Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả (Trang 31 - 41)

2. Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ

3.2.2 Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ

tiền tệ .

Để nâng cao hiệu quả của qúa trình thực thi CSTT đòi hỏi phải nhanh nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ bám sát thực tiễn VN -phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới CSTT.Hệ thống các công cụ phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ ,phối hợp thúc đẩy lẫn nhau tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả của nhau .Cụ thể:

*Đối với công cụ hạn mức tín dụng:

NHTN tuy không coi đây là một công cụ thường xuyên nhưng cũng cần phải theo dõi tổng số dư nợ của các NHTM ở các giai đoạn cụ thể và NHNN sẽ can thiệp vào hoạt động này trong điều kiện cụ thể.

Việc điều chỉnh lãi suât cần linh hoạt gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền,tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế . Do vậy để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách phù hợp các tổ chức tín dụng phải căn cứ vào các nhân tố:Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp;sự biến động của quan hệ cung cầu;vốn đầu tư; mức độ lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường .

NHNN cần tiếp tục duy trì việc điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và tiền vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và tiền vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế .Việc xác định lãi suất cho vay dài hạn có tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kỳ.

Việc duy trì các mức lãI suất ưu đãi cho các đối tượng dân cư gặp điều khó khăn là phù hợp ; tuy vậy chính phủ cần tìm các nguồn ngân sách và các kênh tài trợ hoạt động này đặt ngoài hoạt động kinh doanh của các NHTM quốc doanh.

Duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoạt tệ một cách hợp lý ,từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hoá” trên đất Việt Nam .

Trước mắt, trong những tháng đầu năm 2001 nền kinh tế đang có những biểu hiện thiếu vốn, trong khi đó việc huy động và cung ứng vốn của các TCTD đang gặp phải một số khó khăn; có ý kiến cho rằng việc NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản với biên độ như hiện nay là còn rộng, từ đó làm nảy sinh những hiện tượng thiếu tích cực trong cạnh tranh giữa các NHTM. Do vậy, NHNN có thể nên điều chỉnh giảm biên độ dao động của mức lãi suất cơ bản.

Về phía Nhà nước nên có chính sách tài chính phù hợp với các tổ chức tín dụng, các NHTM ở Việt Nam đang phải chịu một tỷ lệ thuế vốn khá cao, do vậy thuế đánh vào các tổ chức tín dụng cần được điều chỉnh lại cho phù hợp theo hướng giảm tỷ lệ thuế hoặc tính thuế trên lợi nhuận trước thuế

Hiện nay chúng ta chưa thể tiến hành tự do hoá lãi suất tuy vậy cần phải hướng theo mục tiêu đó và thực hiện từng bước bởi một lẽ đó là xu hướng tất yếu và khi đó vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước bằng công cụ lãi suất vẫn được thể hiện qua sự định hướng theo tín hiệu thị trường .

* Đối với công cụ dự trữ bắt buộc :

-Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng ,do vậy trong cơ

chế thị trường thì NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh,bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở rộng đối tượng áp dụng qui chế dự trữ bắt buộc,tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra phải phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ ,với mục tiêu CSTT và đặc điểm cụ thể của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam

- Cần phải có những biệp pháp tăng cường kiểm tra việc chấp hành dự trữ bắt buộc, đi đôi với việc xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm qui chế dự trữ để đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống tài chính ,ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu CSTT.

-NHNN nên có các biện pháp khuyến khích các NHTM thực hiện tốt các qui chế dự trữ như:quy định số tiền phải chịu qui chế dự trữ bắt buộc phù hợp, tiếp tục trả tiền lãi cho số tiền gửi dư thừa của các tổ chức tín dụng với mức lãi suất phù hợp với khả năng tài chính NHNN.

-Trong thời gian trước mắt ,để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải giảm bớt ở mức độ phù hợp.

