chữ khi xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Biên tâ ̣p thông qua giao diện biên tập câu hỏi của website. - Cập nhập gián tiếp thông qua chức năng import từ file Excel.
- Để không bị nhảy font/cỡ chữ khi tạo câu hỏi, khi lấy bài kiểm tra, đảo/trộn bài kiểm tra, đảo/trộn nội dung câu hỏi trong bài kiểm tra, chƣơng trình quy định nhƣ sau:
Biên tập trực tiếp: sử dụng kiểu định dạng Normal (Bình thƣờng) trong chƣơng trình soạn thảo của website.
Nhóm đề tài: Phòng ĐHSCTB - 2013 Trang 24
Copy từ môi trƣờng Microsoft Word: sử dụng chức năng Paste from Word
(dán với định dạng Word) để copy nội dung từ Word vào chƣơng trình soạn thảo của website.
- Khi sử dụng chức năng import, cấu trúc File Excel phải đảm bảo đầy đủ các trƣờng nhƣ sau:
STT Tên trƣờng Ý nghĩa
1 Số thứ tự Thể hiện số thứ tự câu hỏi
2 Có thể thay đổi Đánh dấu câu hỏi có thể có sự thay đổi dữ kiện hoặc hủy bỏ trong tƣơng lai.
3 Loại câu hỏi Phân biệt loại câu hỏi (có một đáp án/nhiều đáp án/đúng, sai).
4 Độ khó Mức độ khó của câu hỏi (Dễ, Trung Bình, Khó)
5 Đề tài câu hỏi Đề tài câu hỏi.
6 Số lƣợng đáp án Thể hiện số lƣợng phƣơng án trả lời.
7 Tài liệu kiểm tra Đánh dấu câu hỏi dành cho tài liệu đào tạo nào (nếu có).
8 Câu hỏi Nội dung câu hỏi
9 Đáp án trả lời Nội dung các phƣơng án trả lời 10 Đáp án trả lời đúng Đánh dấu phƣơng án trả lời đúng 11 Gợi ý trả lời Nội dung gợi ý trả lời (nếu có).
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang25
CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LỚP HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIÊN
1. Mục tiêu
Đánh giá đƣợc kiến thức của học viên trong quá trình đào tạo, kết thúc lớp học bằng cách làm bài kiểm tra và chấm bài kiểm tra.
Học viên đƣợc tự do lựa chọn lớp học phù hợp với yêu cầu bản thân để củng cố, nâng cao kiến thức qua sự trợ giúp của giảng viên và sự trao đổi với bạn học.
Trong quá trình đào tạo, hoặc tự học, học viên có thể tự tạo các bài trắc nghiệm để kiểm tra và nâng cao kiến thức của mình.
2. Xây dựng lớp học, bài kiểm tra 2.1. Xây dựng lớp học 2.1. Xây dựng lớp học
2.1.1. Cơ sở xây dựng lớp học
- Dựa theo những thông tin phản hồi về sự cần thiết của 1 hoặc nhiều vấn đề có sự quan tâm lớn của các học viên.
- Dựa theo sự thay đổi của quy trình, công nghệ mà giảng viên thấy là cần thiết cho việc bổ sung kiến thức cho học viên.
- Dựa theo yêu cầu đào tạo của đơn vị.
2.1.2. Thiết kế lớ p ho ̣c
Việc thiết kế lớp học rất quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao kiến thức cho học viên, các lớp học cần phải đƣợc trình bày đẹp với tiêu chí, mục đích rõ ràng để học viên đăng ký tham gia lớp học hào hứng và tự nguyện. Bài giảng của lớp học cần ngắn gọn, cô đọng, nhấn mạnh đến vấn đề trọng tâm, không lan man, dài dòng, không đặt nặng tính lý thuyết, học viên sau khóa học sẽ ứng dụng đƣợc ngay vào công việc.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang26
Để xác định tính hiệu quả của lớp học thì bài kiểm tra khi kết thúc lớp học là yếu tố không thể thiếu, vì vậy việc thiết kế bài kiểm tra cho lớp học cần phải đảm bảo đủ các yếu tố nhƣ số lƣợng câu hỏi, thời lƣợng kiểm tra, hỗ trợ ôn tập, hệ thống lại kiến thức mà học viên đã đƣợc học.
Giảng viên sẽ thực hiện các thao tác xây dựng lớp học bao gồm các thông tin sau:
Tên lớp học: việc đặt tên rõ ràng cho lớp học giúp học viên lựa chọn nhanh chóng
những lớp học mà mình quan tâm.
