động mạnh mới bị truy cứu TNHS còn khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chỉ quy định gây thương tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thìthương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới 31 % thì người thực hiện hành vi khơng bị truy cứu TNHS [9, tr 23].
Điều 105 BLHS năm 1999 có những điểm mới được sửa đổi, bổ sung so với quy định của khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự, đường lối xử lý có phân biệt, phân hóa của Đảng và Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm sức khỏe con ngừơi, đáp ứng u cầu ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt của Luật hình sự Việt Nam. Với các quy định tại Điều 105 BLHS năm 1999, tội cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đã được quy định một cách rõ ràng, chi tiết và sát với thực tiễn tội phạm diễn ra. Những vấn đề trên thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo hành lang pháp lý hình sự rõ ràng cho các chủ thể áp dụng pháp luật.
1.3.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tại kỳ họp thứ 10 ngày 27/11/2015 BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thơng qua để thay thế BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH 13 đươc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20/6/2017. Cả hai Luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là văn bản nhất thể hóa của hai văn bản nêu trên, tạo thành một văn bản BLHS thống nhất, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người được quy định tại Chương XIV (gồm 34 điều từ Điều 123 đến Điều 156), thuộc Phần các tội phạm. Chương này, quy định các tội danh cụ thể được sắp xếp theo các nhóm, đó là: có 13 tội xâm phạm tính mạng quy định tại các điều từ Điều 123 đến Điều 133 và các Điều 148, 149 BLHS; có 7 tội các tội xâm phạm sức
khỏe quy định tại các điều từ Điều 134 đến Điều 140 BLHS; và có 14 tội xâmphạm nhân phẩm, danh dự (quy định tại các điều từ Điều 141 đến Điều 147 và các điều từ Điều 150 đến Điều 156 BLHS).
Chương XIV của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung của năm 2017) so với Chương XII của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong có bổ sung mới 4 điều, sửa đổi 30 điều.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135 BLHS năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung mới đó là: đã bổ sung hình phạt tiền với mức phạt từ 10 triệu – 50 triệu đồng là hình phạt chính, sửa đổi hình phạt tù và hình phạt cảnh cáo khơng áp dụng cho tội phạm này; ngồi ra, cịn sửa đổi mức phạt tù theo hướng nhẹ hơn so với mức phạt quy định ở luật cũ “từ 01 năm đến 05 năm” xuống mức nhẹ hơn là “ từ 06 tháng đến 03 năm”.
Điều 135 BLHS năm 2015 còn thay một số thuật ngữ khác với Điều 105 BLHS năm 1999 như: “tỷ lệ thương tật” thay bằng “tỷ lệ tổn thương cơ thể”; thuật ngữ “đối với nhiều người” thành “đối với hai người trở lên”.
Với quy định trên so với BLHS năm 1999 thì Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người tăng 04 điều, trong đó có 02 điều quy định mới đó là Điều 147 và Điều 154 BLHS. Điều 120 BLHS năm 1999 tách ra làm 03 điều quy định 3 tội độc lập, cụ thể (Điều 151, 152 và Điều 153 BLHS năm 2015). Về cơ bản, cấu thành tội phạm của Điều 135 BLHS năm 2015 vẫn giống cấu thành tội phạm của Điều 105 BLHS năm 1999 cũ.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, luận giải những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật Việt Nam về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nội dung Chương 1 của Luận văn, tác giả đã có những so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật về một tội phạm cụ thể, thấy được cũng kết quả đạt được cũng như cịn những khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với thực tiễn đặt ra trong cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Từ đó, tác giả phân tích, làm rõ những điểm khác nhau cơ bản giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội phạm khác có liên quan để giúp sáng tỏ thêm những vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở lý luận để đánh giá thực tiễn, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận chuyên ngành Luật hình sự về một tội phạm cụ thể đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶCGÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC