Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá về thực hiệnchính sách đào tạo,bồi dưỡngcán bộ,công
3.3.1.Đánh giá chung về thực hiện các bước trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã của Thành phố Hà Nội
3.3.1.1. Đánh giá việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là một bước khởi đầu quan trọng, vì thế để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động cần được lập kế hoạch, chương trình rõ ràng, chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức phải được xây dựng vào thời điểm trước khi đưa chính sách vào thực tế. Qua nghiên cứu thấy rằng, cấp huyện và cấp xã đều xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ công chức hằng năm, nhưng kế hoạch còn hết sức đơn giản.
Kế hoạch mới nêu được một số vấn đề như mục đích, yêu cầu, nội dung ĐTBD và tổ chức thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức của thành phố Thành phố Hà Nội chưa đảm bảo so với yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cơng; cụ thể là trong kế hoạch chưa nêu được một cách rõ ràng các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, chưa dự kiến được về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện, về số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện. Kế hoạch chưa chỉ rõ các nguồn lực tài chính, vật tư văn phịng phẩm, việc cung cấp các nguồn vật lực, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách, chưa đưa ra được những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành, về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức và cơ quan tham gia điều hành chính sách, chưa dự kiến được về tiến độ, hình thức phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, chưa nêu các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân tập thể trong tổ chức thực hiện chính
sách. Nhìn chung việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội chưa khoa học, chưa chặt chẽ, đây là một khâu yếu trong thực hiện chính sách
3.3.1.2. Đánh giá việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội
Phổ biến, tuyên truyền là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với các đối tượng thực hiện chính sách và cơ quan quản lý nhà nước. Phổ biến, tun truyền chính
sách ĐTBD cán bộ, cơng chức tốt sẽ giúp cho các đối tượng chính sách và đối tượng tham gia thực hiện hiểu rõ về yêu cầu, mục đích của chính sách; và trong thực tế cũng đã cho thấy cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức đã được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, chú trọng.Tuy nhiên, cơng tác này cịn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào thời gian đầu khi triển khai thực hiện, thời lượng tuyên truyền cịn ít, hiệu quả thấp, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục kể cả khi chính sách ĐTBD đang được thi hành…
3.3.1.3. Đánh giá việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội
Xét về mặt thực hiện chính sách thì bước phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội bộc lộ điểm bất hợp lý trong công tác phân công cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Theo lý thuyết về thực hiện chính sách cơng, thì việc chủ trì thực hiện chính sách phải là cơ quan nhà nước, tuy nhiên, trong nhiều năm qua trên địa bàn thành phố Thành phố Hà Nội, việc chủ trì triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã lại là cơ quan Đảng (Huyện uỷ, Ban tổ chức Huyện uỷ; Thường trực Đảng uỷ xã), còn cơ quan nhà nước (UBND huyện, Phòng nội vụ huyện, UBND cấp xã) lại đóng vai trị là cơ quan phối hợp. Điều này là một trong những mâu thuẫn lớn nhất trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội, nó làm cho cơ quan nhà nước mất đi vai trị chủ động, linh hoạt của mình trong thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Xét trên một số mặt, nó kìm hãm việc áp dụng các biện pháp trong q trình thực hiệnchính sách, giảm tính sáng tạo trong việc kiến nghị, đề xuất các nguồn lực và giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức cấp xã. Mặt khác, cơ quan Đảng chủ trì thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã là biểu hiện của sự lấn sân, bao biện, làm thay chức năng của cơ quan nhà nước. Việc này làm giảm hiệu quả của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và dẫn đến hạn chế việc huy động các nguồn lực cho q trình thực hiện chính sách, trong những năm qua.
3.3.1.4. Đánh giá việc theo dõi, kiểm tra, đơn đốc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội
Xuất phát từ việc phối hợp, phân cơng khơng hợp lý giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp nên việc kiểm tra, theo dõi, đơn đốc thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội hiệu quả chưa cao. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có xây dựng kế hoạch đơn đốc, kiểm tra song số cuộc đôn đốc, kiểm tra cịn rất hạn chế. Nội dung đơn đốc, kiểm tra chủ yếu tập trung vào việc căn cứ theo mục tiêu của chính sách đã đề ra, từ đó rà sốt tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để nhằm mục đích cử đi ĐTBD. Do đó xét về việc thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách, thì việc kiểm tra, theo dõi, đơn đốc thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức của thành phố Thành phố Hà Nội chưa làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm; và việc đôn đốc, kiểm tra chưa đạt được mục đích thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hồn thành nhiệm vụ và phịng chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức.
