5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
4.1.3. Thực thi bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng
Cơ sở pháp lý
Tại Việt Nam, hệ thống thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật nhãn hiệu vẫn chưa đủ hiệu quả hoặc không thể biết trước. Các quy định trước đây về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhìn chung được xem cịn chưa cụ thể trong số nhiều quy định pháp luật khác nhau. Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) lần đầu tiên tập hợp và sửa đổi các điều khoản chưa cụ thể này và tổng hợp các quy định này thành một phần riêng (Phần V). Mặc dù việc bảo hộ tương tự với các luật trước đây, bao gồm hành chính, dân sự, hình sự và các biện pháp quản lý biên giới, hiện nay việc bảo hộ tập trung vào các biện pháp xử lý chung chỉ áp dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ.292 Thẩm quyền xử lý liên quan đến sở hữu trí tuệ được cấp cho nhiều cơ quan khác nhau bao gồm Tòa án, Thanh tra Nhà nước, Cơ quan quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp.293
Tự bảo bệ
Đối với các chủ thể nhãn hiệu cũng như các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp bảo hộ đầu tiên luôn là tự bảo vệ. Trước khi áp dụng các biện pháp pháp lý, chủ sở hữu nhãn hiệu phải xem xét các phương án tốt nhất để bảo vệ các quyền của mình. Pháp luật bảo đảm chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo vệ các lợi ích của mình bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu bên có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;294 Thay vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu đưa vụ kiện ra cơ quan có thẩm quyền thơng qua (i) khởi kiện hành chính295, (ii) khởi kiện dân sự296 hoặc (iii) thông qua thủ tục tố tụng hình sự297.
Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính được xem là biện pháp chủ yếu để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Hầu hết các vụ kiện liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền trong đó chỉ
Điều 199 (1) – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009). Điều 200 (1) – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).. Điều 198 (1) – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).
Điều 199, 211, 214 và 215 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009). Điều 202 đến Điều 210 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) Điều 212 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).
có một phần trăm của tất cả các vụ kiện được giải quyết bằng tòa án.298 Thủ tục tố tụng hành chính dường như hiệu quả hơn so với các biện pháp xử lý vi phạm khác. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì cơ quan hành chính thường khơng chun xử lý các vụ kiện sở hữu trí tuệ; đặc biệt là đối với các vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng vì tính phức tạp về pháp lý và trên thực tế liên quan đến việc xác định một liệu nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng. Việc thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm này tác động đáng kể đến kết quả của quá trình giải quyết và qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Ngồi ra, thủ tục hành chính phức tạp hơn so với các thủ tục khác vì có nhiều con đường lựa chọn. Ngồi ra, có một khía cạnh tiêu cực nữa đó là các chế tài hoặc biện pháp xử phạt mà có thể được áp dụng trong khởi kiện hành chính không phù hợp với các tổn thất hoặc thiệt hại do vi phạm gây ra. Đặc biệt, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, giá trị tổn thất có thể rất lớn.
Biện pháp dân sự
Khởi kiện dân sự đối với chủ thể quyền đối với nhãn hiệu, về lý thuyết nên được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 được thông qua. Tuy nhiên, dù có những hạn chế nêu trên, việc áp dụng các thủ tục và các biện pháp khắc phục hành chính để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm nhãn hiệu vẫn được xem là hữu hiệu hơn biện pháp nộp hồ sơ khởi kiện tại tịa. Tuy có một số vụ kiện được đưa ra tòa nhưng phần lớn các vụ kiện được xử lý bởi cơ quan thi xử lý vi phạm hành chính. Việc này xuất phát từ nhiều lý do nhưng có thể ngăn chặn được lo ngại của các bên liên quan đến khả năng xét xử. Thật vậy, bên cạnh sự thiếu hụt về thủ tục tố tụng và biện pháp khắc phục, năng lực và kinh nghiệm hạn chế của thẩm phán giải quyết các vụ việc về nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ làm suy giảm việc khuyến khích xử lý vi phạm bằng thủ tục dân sự.299 Một lý do khác nữa có thể phát sinh từ tập quán lâu đời, đó là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thường đưa vụ kiện vi phạm ra giải quyết tại các cơ quan hành chính hơn là đưa ra tịa án.
Thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho thấy có rất ít các khiếu nại và/hoặc vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng được đưa ra tòa án các cấp. Hầu hết các quyết định liên quan đến các vụ kiện đó được giải quyết thơng qua con đường hành chính bởi cơ chế giải quyết khiếu nại của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT), thơng thường là thông qua các thủ tục thu hồi, hủy bỏ đăng ký hoặc hủy bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận.
Christopher Heath, Kung-Chung Liu, The protection of well-known marks in Asia, M ax Planck Series on Asian Intellectual Property Law, 2000, trang 147.
Biện pháp hình sự
Ngồi ra, trong một số trường hợp, hành vi vi phạm nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng có thể bị xử phạt bằng các chế tài hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
4.2.MỘT SỐ VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘNHÃN HIỆU NỔI TIẾNG