Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng không khí khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

3.3.1 Đối với sức khỏe con người.

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và

bệnh mất ngủ. N ồn g độ N O 2 (µ g/ m 3 )

3.3.2 Đối với hệ sinh thái

Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.

Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.

Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.

3.4. Kết luận kiến nghị

Bắc Ninh đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Để phấn đấu đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện Bắc Ninh phải tuân thủ các nguyên lý cơ bản và quy luật khách quan của phát triển bền vững; phát triển phải có sự gắn kết chặt chẽ, hài hoà và hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Nhằm khắc phục và ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đưa ra một số kiến nghị:

1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.

2. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt cán bộ môi trường cấp huyện, cấp xã.

3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tập trung vào các điểm nóng, khu vực có vấn đề môi trường bức xúc; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trạng thiết bị hiện trường nhằm duy trì hoạt động quan trắc giám sát hiện trạng, dự báo diễn biến chất lượng môi trường tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị, các làng nghề truyền thống và khu dân cư đông đúc.

5. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 6. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương; tiếp tục rà soát, phát hiện các quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đề nghị sửa đổi, bổ sung.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng không khí khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w