Loại tài khoản này dùng để phản ánh số thu của NSNN và số điều tiết cho NS các cấp.
Việc phản ánh trên tài khoản loại này cần phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Kế toán chi tiết thu NSNN theo các tiêu thức sau:
- Cấp ngân sách: trung ương, tỉnh, huyện, xã
- Niên độ ngân sách: năm nay, năm trước, năm sau
- Theo tính chất khoản thu: trong cân đối, tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách
- Theo mục lục NSNN, mã số đối tượng nộp thuế, mã nguồn ngân sách (nếu có).
2.4.3.1 Tài khoản 70 - Thu ngân sách trung ương
Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu NSNN đã được điều tiết cho NSTW
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu NSTW.
+ Kết chuyển thu NSTW năm trước về KBNN cấp trên theo Lệnh tất toán tài khoản.
+ Kết chuyển thu ngân sách trung ương khi quyết toán năm trước được duyệt.
* Bên Có:
+ Các khoản thu NSTW.
+ Phục hồi thu NSTW năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN và các KBNN tỉnh, thành phố)
* Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách trung ương chưa quyết toán.
2.4.3.2 Tài khoản 71 - Thu ngân sách cấp tỉnh
Tài khoản này được mở tại các KBNN tỉnh, huyện để phản ánh các khoản thu NSNN đã được điểu tiết cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp tỉnh).
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu thuộc NS cấp tỉnh.
+ Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước về KBNN tỉnh.
+ Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước khi quyết tốn năm được duyệt.
* Bên Có:
+ Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh.
+ Phục hồi số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN tỉnh
* Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách cấp tỉnh chưa quyết toán.
2.4.3.3 Tài khoản 72 - Thu ngân sách cấp huyện
Tài khoản này được mở tại KBNN tỉnh, huyện để phản ánh các khoản thu ngân sách đã điều tiết cho ngân sách quận, huyện, thị xã (ngân sách cấp huyện).
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu thuộc ngân sách cấp huyện.
+ Kết chuyển số thu của ngân sách cấp huyện năm trước khi quyết tốn năm được duyệt.
* Bên Có: Các khoản thu của ngân sách cấp huyện.
2.4.3.4 Tài khoản 73 - Thu ngân sách cấp xã
Nội dung, kết cấu của Tài khoản 73 tương tự như Tài khoản 70, 71, 72 nhưng hạch toán các khoản thu ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (ngân sách cấp xã).
2.4.3.5 Tài khoản 74 - Điều tiết thu NSNN
Tài khoản này dùng để điểu tiết các khoản thu của NSNN cho các cấp ngân sách.
* Bên Nợ:
+ Số điều tiết cho ngân sách các cấp. + Điều chỉnh số thối thu NSNN.
* Bên Có:
+ Số thu NSNN.
+ Điều chỉnh số thối thu NSNN. * Tài khoản này khơng có số dư.
2.5. Một số loại sổ kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN bằngtiền mặt tiền mặt
Khái niệm: Số kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép,
hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Sổ kế tốn bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết.
• Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội dung nghiệp vụ (theo tài khoản kế toán áp dụng trong hệ thống KBNN). Số liệu trên Sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình thu – chi ngân sách, tình hình tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp vụ của một đơn vị KBNN.
• Sổ chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần thiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế tốn chi tiết cung cấp các thơng tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN.
2.5.1 Sổ cái tài khoản trong bảng (Mẫu số S1-01/KB)
Mục đích
Sổ cái tài khoản trong bảng dùng để ghi chép tổng hợp nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám sát sự biến động của các loại tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Số liệu trên sổ cái tài khoản trong bảng được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết các tài khoản trong bảng và được sử dụng để lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ cái này là chứng từ, chứng từ ghi sổ hoặc các sổ chi tiết tài khoản.
