SẢN XUẤT HẠT GIỐNG BÔNG

Một phần của tài liệu Tạo giống cây trồng chuyên khoa 2 (Trang 29 - 30)

4.1. Sản xuất hạt giống bông thuần

Quy trình nhân giống có thể thực hiện như sau:

Năm thứ nhất gieo hạt giống tác giả trong vườn cách li côn trùng (nếu có thể nên dùng lưới cách li hoặc phải thực hiện cách li thông thường trong thời kì nở hoa, để đảm bảo khả năng tự thụ phấn hoàn toàn). Chủ yếu thu hạt giống từ những quả

tốt vào các lứa quả nở rộ nhất (thường bỏ những quả đầu tiên và các quả cuối vụ). Năm thứ 2 đem hạt thu được gieo ra ruộng cách li không gian với những ruộng

bông khác khoảng 200m. Để đảm bảo độ thuần cùng giống cao người ta loại bỏ

diện tích xung quanh không thu hoạch (có khi phải loại bỏ đến 10 - 20% số hạt của năm thứ 2).

Năm thứ 3 có thể nhân lớn ở các trạm trại hoặc hộ gia đình tin cậy.

Tuỳ theo nhu cầu cụ thể, có thể nhân tiếp năm thứ 4 sau đó khi đã có số lượng

hạt lớn đưa vào sản xuất.

4.2. Sản xuất hạt giống lai F1

Công việc quan trọng nhất trong sản xuất hạt bông lai là: - Bảo đảm tỉ lệ hợp tử cao nhất.

- Giá thành hạ.

- Đủ số lượng lớn để cung cấp cho sản xuất.

Như vậy sau khi đã thu được tổ hợp lai tốt cần phải cho tự thụ phấn bắt

buộc và chọn lọc kỹ để đảm bảo độ thuần, phải nhân nhanh các dòng bố mẹ để có đủ số lượng hoa cho quá trình lai và tổ chức sản xuất hạt lai tốt. Tất cả các

hạt giống lai được Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố chịu trách nhiệm sản

xuất).

CHỌN TẠO G IỐNG CÀ CHUA 1. NGUỒN GỐC CÂY CÀ CHUA 1. NGUỒN GỐC CÂY CÀ CHUA

Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ, dọc theo

bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chilê.

Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cà chua trồng. Một số tác giả cho rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ L. esculentum var.piminellifolum, tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận định L. esculentum var.cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của cà chua trồng. Theo các nghiên cứu

của Jenkins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Peru và Equado tới nam

Mehico, ở đó nó đã được dân bản xứ thuần hoá và cải tiến. Câu hỏi đặt ra là dạng cà chua trồng quả lớn được hình thành như thế nào? Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các tác giả cho rằng, trong tiến hoá đã xảy ra quá trình đột biến

liên quan tới sự liên kết ở noãn, dẫn tới hình thành dạng quả lớn, theo Leslry (1926) dạng đột biến quả lớn được kiểm tra bởi hai gen lặn. Theo Stuble (1967), kết quả

quá trình tích luỹ dần các gen đột biến (lặn) ở dạng dại L. esc.var.pimpinellifolium

đã xuất hiện cà chua trồng.

Jenkins (1948) đã đề xuất 2 hướng tiến hoá về kích thước và hình dạng quả.

Một hướng liên quan đến việc tăng kích thước ô hạt, hạt và thịt quả, kết quả hình thành quả hình mận, hình lê và các dạng quả hình dài khác. Hướng thứ hai ở noãn xảy ra sự liên kết các ô hạt làm quả tăng về đường kính, hình thành dạng quả lớn có

nhiều ô hạt.

Brezhnev (1964) đã chia sẻ ý kiến là dạng hạt quả lớn hình thành do kết quả

tiến hoá tăng kích thước và số lượng ô hạt ở noãn.

Theo Luckwill (1943) cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào châu Âu từ thế kỉ 16,

và đầu tiên được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, từ đó cà chua được lan truyền đi các nơi khác. Rất nhiều năm con người đã coi cà chua như cây thuốc và cây cảnh,

mãi đến cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 cà chua mới được liệt vào cây rau thực phẩm có

giá trị và từ đó nó được phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Tạo giống cây trồng chuyên khoa 2 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)