Giới thiệu lớp học: đây là một trong những điều thu hút học viên nhất, học viên chỉ
tham gia một lớp học khi họ hiểu đƣợc lớp học đó muốn truyền tải kiến thức gì và sau khi học xong học viên sẽ đạt đƣợc những gì.
Trạng thái lớp: nếu giảng viên muốn đƣa lớp học vào sử dụng ngay thì đặt chế độ
Kích hoạt, ngƣợc lại nếu vẫn đang xây dựng lớp học thì đặt chế độ Không kích hoạt.
Chuyên đề lớp học: nhằm mục đích giúp học viên hiểu nhanh hơn lớp học sẽ liên
quan đến lĩnh vực gì.
Bài giảng: một lớp học muốn sinh động, thu hút học viên thì nhất thiết bài giảng
của lớp phải đƣợc giảng viên trau chuốt và cô đọng, vì vậy trƣớc khi xây dựng lớp học giảng viên cần xây dựng bài giảng kỹ lƣỡng.
Các câu hỏi kiểm tra: để đánh giá học viên có tiếp thu đƣợc những kiến thức truyền
tải trong lớp học, giảng viên cần xây dựng, chọn lựa kỹ lƣỡng câu hỏi liên quan đến các vấn đề mà lớp học truyền tải, khi đó giảng viên mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả của lớp học.
Số lượng câu hỏi kiểm tra: đây là số câu hỏi trong bài kiểm tra hết lớp, đƣợc chọn
lựa ngẫu nhiên từ các câu hỏi kiểm tra trên.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang27
Hình 4.1. Xây dựng lớp học
2.2. Xây dựng bài kiểm tra
2.2.1. Cơ sở cho việc xây dựng bài kiểm tra
Với dạng kiểm tra bắt buộc:
- Để kiểm tra kiến thức, trình độ theo định kỳ của những học viên mà giảng viên thấy cần thiết, giảng viên sẽ tập hợp danh sách những học viên này, sau đó lựa chọn những câu hỏi phù hợp với mục đích kiểm tra để đánh giá một cách khách quan kiến thức của họ. Từ đó có hƣớng hỗ trợ, giúp đỡ các học viên còn yếu kém nâng cao trình độ.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang28
- Dựa theo yêu cầu kiểm tra CBCNV của đơn vị theo định kỳ hoặc đột xuất, các học viên đƣợc chọn thƣờng là CBCNV của đơn vị.
Với dạng trắc nghiệm mẫu:
- Giảng viên căn cứ vào nhu cầu ôn tập kiến thức lặp đi lặp lại sẽ xây dựng các bài trắc nghiệm mẫu mà sẽ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất.
- Dựa theo sự cần thiết của một hoặc nhiều vấn đề có sự quan tâm lớn của các học viên.
2.2.2. Thiết kế bài kiểm tra
2.2.2.1. Cấu trúc và cách tính điểm bài kiểm tra: Cấu trúc:
- Đối với dạng Trắc nghiệm theo chuyên mục tự chọn và Trắc nghiệm theo tài liệu đào tạo: số lƣợng câu hỏi tối đa là 40 câu với thời lƣợng 60 phút.
- Đối với dạng Kiểm tra bắt buộc, Kiểm tra kết thúc lớp và Trắc nghiệm theo mẫu: số lƣợng câu hỏi tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng bài kiểm tra của giảng viên (tuy nhiên không đƣợc ít hơn 10 câu mỗi bài kiểm tra), thời gian trả lời mỗi câu là 1,5 phút.
Cách tính điểm:
- Đối với mỗi câu hỏi:
Trả lời đúng, đủ đáp án: 1 điểm
Trả lời sai, thừa hoặc thiếu đáp án: 0 điểm - Đối với cả bài kiểm tra:
Điểm học viên đạt đƣợc = Tổng số câu trả lời đúng/ Tổng số câu hỏi, sau đó quy về thang 10.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang29
Cách xác định thời gian trả lời một câu hỏi, thời gian và số lƣợng câu hỏi cho một bài kiểm tra:
- Thời gian trả lời một câu hỏi là 1,5 phút, với một bài kiểm tra khoảng 40 câu, thời gian làm bài trong vòng 60 phút.
Bài kiểm tra phải có độ khó hợp lý, phù hợp với thời gian làm bài của học viên, tránh ra những bài kiểm tra đánh đố học viên. Không nên ra bài kiểm tra kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt.