Kết cấu và phương pháp ghi chép • Cột 1: Ghi ngày phát sinh;
• Cột 2: Phản ánh số phát sinh bên Nợ của tài khoản; • Cột 3: Phản ánh số phát sinh bên Có của tài khoản;
• Cột 4,5: Phản ánh số dư của tài khoản (bên Nợ hoặc bên Có);
2.5.2 Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (Mẫu số S2-01/KB)
Mục đích
Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt dùng để ghi chép và theo dõi chi tiết số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt được quản lý tại KBNN. Sổ được mở chi tiết của từng loại tiền: Tiền mặt tại kho bạc, tiền mặt đang chuyển, tiền mặt thu theo túi niêm phong.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu, chi tiền mặt. Kết cấu và phương pháp ghi chép
Dòng đầu tiên của sổ phản ánh số dư đầu kỳ tại cột phát sinh Nợ (cột 8)
• Cột 1: Ghi số thứ tự; • Cột 2: Ngày ghi sổ; • Cột 3: Ghi sổ chứng từ; • Cột 4: Ghi sổ bút tốn;
• Cột 5: Diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ trên chứng từ;
• Cột 6: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
• Cột 7: Ghi ký hiệu thơng kê của nghiệp vụ; • Cột 8: Phản ánh số tiền mặt đã thu;
• Cột 9: Phản ánh số tiền mặt đã chi;
Dòng cuối cùng của sổ phản ánh số dư cuối kỳ tại cột phát sinh Nợ cột 8.
Hàng ngày, sau khi kiểm quỹ, Kế toán và Thủ quỹ thực hiện đối chiếu số liệu trên Sổ quỹ với Sổ kế toán và thực hiện ký theo chức danh quy định
2.5.3 Sổ chi tiết thu NSNN (Mẫu số S2-05/KB)
Mục đích:
Sổ chi tiết thu NSNN dùng để ghi chép các khoản thu NSNN bằng đồng Việt Nam chi tiết theo mục lục NSNN, theo mã đối tượng nộp thuế, mã nguồn, và số phân chia cho các cấp ngân sách. Sổ này dùng để đối chiếu số liệu với các cơ quan liên quan.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu NSNN bằng đồng Việt Nam.
Kết cấu và phương pháp ghi chép •Cột 1: Ghi số thứ tự;
•Cột 2: Ngày ghi sổ; •Cột 3: Ghi sổ chứng từ; •Cột 4: Ghi số bút tốn;
•Cột 5: Nội dung các khoản nộp NSNN; •Cột 6: Ghi mã số đối tượng nộp thuế; •Cột 7: Ghi mã nguồn ngân sách; •Cột 8: Ghi mục lục NSNN;
•Cột 9: Ghi mã điều tiết;
•Cột 10: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
•Từ cột 13 đến cột 16: Ghi số tiền phân chia cho các cấp ngân sách được hưởng;
•Các chỉ tiêu số dư đầu kỳ phát sinh trong kỳ, luỹ kế năm, số dư cuối kỳ được phản ánh ở các cột 11, 12, 13, 14, 15, 16.
2.5.4 Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số S2-07/KB)
Mục đích:
Sổ chi tiết chi NSNN dùng để ghi chép các khoản phát sinh về chi ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo từng khoản, đơn vị sử dụg ngân sách, tính chất nguồn kinh phí, mã nguồn ngân sách, mục lục NSNN; Dùng sổ này để đối chiếu số liệu với đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan Tài chính.
Căn cứ lập:
Căn cứ để lập số là các chứng từ chi NSNN bằng đồng Việt Nam.
Kết cấu và phương pháp ghi chép: • Cột 1: Ghi số thứ tự;
• Cột 2: Ngày ghi sổ; • Cột 3: Ghi số chứng từ; • Cột 4: Ghi số bút tốn;
• Cột 5: Ghi nội dung các khoản phát sinh về chi NSNN; • Cột 6: Ghi mục lục NS của các khoản chi;
• Cột 7: Ghi mã nguồn của các khoản chi (nếu có);
• Cột 8: Ghi mã tính chất nguồn kinh phí của các khoản chi;
• Cột 10: Số tiền phát sinh bên Nợ của tài khoản; • Cột 11: Số tiền phát sinh bên Có của tài khoản;
• Các dịng “Số dư đầu kỳ” và “Số dư cuối kỳ” được ghi vào cột 10;
• Các dịng “Tổng phát sinh” và “Luỹ kế năm” được ghi vào cả 2 cột 10 và 11
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
1. Khái niệm
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người,
các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt động thu thập, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào của hệ thống được lấy vào từ các nguồn và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý được chuyển đến các đích hoặc cập nhật vào kho dữ liệu.