Phần 4 : Dự đoán chính sách tiền tệ 2010 với mục tiêu ổn định giá cả Như 1 chu kỳ kinh tế, sau suy thoái chắc chắn là giai đoạn phục hồi và phát triển. Các nước luôn muốn nhanh chóng phục hồi và đưa nền kinh tế vao giai đoạn phát triển.Tuy nhiên, giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể chia thành yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên trong: Là những yếu tố cấu thành nội lực của nền kinh tế, có vai trò quyết định trong việc phục hồi và tăng trưởng bền vững. Cụ thể là:

- Nguồn vốn

- Nguồn nhân lực

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên - Khoa học kỹ thuật

Yếu tố bên ngoài: Là nhũng yếu tố có tác động tới nền kinh tế trong nước nhưng không thể thay đổi các yếu tố này 1 cách chủ quan. Các yếu tố bên ngoài bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp - Nguồn vốn đầu tư gián tiếp - Các khoản viện trợ

Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia có ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố trên. Với mục tiêu ổn định giá cả, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu khác, chính sách tiền tệ cần phải phù hợp với tình hình biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường vốn và thị trường tiền tệ đồng thời cần có 1 sự điều hành tốt từ phía ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, sự biến dạng của nến kinh tế sau suy thoái thường là rất lớn, đặc biệt là với 1 nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Một chính sách tiền tệ thắt chặt có thể làm mất đi động lực, sức bật của nền kinh tế sau suy thoái. Nhưng 1 chính sách tiền tệ quá nới lỏng có thể gây ra lạm phát, làm giai đoạn trì trệ sau khủng

hoảng kéo dài. Hiện nay có nhiều luồng ý kiến về chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2010:

1.Ý kiến 1 : Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2010.

Những luận điểm bảo vệ ý kiến trên là :

- Thiệt hại do lạm phát cao năm 2007 vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Sau khi đã thực hiện chính sách kích cầu, rất có thể lạm phát sẽ quay trở lại. Với những dấu hiệu xấu xuất hiện trên thị trường vốn và thị trường tiên tệ, nếu lạm phát quay trở lại sẽ là rất khó để kiềm chế

- Trên thị trường tiền tệ, dân chúng gia tăng vay tiền đồng nhưng lại gom giữ ngoại tệ. Do tâm lý đồng đô la sẽ phục hồi theo sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, tạo môi trường cho đầu cơ lũng đoạn thị trường. Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang phải mua bán với tỷ giá ngoài biên độ mà ngân hàng đặt ra. Biện pháp bình ổn tỷ giá bằng việc cung cấp ngoại tệ ra thị trường của ngân hàng Nhà nước được cho là không thực tế và chỉ gây thêm áp lực cho dự trữ ngoại tệ quốc gia, làm trầm trọng thêm nguy cơ mất cân bằng cán cân thanh toán. Sự mất cân bằng giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch ngày càng nới rộng tiềm ẩn 1 nguy cơ cao, trong khi đó thực tế, Việt Nam đang có 1 chế độ tỷ giá hối đoái phụ thuộc lớn vào đồng USD.

- Trên thị trường vốn, quyết định điều chỉnh tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên nguồn vốn vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại từ 40% xuống còn 30% khiến cho các ngân hàng đều phải tăng cường huy động vốn trong khi giảm bớt các khoản cho vay. Nhưng ngay cả khi lãi suất huy động được nâng lên cao như vậy, tiền vẫn không chạy về ngân hàng, hứa hẹn cuộc chạy đua lãi suất sẽ còn tiếp diễn. Các chuyên gia nhận định,lãi suất huy động có lên đến 10,5% trong lúc này thì vốn cũng khó chảy vào ngân hàng.

- Trên thị trường chứng khoán, bộ phận quan trọng của thị trường vốn, đã có sự tăng điểm về các chỉ số quan trọng như VN-Index hay HAS-Index,

nhưng điều này lại được nhiều người lý giải là do 1 phần các doanh nghiệp sử dụng vón vay ưu đãi để đầu tư và đó không phải lả 1 sự tăng trưởng thực mà là 1 quả bong bóng sắp xì hơi.

- Thị trường bất động sản và thị trường vàng có những biến động hết sức khó lường. Cơn sốt giá vàng do tâm lý và do đầu cơ vừa qua là 1 ví dụ điển hình của 1 thị trường chưa thực sự đi vào giai đoạn phát triển cao

- Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại, sự lo lắng về lạm phát không phải là không có lý. CPI tăng do nguyên nhân chủ yếu là: sức mua của người dân tăng vào các tháng cuối năm, và đông thời các doanh nghiệp cũng có nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Ý kiến 2: Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng kết hợp với chính

sách tài khóa mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Việc này sẽ gây ra lạm phát nhưng không phải là lạm phát phi mã. Những luận điểm bảo vệ ý kiến trên là :

- Sau khủng hoảng và giảm phát nền kinh tế cần phải có những yếu tố kích thích cả từ phía cung và phía cầu nhằm phục hồi và tăng trưởng.

