Khái niệm về lưới trắc địa tự do

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ LƯỚI THI CÔNG CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LƯỚI THI CÔNG CÔNG TRÌNH (Trang 35 - 37)

2. Ước tính sai số định tâm máy, định tâm tiêu ngắm

3.1.1.Khái niệm về lưới trắc địa tự do

Phụ thuộc vào tính chất số liệu gốc, lưới trắc địa được chia thành 2 loại: lưới phụ thuộc và lưới tự do. Lưới trắc địa tự do được định nghĩa là loại lưới mà trong đó khơng có đủ số liệu gốc thối thiểu cần thiết cho việc định vị mạng lưới đó.

Mỗi dạng lưới có một tập hợp số liệu gốc tối thiểu riêng biệt, cụ thể là: lưới độ cao có số liệu gốc tối thiểu là độ cao của một điểm gốc, lưới mặt bằng có số liệu gốc tối thiểu là một cặp toạ độ (X, Y), một phương vị và một cạnh đáy. Lưới mặt bằng tự do là lưới thiếu toàn bộ hoặc thiếu một số trong nhóm yếu tố gốc tối thiểu là: một cặp toạ độ (X, Y), một góc phương vị, một cạnh đáy (số lượng yếu tố gốc tối thiểu trong lưới mặt bằng là 4).

Số lượng các yếu tố còn thiếu trong tất cả cá mạng lưới được gọi là số khuyết của lưới và được ký hiệu bằng d, còn bản thân lưới được gọi là lưới tự do bậc d. Từ các khái niệm trên suy ra:

2. Đối với lưới mặt bằng tự do, số khuyết d có thể nhận các giá trị (1, 2, 3, 4), tương ứng bậc tự do của lưới là (1, 2, 3, 4). Để phân biệt mức độ và dạng tự do của lưới mặt bằng, thường dùng ký hiệu:

- Lưới (x, y, , m)- tự do: nếu trong lưới thiếu cả 4 yếu tố gốc tối thiểu, số bậc tự do của lưới là 4;

- Lưới (x, y, )- tự do: nếu trong lưới thiếu một cặp toạ độ (X, Y) và góc định hướng (lưới tự do bậc 3);

- Lưới (x, y, m)- tự do: nếu trong lưới thiếu một cặp toạ độ (X, Y) và cạnh để xác định kích thước lưới (lưới tự do bậc 3);

- Lưới (x, y)-tự do: nếu trong lưới thiếu một cặp toạ độ gốc (X, Y), (lưới tự do bậc 2).

Nếu lưới trắc địa có thừa yếu tố gốc tối thiểu thì được gọi là lưới trắc địa phụ thuộc. Như vậy sẽ có một trong những trường hợp dặc biệt khi trong lưới có vừa đủ số liệu yếu tố gốc tối thiểu, trong lý thuyết bình sai dạng lưới như vậy được coi là lưới thự do bậc không (số khuyết d= 0).

Khi lưới trắc địa có số liệu gốc có sai số vượt quá sai số đo và nếu trong tính tốn, số liệu gốc chỉ được sử dụng để định vị lưới thì mạng lưới đó cũng được coi là lưới tự do. Nếu trong bình sai lưới phụ thuộc, các điểm có số liệu gốc được gọi là điểm gốc thì trong bình sai tự do các điểm đó được gọi là điểm định vị.

Phân tích khả năng ứng dụng các phương án bình sai đối với lưới thi cơng cơng trình ta thấy rằng:

- Phương án bình sai lưới phụ thuộc sẽ dẫn đến ảnh hưởng sai số số liệu gốc trong kết quả xử lý và như vậy sẽ gây ra sự biến dạng của từng bậc lưới;

- Phương án bình sai với sai số số liệu gốc hoặc bình sai gộp tổng thể các bậc lưới là chấp nhận được về mặt nguyên tắc nhưng khó thực hiện trong điều kiện thực tế trắc địa cơng trình;

- Phương án bình sai với số liệu gốc tối thiểu (lưới tự do bậc 0) bảo toàn được cấu trúc nội tại của lưới nhưng thiếu mặt chặt chẽ về mặt định vị, quy luật lan truyền sai số sẽ dẫn đến tình trạng các điểm càng xa điểm gốc có sai số tích luỹ lớn;

- Phương án bình sai lưới tự do đáp ứng được các yêu cầu đối với lưới thi công: tránh được ảnh hưởng của sai số số liệu gốc, quá trình định vị lưới được thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế.

Qua quá trình tìm hiểu về lưới tự do và ứng dụng của phương án bình sai lưới tự do, chọn bình sai lưới khống chế thi cơng cơng trình thủy điện Sơn La theo phương pháp bình sai lưới tự do.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ LƯỚI THI CÔNG CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LƯỚI THI CÔNG CÔNG TRÌNH (Trang 35 - 37)