Theo dõi kết quả 02 tháng

Một phần của tài liệu DoanThiVan.TT (Trang 26 - 29)

tháng Lặp lại các bước của ngày thứ 3 Ngày thứ 4-5 Ngày thứ 6-8 DaihocDaNang

17

có hiệu quả xử lý tốt nhất so với các loại chế phẩm đang thương mại hóa trên thị trường (EM1 và Balasa 01).

3.2.2. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh

Sau 60 ngày ứng dụng chế phẩm Biopro, phụ phẩm chăn nuôi chim cút được thu gom, phơi khoảng 1-2 nắng (độ ẩm <35%) tiến hành ép dạng viên bằng máy ép viên phân hữu cơ 3A22KW, ở 60-650C, tại công ty CPĐT Tuấn Tú.

Kết qủa cho thấy, phân hữu cơ vi sinh ép viên và không ép viên đều đạt theo các tiêu chí chất lượng của TCVN 7185:2002.

3.3. Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi Ngãi

3.3.1. Đánh giá hình thái cây tỏi và chất lượng tỏi sau thu hoạch

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh dạng rời và dạng viên từ phân chim cút để trồng thử nghiệm tỏi ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Để đánh giá hiệu quả sử dụng của 02 dạng phân này, tiến hành sử dụng phân hữu cơ từ bã cà phê (thường sử dụng trong trồng tỏi của người dân địa phương).

Qua tính cảm quan thấy được lơ A cây mọc yếu ớt, lá nhỏ và mỏng, đường kính thân nhỏ. Lô B1 và B2 cây phát triển mạnh, thân chắc, lá mọc dài và dày, xanh mướt, đường kính thân to hơn tỏi ở lơ A. Lơ A có số lá trung bình ít nhất chỉ đạt 3,2 lá, lơ B2 có số lá cao nhất, đạt 4,3 lá, lơ B1 có số lá là 3,9 lá. Trong suốt 04 tháng, tỏi ở lô B1 và B2 đều sinh trưởng và phát triển tốt hơn tỏi ở lô A.

Sau 04 tháng, quá trình phát triển của cây có chiều hướng giảm, bắt đầu xuất hiện nhiều lá già, vàng từ phần gốc. Theo hình 14 ở lơ A cây mọc thưa thớt, yếu ớt, lá nhỏ, nằm rạp xuống. Tỏi ở lô B1 và B2, mặc dù đến thời điểm thu hoạch nhưng cây vẫn đứng thẳng, chứng tỏ phần thân cứng cáp.

Qua kết quả cho thấy, củ tỏi trồng ở lơ B1 và B2 to, tép to, củ trịn đều, thân rắn chắc và dài hơn so với tỏi trồng ở lô A. Điều này cho thấy, khi trồng tỏi bằng phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút cho năng suất cao hơn so với phân hữu cơ từ bã cà phê. Tỏi được trồng bằng phân hữu cơ vi sinh ép viên từ phân chim cút có củ to hơn, trịn xinh hơn, tép tỏi to hơn, cho năng suất cao hơn so với phân chưa ép. Có thể giải thích điều này rằng, phân hữu cơ khi được ép viên, thì sự thất thốt chất dinh dưỡng ra mơi

18

trường ít hơn, cây tỏi được cung cấp chất dinh dưỡng đều đặn trong suốt quá trình sinh trưởng so với phân dạng rời.

Tỏi ở lơ B1 và B2 có chiều cao cây, số lá, đường kính của và khối lượng củ cao hơn so với tỏi được trồng theo lô A. Điều này chứng tỏ, tỏi được trồng bằng phân hữu cơ từ phân chim cút có đặc điểm hình thái của cây và của củ tốt hơn so với tỏi được trồng với phân hữu cơ từ bã cà phê.

Tiến hành xác định khả năng đối kháng của dịch chiết alicin thu được từ tỏi với các chủng vi sinh vật kiểm định.

Dịch chiết alicin từ tỏi trồng ở 3 lơ thử nghiệm đều có khả năng đối kháng với các chủng vi sinh vật kiểm định (E. coli, S. typhi, Bacillus cereus). Mẫu tỏi trồng ở lô B1 và B2 cho kết quả đối kháng với cả 3 chủng vi sinh vật kiểm định cao hơn so với tỏi trồng ở lô A. Điều này cho thấy, khi trồng tỏi bằng phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút, cho hàm lượng alicin cao hơn so với tỏi được trồng bằng phân hữu cơ từ phân hữu cơ từ bã cà phê.

