4.5.1.1 Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước
Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hướng mạnh xuất khẩu, phát huy sức mạnh trong nước nhằm giảm nhập khẩu hàng hoá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt chúng là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì xu hướng toàn cầu hoá của nước ta có nhiều thuận lợi xong cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức lớn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được mục tiêu là nước công nghiệp vào năm 2010.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì khoa học công nghệ có vai trò quan trọng và là động lực giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhân tố con người không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Nhận thức được điều này chúng ta đã, đang và tiếp tục trong những năm tới sẽ đầu tư mạnh mẽ, đầu tư theo chiều hướng sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Về nguồn nhân lực chúng ta sẽ đa dạng hoá quá trình đào tạo, đa dạng hoá để thu hút nguồn lao động chất xám trong và ngoài nước.
4.5.1.2 Căn cứ vào tình hình phát triển của nghành công nghệ phần mềm ở Việt Nam
Cho đến nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp. Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh,
40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8%.. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1% Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà.
Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm. Đây chính là hạn chế trong mong muốn khẳng định thương hiệu phần mềm doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ lao động phần mềm và nội dung số đã phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 35% đến 40%. Cả nước hiện có 99 đại học, 105 trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin; ngoài ra, còn có 72 trung tâm đào tạo liên kết với nước ngoài cấp bằng CNTT. Số sinh viên nhận bằng kỹ sư và cử nhân CNTT hàng năm lên khoảng 10 nghìn người, nhưng vẫn là con số quá
nhỏ so với nhu cầu đòi hỏi hiện nay.
4.5.1.3 Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của công ty
4.5.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty
Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như ở phần trên tôi đã trình bày. Từ đó, nhận thấy công ty đã đạt một số kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế cần được khắc phục như: Vấn đề marketing nhằm phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm; quay vòng vốn nhanh; đào tạo nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên. Khi các vấn đề này được giải quyết thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao tạo ưu thế và thị phần trong xã hội. Muốn vậy Công ty phải tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đích thực, có ý nghĩa và hơn thế nữa có tính khả thi cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới và lâu dài.
Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tạicông ty, Cùng với việc nghiên cứu các giải pháp và khắc phục mục tiêu phương hướng phát triển mà công ty đã nêu ra. Tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới như sau:
4.5.2.1 Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác Công ty cổ phần Misa khi tham gia sản xuất kinh doanh đều theo đuổi mục tiêu thu lợi nhuận cao. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu hang đầu vì nó quyết định sự sống còn và chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải coi trọng các mục tiêu khác: Tạo việc làm cho người lao động, chú ý tới hiệu quả chung của toàn xã hội.
Bên cạnh các mục tiêu dài hạn, công ty cần xác định mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu cụ thể mục tiêu hàng đầu để phù hợp với sự thay đổi của môi
trường kinh doanh trong từng thời kỳ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Để thực hiện mục tiêu của công ty với kết quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn nguồn nhân lực như hiện nay, công ty cần xác định phương hướng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và biện pháp đầu tư phù hợp để sử dụng triệt để nguồn lực đã có, hạn chế rủi ro và tận dụng thời cơ. Mục tiêu trước mắt Công ty cần xác định tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tới nhiều đối tượng ngoài các doanh nghiệp mà phải hướng tới các tổ chức kinh tế nói chung.
4.5.2.2 Giải pháp về tài chính vốn
- Nâng cao chất lượng công tác hạch toán kinh doanh, tiến hành phân tích kinh tế, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hoạt động kém hiệu quả, các chi phí vượt định mức trong sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng công tác khi ký kết hợp đồng kinh tế, công tác ký kết các hợp đồng kinh tế phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của công ty.
- Lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính chi tiết, phân tích tính toán kỹ thuật trước khi đầu tư.
- Có các biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, khoa học. Luôn đề ra các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược giá thành sản phẩm để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh.
4.5.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Để hoạt động của công ty có hiệu quả cao đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, nghiệp vụ giỏi. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm phát triển nguồn nhân
lực để mở rộng quy mô thị trường và để có được bộ máy hoạt động có trình độ phù hợp với tình hình hiện nay.
Công ty cần phải có một phương hướng và kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Việc đào tạo phải có tính chọn lọc, sắp xếp theo trình tự ưu tiên. Công ty có thể đa dạng hoá các hình thức đào tạo phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để tuyển dụng nhân viên phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.
Trong những năm tới, dự đoán quy mô hoạt động của công ty sẽ tăng lên, do đó công ty có thể có nhu cầu tuyển thêm lao động. Đây là điều kiện để công ty có thể bổ sung thêm cán bộ có trình độ cao, do vậy công ty cần phải có kế hoạch tuyển dụng hợp lý và việc tuyển lao động cần phải dựa trên các điều kiện: Là người có bằng cấp, có trình độ thật sự trong kinh doanh, có trình độ tay nghề, có đạo đức, có sức khoẻ, …
4.5.2.4 Giải pháp về thị trường
Công ty phải hình thành một bộ phận chuyên làm công tác điều tra nghiên cứu và phân tích thị trường. Bộ phận này nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, hoạt động marketing nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ thị trường, từ việc tiếp cận khách hang để thấy được hiện nay trên thị trường xu hướng tiêu dùng loại sản phẩm nào, chất lượng ra sao, … trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt được mục tiêu như mong muốn
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, xong qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy sản xuất kinh doanh các loại phần mềm còn phức tạp hơn nhiều đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, khả năng và bản lĩnh và khả năng làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố thuận lợi luôn là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất lâu dài nhất.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hết sức cấn thiết. Chỉ thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mới thấy được kết quả cuối cùng mà công ty đã đạt được sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, những khả năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết cũng như những hạn chế. Đồng thời cũng tìm ra những thiếu sót, tìm ra nguồn gốc phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vận dụng vào
nghiên cứu tại công ty cổ phần Misa. Đó là phân tích tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục yếu kém cũng như giải pháp về sản phẩm, thị trường tiêu thụ…
Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Misa trong những năm qua cho thấy: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 là 10,447,36 tăng 6,03% so với năm 2006, năm 2008 là 10,051,66 giảm 3,79% so với năm 2007 Xét bình quân trong 3 năm tốc độ bình quân của lợi nhuận tăng 1.12%. Điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động không đều qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với những kết quả đạt được trong những năm qua trong những năm tới công ty cần phát huy thế mạnh và có kế hoạch sản xuất kinh doanh thật hơp lý để có được kết quả tốt nhất
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm;
Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất;
Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần
mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT.
Trên quan điểm này cần thực hiện
Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%;
Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;.
Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm;
Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực.
Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm:
Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM;
Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật;
Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới;
Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI),
chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành;
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư;
Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung.
Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành.
5.2.2 Đối với công ty
- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà