Giải pháp về cơng tác tín dụng

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 44 - 47)

Giải pháp về chính sách tín dụng

Có thể nói chính sách tín dụng là nhân tố đầu tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh cuả ngân hàng. Để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, NHNo&PTNT Nơng Cống cần xem các vấn đề sau :

Thứ nhất: Về chính sách khách hàng

Ngân hàng phải chú trọng tới việc phát triển khách hàng, đổi mới công nghệ, tác phong giao dịch, lề lối làm việc.

* Không ngừng mở rộng mạng lưới, điểm giao dịch tại các khu tập trung dân cư các vùng kinh tế trong huyện thông qua việc thành lập các tổ cho vay-thu nợ lưu động để đưa NHNo xuống gần dân, sát dân hơn; tạo mọi điều kiện cho nhân dân vay-trả

* Tổ chức xây dựng và thực hiện ‘văn hóa doanh nghiệp NHNo&PTNT Việt Nam; Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả’ lịch sự văn minh hiện đại, tận tình chu đáo để tranh thủ thu hút khách hàng, nhằm tạo lập những hình ảnh tốt đẹp về NHHo&PTNT trong đơng đảo khách hàng.

* Kiên trì thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ tin học trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh: Thường xuyên quan tâm đổi mới cơng nghệ trang thiết bị máy móc để phục vụ có hiệu quả hoạt động kinh doanh

* Ngân hàng phải ngày càng quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến Ngân hàng như trước đây. Do vậy để hồn thiện hơn nữa chính sách khách hàng hợp lý, Ngân hàng nên tăng cường công tác khách hàng, mở rộng khách hàng bằng các cách sau : - Tổ chức hội nghị khách hàng

- Mở rộng đối tượng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Tiếp tục cũng cố tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp và các khách hàng truyền thống trên địa bàn

Thứ hai: Chính sách lãi suất

Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của NHTM. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho Ngân hàng

Ưu đãi về lãi suất, thời hạn, cách thức đối với khách hàng truyền thống. Bên cạnh việc giảm lãi suất do tiết kiệm chi phí trong kiểm tra, thẩm định giám sát khách hàng, NH có chính sách lãi giảm lãi đối với các doanh nghiệp dư nợ lớn, có quan hệ lâu với NH nhằm mở rộng tín dụng.

Thứ ba: Về phương thức cho vay

Ngân hàng nên đa dạng hóa các phương thức cho vay, cho vay theo nhu cầu của khách hàng và gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng

Thứ tư: Về chính sách đảm bảo tiền vay

Khi nói về phương thức bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh cuả NHTM người ta thường sử dụng hai phương thức mà về nguyên tắc được phâm thành đảm bảo bằng con người và đảm bảo bằng tài sản, đồ vật. Tuy nhiên việc sử dụng đảm bảo có thể khác nhau trong từng trường hợp bởi vì nó cịn phụ thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và ở các loại tín dụng khác nhau. Cho nên vấn đề đặt ra là phải tìm ra những hình thức đảm bảo tốt nhất, khơng chỉ thực hiện kỹ lưỡng và chính xác theo quy định pháp lý khi đặt ra bảo đảm mà trong đó cũng phải giám sát chi tiết các đảm bảo trong thời hạn tín dụng. Cần chú ý tới các yếu tố sau:

* Người bão lãnh phải có đủ điều kiện và khả năng

* Tài sản bảo đảm phải được nghiên cứu theo giá cả số lượng và chất lượng thị trường

* Việc lựa chọn đảm bảo phải phù hợp với tính chất của khoản vay Trên thực tế áp dụng, nếu ngân hàng làm tốt việc thế chấp tài sản, kiên quyết từ chối cho vay nếu tài sản thế chưa khơng đầy đủ, rõ ràng thì chắc chắn sẽ hạn chế được phần lớn những rủi ro vì ít nhất món vay đã được đảm bảo bằng tài sản có giá trị lớn hơn nhiều

Giải pháp về quy trình tín dụng

Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi ngân hàng cần chú ý:

* Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình kết hợp nhiều khâu từ thu thập thơng tin, nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực, tư cách, khả năng tài chính của doanh nghiệp, các nguồn thu, trả nợ của dự án, để từ đó tiến đến quyết định cho vay hay khơng. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý, khoa học kết hợp với việc giải quyết đồng bộ, thực hiện nghiêm túc tất cả các khâu trong quy trình đó sẽ đem lại một phán quyết tín dụng đúng đắn, góp phần

Báo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thủy

nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu qủa kinh doanh cao cho ngân hàng. Việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay cần phải được quán triệt từ cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng thẩm định đến giám đốc quyết định cho vay

Trong quy trình cho vay thì cơng tác thẩm định có ý nghĩa quan trọng hơn cả và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng. Do vậy để dạt được hiệu quả cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro cho ngân hàng. Quy trình thẩm định cần tập trung làm rõ các vấn đè chủ yếu sau:

- Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi gốc và lãi đúng hạn.

- Phương án vay vốn phải có hiệu quả, có tính khả thi

- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tố tụng tranh chấp thì đảm bảo an tồn pháp lý cho ngân hàng

- Khách hàng có năng lực pháp lý được đánh giá thông qua các tài liệu như: Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, có giấy phép kinh doanh, có tài sản riêng thuộc quyền quản lý hay sở hữu, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật

- Thẩm định về tư cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như thiếu sót năng lực, trình độ kinh nghiệm thấp, khả năng thích ứng với thị trường kém, đạo đức, uy tín thấp

- Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng, xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập về tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh tốn, khả năng hồn trả nợ vay vốn của chủ sở hưu tham gia vào phương án vay vốn

* Nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt là một công tác không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính thơng qua công tác này mà ngân hàng nắm được thực trạng kinh doanh của mình, biết được những thơng tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của đối tác vay vốn. Trên cơ sở đó có những biện pháp củng cố và chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng hoạt động của mình đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, cơng tác kiểm tra, kiểm soát cần được tổ chức theo hướng: Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả để giám sát các quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi hết nợ. Theo định hướng đó, cần tăng cường giám sát tình

hình sử dụng tiền vay, trả nợ lãi của khách hàng, kiểm sốt thực hiện chính sách, quy định của Ngành, của Đảng và Nhà nước.

Công tác giám sát phải đạt được các mục tiêu: Thường xuyên nắm được tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; Phân định rõ ràng nguồn vốn nào dùng cho sản xuất, nguồn vốn nào dùng cho kinh doanh; Nắm vững chu kỳ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ, thu lãi về cho ngân hàng; Ngoài ra cũng cần lưu ý đến những thơng tin khác có liên quan đến các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, tăng cường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w