Đẩy mạnh xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khâu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam tóm tắt LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 26 - 27)

 Phân loại:

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về phân loại rác tại nguồn.

- Tăng cường công tác giám sát, xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Xem xét, sử dụng các hộ dân tại các địa phương tham gia vào cơng tác thu gom rác nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả.

 Thu gom, vận chuyển:

- Nghiên cứu, đưa ra các cơ chế khuyến khích đầu tư và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý.

- Bố trí các thiết bị lưu chứa và điểm tập kết rác thải phù hợp với từng địa phương.

- Đối với rác thải dễ phân hủy và khó phân hủy, các đơn vị thu gom tiến hành thu gom riêng từng loại.

- Đối với CTR có thể tái chế thì có thể lựa chọn phương án giao cho các đơn vị thu mua, sản xuất sản phẩm tái chế thu gom.

- Có các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia thu gom và xử lý chất thải nguy hại.

 Xử lý:

- Lựa chọn các công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành.

25

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành danh mục công nghệ xử lý CTRSH phù hợp.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý đối với các huyện đảo, trong điều kiện cho phép nên xem xét việc chuyển chất thải về đất liền để xử lý.

- Nhanh chóng chuyển đổi các phương pháp xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp sang đốt thu hồi năng lượng.

- Có chính sách tăng cường thu hút sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân vào công tác xử lý CTRSH.

- Đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương nhằm đảm bảo có thể vận hành được các hệ thống xử lý trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại việt nam tóm tắt LUẬN văn THẠC sĩ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)