3.3.2. Đánh giá mật độ vi sinh vật đất sau khi trồng tỏi

Để đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ vi sinh đến mật độ vi sinh vật ở các tầng đất sau khi trồng tỏi, tiến hành thu đất ở tầng mặt và tầng đất thịt (tầng đất sau lớp đất cát).

Mật độ VSV ở các tầng đất mặt và tầng đất thịt ở các lô B1 và B2 đều cao hơn so với mật độ vi sinh vật ở lô A. Điều này cho thấy, các lô đất sau khi trồng tỏi bằng phân hữu cơ từ phân chim cút có mật độ VSV cao hơn so với lơ tỏi trồng bằng phân hữu cơ từ bã cà phê. Chủng Bacillus licheniformis TT01 chỉ xuất hiện trên các đĩa Petri ở lô B1 và B1.

Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút để trồng tỏi tại huyện đảo Lý Sơn không những cho năng suất, chất lượng củ tỏi cao hơn so với phân từ bã cà phê, mà cịn có mật độ vi sinh vật ở các tầng đất mặt và đất thịt lớn hơn. Vi sinh vật đất được ví như những « chiếc máy cày mini », chúng giúp cho đất tơi xốp, góp phần cân bằng hệ sinh thái. Vì vậy, khi ứng dụng phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút để trồng tỏi sẽ không những nâng cao giá trị của củ tỏi, mà cịn góp phần cân bằng hệ sinh thái, phát triển nghề trồng tỏi theo hướng bền vững.

19

KẾT LUẬN

Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi đã đưa ra được các kết luận như sau:

1. Chế phẩm Biopro có tiềm năng trong xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi chim cút. Biopro có khả năng sinh các enzyme ngoại bào cần thiết để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong phân chim cút, như: tinh bột, cellulose, protein, acid phytic. Biopro khả năng ức chế, tiêu diệt các chủng vi sinh vật có hại, thường xuất hiện trong phân chim cút như Salmonella typhi, E. coli.

2. Đã xây dựng được qui trình xử lý phân chim cút trực tiếp trong chuồng trại chăn nuôi chim cút tạo phân hữu cơ vi sinh. Sau khi xử lý, phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút có các tiêu chí chất lượng phù hợp với TCVN 7185:2002. Biopro có tiềm năng ứng dụng trong xử lý phụ phẩm chăn nuôi trực tiếp trong chuồng trại, góp phần giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nguồn thải này và phát triển nghề chăn nuôi chim cút một cách bền vững.

3. Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh dạng rời và dạng viên từ phân chim cút để thử nghiệm trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Qua các tiêu chí đánh giá về cảm quan, hình thái, kích thước của thân, lá, củ tỏi sau thu hoạch, khả năng đối kháng của dịch chiết alicin từ tỏi với các chủng vi sinh vật gây bệnh cho thấy, tỏi được trồng bằng hình thức bón lót phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút cho hiệu quả cao hơn rõ rệt so với tỏi trồng bằng hình thức bón lót phân hữu cơ vi sinh từ bã cà phê. Sau khi thu hoạch tỏi, mật độ vi sinh vật hữu hiệu ở tầng đất mặt, cũng như tầng đất cách mặt 20cm của các lơ trồng tỏi bằng hình thức bón lót phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút cao hơn so với đất trồng tỏi được bón lót bằng phân hữu cơ từ bã cà phê.

ĐỀ XUẤT

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi có một số đề xuất để hoàn thiện cho nghiên cứu này như sau:

1. Thực hiện ứng dụng chế phẩm Biopro để xử lý phụ phẩm chăn nuôi chim cút trực tiếp trong chuồng chăn nuôi chim cút rộng rãi trên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng nói chung, cũng như trên cả nước nói riêng.

2. Nghiên cứu sâu hơn để có đầy đủ cơ sở để thực hiện ứng dụng nano bạc tạo ra từ chế phẩm Biopro trong xử lý phụ phẩm chăn nuôi chim cút.

Một phần của tài liệu DoanThiVan.TT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)