3.3.1.5. Đánh giá việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội
Việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Thành phố Hà Nội tiến hành một cách nghiêm túc từ cơ sở. Việc tổng kết, đánh giá đã nêu ra những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong q trình thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, cơng chức cấp xã; tuy nhiên, do bước lập kế hoạch thực hiện chính sách chưa khoa học và chặt chẽ nên việc đánh giá, tổng kết chưa chỉ ra đượcnhững bất cập, hạn chế trong việc điều hành chỉ đạo, việc chấp hành chính sách, thực hiện nội quy, quy chế của các đối tượng thực hiện chính sách. Đánh giá chưa sâu tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách ĐTBD của các tập thể, cá nhân…
3.3.2.Đánh giá theo các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã
Tiêu chí về tính hiệu lực
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các Quyết định số 4450/QĐ- UBND ngày 17/08/2016 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 9077/QĐ-UBND ngày 30/12/2018 của UBND Thành phố về việc giao
chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức các sở, cơ quan tương đương sở, các đơn vị sự nghiệp cơng lập và kinh phí thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 và các chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức, viên chức có liên quan, Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2018 về quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, Quyết định số 2297/QĐ-UBND về việc Điều chỉnh, bổ sung và giao chỉ tiệu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức. Trong các quyết định trên phản ánh việc cung cấp các nguồn lực, kĩ thuật, phương tiện để triển khai được thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã. Đây là những quyết định thể hiện sự đồng thuận, chấp hành của các đối tượng chủ thể trực tiếp và gián tiếp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trong các văn bản trên đây đều phân công nhiệm vụ, chỉ rõ quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong q trình thực hiện chính sách này nhằm đạt được mụctiêu của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã. Đảm bảo các nguồn lực tài chính, nhân sự; đáp ứng về phương tiện kĩ thuật, công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách; chi phí và lợi ích, khẳng định lợi ích có thể vượt qua các chi phí; khó khăn trong q trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; mức độ đạt được mục tiêu chính sách. Đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (khu vực huyện Ba Vì) khi người cán bộ, cơng chức người dân tộc thiểu số rất ngại đi học, khơng thích xa gia đình, nhận thức cịn hạn chế thì hiệu lực thực hiện chính sách này là một thách thức trong q trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên ở ngoại thành Hà Nội thì những xã có đồng bào dân tộc thiểu số không nhiều nên không ảnh hưởng nhiều đến q trình thực hiện chính sách này. Kết quả đánh giá tính hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã ở Hà nội hồn tồn có thể được thực hiện tốt.
Qua điều tra, khảo sát 300 cán bộ, công chức cấp xã, người dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội, có 286 người, chiếm 95,3% cho rằng cơng tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã có tính hiệu lực thi hành cao, 04 người cho rằng thực hiện chính sách này ở địa phương tính hiệu lực ở mức trung bình.
Tiêu chí về tính khả thi
Trên cơ sở kế hoạch cung cấp nguồn lực để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do Hội đồng nhân dân và UBND ban hành đã phản ánh ở khả năng thực hiện trên thực tế của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Nguồn lực thực hiện chính sách đã được xây dựng dựa trên nguồn nhân sách Nhà nước ở Trung ương và Thành phố. UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành các quyết định hành chính để cung cấp nguồn lực, cử người tham dự, các chế độ đối với người học, người dạy. Trên thực tế, trong q trình thực hiện chính sách này đã tạo được sự đồng thuận từ Tổ chức Đảng các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội và đội ngũ cán bộ công chức nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện. Đặc biệt ở những xã khó khăn, cán bộ là người dân tộc thiểu số đã có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiệnĐề án, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, các tổ chức đã giới thiệu những người đủ điều kiện hoặc cán bộ nguồn cho địa phương nhằm thực hiện nghiêm chính sách này.
Qua điều tra, khảo sát 300 cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội, có 255 người, chiếm 85% cho rằng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở ngoại thành Hà Nội có tính khả thi cao; có 45 người, chiếm 15 % cho rằng thực hiện chính sách này có tính khả thi ở mức trung bình.
Tiêu chí về tính hiệu quả
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã ở các huyện ngoại thành là một chủ trương lớn của Thành Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, phù hợp với chủ trương Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và các Nghị quyết Trung ương hiện nay về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị tại cơ sở, đáp ứng được yêu cầu bổ sung nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn phục vụ cho công cuộc phát triển Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Để thực hiện Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020 trong đó có đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cơng chức cấp xã thì đã có hàng ngàn lượt cán bộ, công chức cấp xã được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng và ngân sách chi cho việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2020, kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đã được chi 33.107 triệu đồng từ nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã. Tuy đề án không đạt mục tiêu về số lượng cần đào tạo song đã mang lại những giá trị to lớn về mặt xã hội, làm thay đổi căn bản trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của các huyện ngoại thành Hà Nội. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ngồi các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của UBND thành phố cũng được duy trì thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và đã đạt được những kết quả lớn. Nhìn chung, để đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã có thể thấy được rất rõ đó là trình độ cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành được nâng lên rõ rệt thể hiện ở năng lực thực hiện công vụ, năng lực quản lý, lãnh đạo ở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã, các tổ chức chínhtrị xã hội ở địa phương. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã làm thay đổi về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, năng lực thực thi công vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành...góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các xã ở ngoại thành Hà Nội.
Qua điều tra, khảo sát 300 cán bộ, công chức cấp xã, người dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội, có 170 người, chiếm 56,6% cho rằng thực hiện chính sách này ở ngoại thành Hà nội có tính hiệu quả cao nên đội ngũ cán bộ công chức sau đào tạo, bồi dưỡng đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn; có 90 người, chiếm 30 % cho rằng thực hiện chính sách này đã đáp ứng một phần yêu cầu đối với cán bộ, cơng chức cấp xã và có 40 người, chiếm 13,4% cho rằng sau khi thực hiện chính sách này thì tính hiệu quả chưa cao nên đội ngũ cán bộ công chức sau đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiêu chí về tính kinh tế
Trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cùng với tính hiệu quả thì tính kinh tế cũng là kì vọng của nhà nước. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã dành một nguồn lực khá lớn để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội. Nguồn lực này bao gồm về tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để tổ chức các hoạt động cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành. Các
nguồn lực ngày đã phục vụ kịp thời để cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, người học tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng. Bên cạnh các yếu tố tích cực đã đạt được thì vẫn cịn một số bất cập dẫn đến một số nơi và một số khóa đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến lãng phí nguồn lực. Ví dụ nhiều tài liệu được in ấn khơng được sử dụng do nội dung chưa phù hợp với các khóa học, đối tượng học. Đây là một sự lãng phí về tiền in ấn, cơng biên soạn tài liệu. Bên cạnh đó một số khóa học ít người