2.2.2.2. Phƣơng pháp đảo, trộn phƣơng án trả lời và câu hỏi trong bài kiểm tra:
Phƣơng pháp đảo, trộn phƣơng án trả lời trong một câu hỏi:
- Việc đảo trộn phƣơng án trả lời trong một câu hỏi nhằm tránh trƣờng hợp học viên học vẹt đáp án (chỉ cần nhớ câu hỏi này tƣơng ứng với đáp án số mấy chẳng hạn), nếu kiểm tra theo phƣơng pháp truyền thống sẽ rất dễ bị hiện tƣợng này.
- Phƣơng pháp đảo trộn phƣơng án trả lời đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Chƣơng trình sẽ truy vấn dữ liệu câu hỏi, sau đó sử dụng ID của câu hỏi này truy vấn các phƣơng án trả lời tƣơng ứng, rồi thực hiện câu lệnh RAND để xáo trộn ngẫu nhiên, kết quả khi đƣa ra màn hình học viên sẽ là một thứ tự hoàn toàn ngẫu nhiên không thể đoán trƣớc.
Câu lệnh truy vấn:
SELECT * FROM phuongantraloi WHERE id_cauhoi= cauhoi_baikiemtra ORDER BY RAND();
Phƣơng pháp đảo, trộn câu trong bài kiểm tra:
- Việc đảo câu hỏi trong bài kiểm tra nhằm tránh trƣờng hợp học viên chỉ cần nhớ thứ tự các câu hỏi trong bài kiểm tra rồi chọn phƣơng án tƣơng ứng, phƣơng
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang30
pháp truyền thống thƣờng là một bài kiểm tra áp dụng cho rất nhiều học viên nên không tránh đƣợc tình trạng này.
- Phƣơng pháp đảo trộn câu trong bài kiểm tra đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Chƣơng trình sẽ truy vấn dữ liệu bài kiểm tra, sau đó sử dụng ID của bài kiểm tra này truy vấn các câu hỏi tƣơng ứng, rồi thực hiện câu lệnh RAND để xáo trộn ngẫu nhiên, các câu hỏi đƣợc sắp xếp thứ tự ngẫu nhiên này sau đó sẽ đƣợc truy vấn các phƣơng án cũng theo một thứ tự ngẫu nhiên nhƣ đã trình bày ở trên.
Câu lệnh truy vấn:
SELECT * FROM cauhoi WHERE id_baikiemtra=
id_baikiemtra_dangsudung ORDER BY RAND();
2.2.2.3. Cách tổ hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng tạo thành các bài kiểm tra, trắc nghiệm:
Với tổng số trên 700 câu hỏi trắc nghiệm, nếu chọn 40 câu cho 1 bài kiểm tra 60 phút thì số bài kiểm tra giảng viên có thể có là tổ hợp chập 40 của 700. Với lƣợng câu hỏi phong phú nhƣ vậy thì việc tạo bài kiểm tra là hoàn toàn linh động và có độ tùy biến cao.
Việc tổ hợp hệ thống để tạo thành bài kiểm tra, trắc nghiệm phụ thuộc vào loại hình bài kiểm tra, trắc nghiệm.
- Bài trắc nghiệm tự tạo: hệ thống sẽ tự động lấy ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi tƣơng ứng với chuyên mục, đề tài mà học viên lựa chọn với số lƣợng tối đa 40 câu hỏi tƣơng ứng với 60 phút làm bài.
- Bài trắc nghiệm ôn tập tài liệu: hệ thống sẽ tự động lấy ngẫu nhiên các câu hỏi trong tổng số các câu hỏi đƣợc gắn với tài liệu với số lƣợng tối đa 40 câu hỏi tƣơng ứng với 60 phút làm bài.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang31
- Bài trắc nghiệm mẫu, bài kiểm tra bắt buộc, bài kiểm tra kết thúc lớp: hệ thống sẽ tự động lấy ngẫu nhiên các câu hỏi trong tổng số các câu hỏi đã đƣợc giảng viên lựa chọn khi xây dựng bài kiểm tra, trắc nghiệm. Số lƣợng câu hỏi đƣợc sinh ra trong bài kiểm tra do giảng viên chỉ định, thời gian kiểm tra bằng số lƣợng câu hỏi đƣợc sinh ra * 1,5 phút.
3. Đánh giá kết quả đào tạo và quá trình tự rèn luyện của học viên
Đối với giảng viên việc đánh giá theo các phƣơng pháp sau:
- Do tính đặc thù là trực tuyến nên có thể yêu cầu mỗi học viên đƣa ra ý kiến của riêng mình đồng thời có ý kiến phản biện/đánh giá đối với bài thảo luận của học viên khác (học viên không gặp nhau trực tiếp nên ít thuận lợi hơn khi thảo luận nhóm nhƣng lại có đủ thời gian để đƣa ra ý kiến riêng của mình).
- Thông qua điểm số kiểm tra kết thúc lớp và những phản hồi từ học viên giảng viên có thể xác định đƣợc điều này. Giảng viên có thể thông qua trao đổi với các học viên có điểm số thấp hoặc các học viên đã tham gia lớp học nhiều lần để xác định đƣợc sự hiệu quả của lớp học.
Tuy nhiên do mục tiêu của đề tài là hƣớng tới học viên là chủ yếu chứ không đặt nặng vấn đề kiểm soát của giảng viên nên học viên có thể tự đánh giá thành tựu bản thân qua các phƣơng pháp sau:
- Thông qua bảng đánh giá tổng quát của hệ thống: học viên có cái nhìn tổng quát về sự tiến bộ cũng nhƣ sự hạn chế của bản thân.
- Thông qua chức năng Báo cáo kiến thức của hệ thống: với chức năng này học viên sẽ thấy rõ bản thân còn yếu ở lĩnh vực nào, những câu hỏi cũng nhƣ các lỗi hay mắc phải, từ đó ôn luyện thêm để vƣợt qua những khó khăn đó.
- Thông qua Đồ thị tổng hợp với 5 dạng:
Đồ thị tổng quát các bài kiểm tra, trắc nghiệm đã thực hiện: tính điểm trung bình theo từng tháng với 3 năm gần nhất của toàn bộ bài kiểm tra, trắc nghiệm đã thực hiện.
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang32
Đồ thị các bài trắc nghiệm tự tạo đã thực hiện: tính điểm trung bình theo từng tháng với 3 năm gần nhất của toàn bộ bài trắc nghiệm mà thành viên tự tạo ra đã thực hiện.
Đồ thị các bài trắc nghiệm do giảng viên tạo mẫu thực hiện: tính điểm trung bình theo từng tháng với 3 năm gần nhất của toàn bộ bài trắc nghiệm do giảng viên tạo mẫu mà thành viên đã thực hiện.
Đồ thị các bài kiểm tra bắt buộc đã thực hiện: tính điểm trung bình theo từng tháng với 3 năm gần nhất của toàn bộ bài kiểm tra theo định kỳ (bắt buộc) mà thành viên có tên trong danh sách đã thực hiện.
Đồ thị các bài kiểm tra hết lớp đã thực hiện: tính điểm trung bình theo từng tháng với 3 năm gần nhất của toàn bộ bài kiểm tra kết thúc các lớp học mà thành viên tham gia học.
- Bên cạnh đó hệ thống có chức năng down/up level học viên thông qua các kết quả kiểm tra học viên đã thực hiện. Việc down/up level sẽ làm học viên hứng thú hơn cũng nhƣ sẽ cẩn thận và nghiêm túc hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cách tính level học viên nhƣ sau:
Học viên ban đầu có level =0
Sau khi thực hiện ít nhất 50 bài kiểm tra, trắc nghiệm, hệ thống sẽ đánh giá level theo công thức:
o Số bài kiểm tra có điểm >=7 dat 50%: level 1
o Số bài kiểm tra có điểm >=7 dat 65%: level 2
o Số bài kiểm tra có điểm>=7 dat 80%: level 3
o Số bài kiểm tra co diem >=8 <9 =1,5 bai
o Số bài kiểm tra có điểm >=9 <10 = 2 bai
Phòng Điều hành sửa chữa thuê bao - TTĐHTT Trang33
Hệ thống căn cứ vào điểm trung bình học viên đạt đƣợc để xác định level học viên, qua đó học viên sẽ có nỗ lực hơn nữa để đạt level cao hơn, đồng nghĩa với việc chứng tỏ sự tiến bộ của bản thân.
Với những phƣơng pháp đánh giá và tự đánh giá nhƣ trên, thành viên hoàn toàn có thể tự thấy mức độ tiến bộ cũng nhƣ các khiếm khuyết, hạn chế trong các lĩnh vực,