Hình minh hoạ sau đây cho thấy mọi hệ thống thơng tin có bốn bộ phận: Bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra (xem hình 1)
Hình 1: Mơ hình hệ thống thơng tin
Một hệ thống thơng tin kế tốn được hiểu là một tập hợp các nguồn lực như con người, thiết bị máy móc được thiết kế nhắm biến đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thơng tin.
Hình 2: Mơ hình hệ thống thơng tin kế tốn tự động hóa.
Nguồn Kho dữ liệu Thu thập Xử lý và lưu giữ Phân phát Đích Dữ liệu kế tốn (chứng từ, sổ sách) Phần cứng Các thủ tục Cơ sở dữ liệu Phần mềm Con người Thông tin kế tốn (Báo cáo tài chính NSNN, báo cáo kế tốn quản trị)
Như vậy, hệ thống thông tin kế tốn NSNN có thể được hiểu là một hệ thống thơng tin có sự ứng dụng cơng nghệ thông tin, dưới quyền chủ động của con người để thực hiện các chức năng ghi nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp thơng tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản mà KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Nó cho phép ghi chép, theo dõi mọi biến động về NSNN và q trình hoạt động của KBNN.
Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp; Cung cấp những số liệu để kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, thực hiện chế độ kế toán, chấp hành các chế độ, chính sách của nhà nước và của ngành. Báo cáo tài chính cịn cung cấp các số liệu chủ yếu làm cơ sở phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, của từng đơn vị Kho bạc và của toàn bộ hệ thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả.
Báo cáo kế tốn quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống. Báo cáo kế tốn quản trị có thể được lập trên cơ sở số liệu sổ kế toán hoặc từ số liệu trên điện báo được tổng hợp trong hệ thống KBNN
Mơ hình xử lý hệ thống thơng tin kế tốn NSNN có:
- Phương pháp kế tốn: chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp và cân đối.
- Mục đích: cung cấp thơng tin kế tốn cho các đối tượng là lãnh đạo KBNN, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN.
2. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT
Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó.
•Phân tích hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đốn về tình hình thực tế.
•Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mơ hình logic và mơ hình vật lý ngồi của hệ thống.
•Thực hiện HTTT liên quan đến xây dựng mơ hình vật lý trong của hệ thống mới và chuyển mơ hình đó sang ngơn ngữ tin học.
•Cài đặt hệ thống là tích hợp nó vào hoạt động của tổ chức.
Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT: 1) Những vấn đề về quản lý.
2) Những yêu cầu mới của nhà quản lý. 3) Sự thay đổi của công nghệ.
3. Các giai đoạn phát triển HTTT3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu
Mục đích: Cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống.
Vị trí: Đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành công của một dự án. Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn này sẽ rất có thể làm lùi bước trên tồn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn cho tổ chức.
Đánh giá đúng yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ lớn của dự án và những thay đổi có thể, đánh giá tác động của những thay đổi đó, đánh giá tính khả thi của dự án và đưa ra những gợi ý cho người chịu trách nhiệm ra quyết định. Giai đoạn này phải được tiến hành trong thời gian tương đối ngắn để khơng kéo theo nhiều chi phí và thời giờ.
Các cơng đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu: 1) Lập kế hoạch
2) Làm rõ yêu cầu 3) Đánh giá khả thi
4) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về đánh giá yêu cầu
3.2. Giai đoạn: Phân tích chi tiết
Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu.
Mục đích: Hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những ngun nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những địi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với
hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần đạt tới.
Để làm được điều này phân tích viên phải có một hiểu biết sâu sắc về mơi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống.
Vị trí: Đánh giá về tầm quan trọng của giai đoạn này James Mckeen đã nhận xét: “Những người có thành cơng nhất, nghĩa là những tơn trọng nhất các ràng buộc về tài chính, về thời gian và được người sử dụng hài lòng nhất, cũng là những người đã dành nhiều thời gian nhất cho những hoạt động phân tích chi tiết và thiết kế lơ gíc”.
Giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các cơng đoạn sau: 1) Lập kế hoạch phân tích chi tiết.
2) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. 3) Nghiên cứu hệ thống thực tại.
4) Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. 5) Đánh giá lại tính khả thi.
6) Thay đổi đề xuất của dự án.
7) Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
3.3.Giai đoạn 3: Thiết kế lơ gíc
Mục đích: Nhằm xác định tất cả các thành phần lơ gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của