Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của mặt dự án thông qua việc:
- Xem xét và đánh giá nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tƣ.
- Xem xét các khoản chi phí thực hiện kể từ khi soạn thảo đến kết thúc dự án đầu tư; xem xét lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi thực hiện dự án.
- Xem xét và đánh giá mức độ an tồn của tài chính khi thực hiện dự án thơng qua việc đánh giá độ an toàn của nguồn vốn huy động, khả năng thanh tốn các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, các kết quả tính tốn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi có các yếu tố khách quan tác động theo hƣớng bất lợi.
Với mục đích xem xét lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi thực hiện dự án, luận văn tiếp cận phân tích tài chính trong giai đoạn vận hành và khai thác dự án với mục tiêu là theo dõi tình hình tài chính thực tế khi triển khai dự án để đánh giá hiệu quả đầu tư và có những đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tế.
1.3.2 Vai trị của phân tích tài chính đối với dự án đầu tư
Đối với chủ đầu tƣ: Phân tích tài chính là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để chủ đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản của mình.
Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. Các phân tích tài chính khả thi cho thấy khả năng dự án đầu tƣ đạt hiệu quả và có khả năng trả nợ.
Phân tích tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội: Nguồn lực kinh tế - xã hội là khan hiếm và có giới hạn. Do đó, lợi ích và chi phí trong phân tích tài chính phản ánh các lợi ích và chi phí mà nền kinh tế - xã hội thu đƣợc hay bỏ ra.
1.3.3 Căn cứ phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
1.3.3.1 Xác định thời điểm gốc để phân tích hiệu quả tài chính đầu tư dự án
Đặc trƣng của các dự án đầu tƣ xây dựng là mang yếu tố thời gian dài. Chính vì thế các dự án xây dựng thƣờng gặp khó khăn khi có sự thay đổi về
chính sách pháp luật, thay đổi của nền kinh tế, sự thay đổi về lãi suất kéo theo sự thay đổi về giá trị của tiền…
Để thuận tiện cho các đánh giá về tính hiệu quả của dự án thì phải xem xét chuyển các đơn vị, giá trị của tiền tại các mốc thời gian khác nhau về cùng một thời điểm tính tốn (năm gốc của tiền).
Để thuận tiện cho q trình tính tốn, năm gốc tính tốn đƣợc chọn tại thời điểm bắt đầu bỏ vốn đầu tƣ dự án.
1.3.3.2 Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn, cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn của dự án
Để phân tích hiệu quả đầu tƣ, nhà phân tích cần xác định đƣợc tổng mức đầu tƣ của dự án, chi phí sử dụng vốn, nguồn vốn và cơ cấu vốn của dự án có hợp lý hay khơng? Kết quả của phân tích sẽ giúp nhà phân tích đánh giá đƣợc hiệu quả của dự án.
Tổng mức đầu tƣ dự án là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng, là chi phí dự tính của dự án và bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phịng.
Nguồn vốn của dự án là một tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của dự án đầu tƣ. Một dự án đầu tƣ có thể có các nguồn vốn từ các nguồn chủ yếu sau:
Nguồn vốn ngân sách: là nguồn vốn đầu tƣ ngân sách của Trung ƣơng hoặc địa phƣơng.
Nguồn vốn vay: vốn tín dụng của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngồi nƣớc.
Nguồn vốn khác: vốn tự có, vốn cổ phần, vốn liên doanh,…
Nếu dự án có từ hai nguồn vốn trở lên phải xác định cơ cấu của nguồn vốn, bởi cơ cấu của nguồn vốn có ảnh hƣởng tới hiệu quả vốn đầu tƣ. Một cơ
cấu vốn hợp lý sẽ đem lại hiệu quả đối với dự án đầu tƣ xây dựng.
Chi phí sử dụng các nguồn vốn là căn cứ quan trọng để chủ đầu tƣ lựa chọn nguồn vốn thích hợp đối với dự án, là căn cứ để tính suất chiết khấu. Chi phí sử dụng vốn làm lãi suất cân bằng giữa giá trị của nguồn vốn nhận đƣợc và các giá trị quy về thời điểm hiện tại của các khoản chủ đầu tƣ phải trả trong tƣơng lai nhƣ: tiền trả lãi vay, tiền trả vốn gốc, trả lãi cổ phần... và đƣợc xác định: V 0 = C 0 + ∑ (1Ct +i)t Trong đó: I là chi phí sử dụng vốn
C0 là chi phí hoa hồng, mơi giới, khi trƣơng, bảo hiểm...ở thời điểm đi vay t=0.
V0 Vốn nhận đƣợc tại thời điểm t=0.
Ct Các khoản phải thanh toán cho chủ nợ tại thời điểm t liên quan tới huy động vốn, kể cả tiền trả vốn gốc và tiền trả lãi vay.
1.3.3.3 Xác định mục tiêu đầu tư
Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng, tuổi thọ và thời gian thực hiện dự án dài. Nhà phân tích cần xác định thời gian thực hiện dự án để đánh giá và phân tích hiệu quả của dự án. Ngoài ra, các nhà đầu tƣ phải xác định mục tiêu sản phẩm đầu ra của dự án đầu tƣ xây dựng là gì? Để có quyết định đầu tƣ hợp lý.
Việc xác định mục tiêu đầu tƣ là danh mục các khoản chi phí cần thiết cho việc thực hiện dự án kể từ khi bắt đầu cho tới khi dự án hồn thành và đi vào hoạt động. Đây chính là kế hoạch bỏ vốn theo thời gian của dự án.
Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các công việc đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn vốn cụ thể. Tiến độ huy động vốn cần phải tính tới lƣợng tiền huy động hàng năm và
tính đến các yếu tố biến động giá hoặc lạm phát có thể xảy ra trong thời gian đầu tƣ dự án.
Kết quả của việc xác định tiến độ bỏ vốn chính là cơ sở để nhà phân tích tính tốn các khoản chi phí tài chính (lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí khác…)
1.3.3.4 Xác định mức khấu hao và xử lý các khoản nợ thu hồi.
Về nguyên tắc, các khoản chi phí đầu tƣ cho dự án cần đƣợc thu hồi để hồn vốn. Mỗi khoản chi phí đều có cách thức thu hồi riêng, đặc biệt là các chi phí tạo ra tài sản cố định của dự án phải đƣợc thu hồi dƣới hình thức khấu hao, chi phí này đƣợc tính trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Khấu hao là việc định giá, tính tốn, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dựng. Khấu hao có thể ảnh hƣởng nhiều tới tình trạng tài chính của dự án. Trong trƣờng hợp sử dụng vốn vay thì khấu hao là nguồn chủ yếu để trả nợ.
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc thì tỷ lệ trích khấu hao theo quy định của Nhà nƣớc về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Đối với các dự án khác thì tỷ lệ và hình thức trích khấu hao do chủ đầu tƣ quyết định.
Nhà phân tích dựa trên việc xác định khấu hao và xử lý các khoản nợ thu hồi trong các giai đoạn thực hiện dự án của chủ đầu tƣ để đánh giá tình hình tài chính của dự án và khả năng trả nợ của dự án
1.3.3.5 Xác định kế hoạch trả nợ
Đây là một bƣớc quan trọng trong phân tích, đánh giá tài chính dự án. Bởi vì, kế hoạch trả nợ đƣợc xây dựng dựa trên kế hoạch vay nợ và các điều kiện trả nợ của từng nguồn vốn vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn lập dự án nhiều điều kiện vay, trả nợ cụ thể chƣa đƣợc khẳng định mà chủ yếu dựa vào các điều kiện thông lệ của những nguồn dự định vay. Bởi vây, kế hoạch trả nợ
thƣờng là những dự tính mang tính chủ quan và việc vay, trả nợ nhiều khi phát sinh trong quá trình thực hiện dự án nên cần phải có kế hoạch để đảm bảo dự án đƣợc thực hiện một cách thuận lợi.
Ngoài ra, kế hoạch trả nợ cho thấy điều kiện tài chính cần phải đảm bảo để dự án khả thi. Kế hoạch trả nợ dựa trên các phƣơng thức thanh toán của các nhà tài trợ (Ngân hàng, các quỹ tín dụng,…) áp dụng đối với khoản vay, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản: Định kỳ thanh tốn và cách thức trả nợ gốc.
Nói chung, thời gian trả nợ càng dài thì càng có lợi cho ngƣời vay, số kỳ trả nợ càng nhiều thì tổng số tiền trả lãi càng ít và nếu phƣơng án trả nợ phù hợp với khả năng của nguồn trả nợ thì càng thuận lợi.
1.4 Các chỉ tiêu phân tích