- Trên thị trường tiền tệ, chúng ta đang hướng tới 1 chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết và ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào USD trong giao dịch quốc tế. Vì thế biến động về tỷ giá trong giai đoạn phục hồi kinh tế là không thể tránh khỏi. Nhưng hiện nay đang có những biện pháp nhằm giảm mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức như : giữ ổn định mức tỷ giá , sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối nhằm tác động tới cung cầu ngoại tệ.

- Trên thị trường vốn, lãi suất tiền gửi VND và USD đang được ngân hàng trung ương giữ ổn định. Lãi suất các ngân hàng thương mại trong thời

gian gần đây có chiều hướng tăng là do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao và đây là 1 tín hiệu đáng mừng

- Thị trường chứng khoán trong những tháng gần đây đã có những khởi sắc rõ rệt. Đặc biệt cổ phiếu các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty tài chính. Điều này cho thấy sự ấm lên của nền kinh tế toàn cầu. Nếu thắt chặt tiền tệ vào lúc này sẽ làm mất thời gian và cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng

-Chỉ số giá tiêu dùng tăng sau thời kỳ giảm phát là dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế

- Cần có sự động bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ít nhất là cho tới tháng 3 năm 2010. Điều này nhằm hát huy tối đa tác dụng kích thích đối với nền kinh tế.

Ý kiến 3: Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng 1 cách thận trọng. Ý

kiến này được đông đảo các nhà hoạch định chính sách đồng ý hơn cả. Luận điểm bảo vệ ý kiến này là:

-Sau suy thoái, bên cạnh những thách thức là cơ hội, 1 chính sách tiện tệ nới lỏng thận trọng sẽ hạn chế được các rủi, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội, đồng thời sự thận trọng trong việc điều hành sẽ giữ được lạm phát ở mức vừa phải.

- Hiện nay, mục tiêu của chính phủ đã nêu ra là phục hồi và tăng trưởng kinh tê trong năm 2010 la 6,5% việc điều hành chính sách ngoại tệ của NHTW cũng đang đi theo hướng nới lỏng 1 cách thận trọng:

+ Ngày 6/11/2009, tại kỳ họp quốc hội, quốc hội đề ra mục tiêu tổng quát: Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ

động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế…Các chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP ; Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%

+ Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thời gian tới, sẽ tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng để kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, tín dụng, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Do những biên động của thị trường như đã nêu ở 2 luồng ý kiến trên, chúng ta càng cần phải thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Để ổn định được giá cả trong khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao là rất khó khăn. Nhưng những bài học về lạm phát cua 2007 vẫn còn, đó chính là kinh nghiệm để ổn định giá cả trong năm 2010. Sau suy thoái cần phải phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn. Vì vậy, theo ngân hàng nhà nước, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là :

Thứ nhất, điều hành lượng tiền cung ứng ở mức hợp lý; trường hợp

cần thiết hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM thông qua mua ngoại tệ.

Trường hợp đặc biệt, NHNN sẽ tái cấp vốn trực tiếp cho TCTD, đồng thời thành lập tổ kiểm soát tại chỗ đối với các TCTD này, kèm theo đó là các biện pháp tăng cường giám sát để đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ.

Thứ hai, NHNN sẽ giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Thứ ba, điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế. Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền VND.

Thứ tư, xử lý phù hợp tình hình thực tế về cho vay theo lãi suất thoả

thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống và phát hành thẻ của các NHTM hiện nay và kiểm soát việc cho vay lãi suất thoả thuận của các NHTM theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, các NHTM thực hiện đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN

về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của TCTD. Trong đó, phải đảm bảo cân đối giữa số vốn huy động và cho vay, cũng như cân đối về kỳ hạn, đảm bảo thanh khoản trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Dần.

Các NHTM không sử dụng vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) để cho vay đối với tổ chức, cá nhân, chỉ sử dụng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng năng thanh toán.

Xây dựng ngay phương án để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh khi

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w