Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường eu của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 25 - 29)

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu càphê Việt Nam

1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau. Nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mơ. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính trị khác nhau, có nền văn hố khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.

1.1. Nhân tố pháp luật.

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạt động xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:

- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập khẩu…Việt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên vẫn chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.

- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy địi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia cơng tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.

- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê…Thơng thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.

- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế chặt chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta khơng là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên của WTO.

Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu khơng biết dược các quy định về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.

1.2. Yếu tố văn hoá, xã hội:

Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn hố của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hố Việt Nam thì đơi khi nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê

của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay khơng. Địi hỏi ta phải biết dung hồ giữa nền văn hố Việt Nam với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập qn của từng nước, nước đó thích uống cà phê hồ tan, hay la cà phê đen, thích cà phê phin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.

1.3. Yếu tố kinh tế.

Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ giá hối đối,..

- Các cơng cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ giúp cho các quốc gia có được một mơi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngồi ra EU cịn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hố nói chung và cà phê nói riêng.

- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiện cho sản xuất phát triển được.

Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.

Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu . Điều kiện tự nhiên, kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người dân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê.

1.4. Yếu tố khoa học công nghệ:

Các yếu tố khoa học cơng nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công ngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách khơng gian thời gian khơng cịn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thơng tin tồn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.

Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê cịn thiếu máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất khơng ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.

Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như khơng biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam.

Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị khơng ổn định.

Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy khơng chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.

Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường ổn định.

1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế.

Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,... Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về cà phê khơng chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đồn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngồi ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là thành cơng lớn cho cạnh tranh về mặt hàng cà phê của Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường eu của tổng công ty cà phê việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w