Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Tai-lieuhoan-thien-chuoi-cung-ung-chuoi-vao-sieu-thi-789166213948 (Trang 35 - 37)

1.1 .Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.3. Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng

1.3.1. Mở rộng của chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng mạng lưới của mình ra ngồi biên giới của mình. Các cơng ty lớn có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu phát triển và giao việc sản xuất cho các đối tác ở quốc gia có chi phí thấp. Cơng ty cịn có thể tận dụng được lợi thế khác do đặc thù từng quốc gia để hỗ trợ cho các khu vực khác, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Điển hình là hoạt động mua bán sáp nhập. Các công ty yếu sẽ dần biến mất, công ty lớn và các công ty kinh doanh tốt sẽ tăng dần thị phần (chỉ khi họ có khả năng duy trì sự phát triển tài chính – khơng nợ xấu), sự hợp tác và mua bán sáp nhập giữa các công ty sẽ hỗ trợ mối liên hệ vững chắc giữa doanh nghiệp, sản phẩm và con người.

1.3.2. Công nghệ

Sự phát triển của công nghệ giúp thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng. Điển hình là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise Resource Planning), công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID - Radio Frequency Identification). Ngoài ra những hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu điện tử nội bộ (EDI) giữa các đối tác, hệ thống mã vạch, Internet hỗ trợ mạnh mẽ sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp, giúp dữ liệu được lưu chuyển nhanh chóng, chính xác. Cơng nghệ sản xuất mới sẽ mang lại những lợi thế khi tích hợp việc quản lý chuỗi cung ứng vào.

1.3.3. Gia cơng bên ngồi

Mỗi cơng ty đều có thế mạnh trong hoạt động sản xuất. Đơi khi họ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện tồn bộ cơng đoạn sản xuất, hoặc giảm chất lượng sản phẩm, lợi nhuận. Các công ty sẽ chuyển giao việc sản xuất những chi tiết không quan trọng cho đối tác làm để giảm chi phí. Cần chú ý lựa chọn đối tác tin cậy để đảm bảo hoạt động duy trì ổn định.

1.3.4. Chuỗi cung ứng xanh

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ mua hàng, sản xuất, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và thu hồi đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ngày nay các quốc gia ngày càng chú ý đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Liên minh Châu Âu đưa ra bộ tiêu chuẩn ROHS (Restriction of Hazardous Substances) yêu cầu các vật liệu cấu thành lên sản phẩm không được sử dụng các chất cấm trong danh mục và sản phẩm được cung cấp có sử dụng nguồn năng lượng tái chế. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hang và lựa chọn nhà cung cấp. Bên cạnh đó có rất nhiều các yếu tố khác như lựa chọn cơng nghệ, đóng gói, vận tải… Nhiều tập đồn lớn đã và đang có những chính sách hướng đến môi trường nhiều hơn. Họ cũng thống kê các số liệu sử dụng năng lượng của mình, đặc biệt là khí thải CO2, tìm cách giảm mức này xuống. Ngồi ra các chuyên gia đánh giá cao các chương trình Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) được "lồng ghép" vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cũng cho phép các công ty xây dựng các chuỗi cung ứng xanh phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Tai-lieuhoan-thien-chuoi-cung-ung-chuoi-vao-sieu-thi-789166213948 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w