Thực trạng của việc thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội (Trang 28 - 39)

II. NỘI DUNG

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.2. Thực trạng của việc thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy

Để thu thập được thơng tin về tình hình thực hiện pháp luật về phịng chống ma túy của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm em đã đặt ra câu hỏi: “

Anh (chị) tự đánh giá việc thực hiện pháp luật về phịng chống ma túy của mình ở mức độ nào ?”. Với câu hỏi này, kết quả thu về được như sau:

- Có 43 trên tổng số 100 người được hỏi lựa chọn phương án “ Rất tốt”, chiếm 43%;

- Có 52 trên tổng số 100 người được hỏi lựa chọn phương án “Tốt”, chiếm 52%;

- Có 5 trên tổng số 100 người được hỏi lựa chọn phương án “Không tốt”, chiếm 5%;

43.00% 52.00% 5.00% 1. Râốt tốốt 2. Tốốt 3. Khống tốốt 4. Râốt khống tốốt

Biểu đồ đánh giá mức độ thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy

Từ biểu đồ trên, có thể thấy, hầu hết sinh viên trường Đại học Luật đều thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy. Chỉ 5% cho rằng bản thân thực hiện khơng tốt. Có thể thấy từ việc có những nhận thức nhất định về ma túy sẽ giúp sinh viên có những hành động phù hợp để khơng đi lại với các quy chuẩn pháp luật về phòng chống ma túy.

Tiếp theo, để khẳng định chắc chắn mức độ thực hiện pháp luật của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm đưa ra câu hỏi: Nếu gặp các hành vi mà

Anh/chị cho là vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy ở câu 11, Anh/ chị sẽ xử lí như thế nào ?”, kết quả thu được như sau:

- Có 8 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn “khơng làm gì cả”, chiếm 8%; - Có 61 trên 100 sinh viên lựa chọn “cung cấp nhanh chóng các thơng tin

về tệ nạn ma túy cho cơ quan cơng an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác”,

chiếm 61%;

- Có 30 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn “phối hợp với các quan công

an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong việc điều tra, phá án”, chiếm 30%;

- Chỉ có 1 sinh viên lựa chọn “tự mình đứng ra ngăn chặn các hành vi vi

0 10 20 30 40 50 60 70 8 61 30 4.5

Biểu đồ thể hiện phản ứng của sinh viên khi gặp hành vi vi phạm

Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy, lựa chọn “ cung cấp nhanh chóng thơng

tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan cơng an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác” có

số phiếu cao nhất ( 60/100) và lựa chọn “ tự mình đứng ra ngăn chặn các hành

vi vi phạm” (1/100) là thấp nhất. Điều đó, có thể thấy, sinh viên đều có ý thức

chủ động, tích cực ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy. Hầu hết mọi sinh viên đều cung cấp thông tin hoặc phối hợp với cơ quan điều tra, phá án. Chỉ có một số lượng ít sinh viên ( 1%) dám đứng ra ngăn chặn các hành vi này. Đây cũng là một lẽ thường tình, bởi vì đối tượng sử dụng ma túy thường có tính chất nguy hiểm, cơn đồ, bất cần đời. Trong trường hợp tự mình đối phó sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người ngăn cản. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là lựa chọn “ khơng làm gì cả” lại chiếm 8% tương đương 8/100 người được hỏi lựa chọn. Như đã phân tích ở trên, chỉ 5 trên 100 sinh viên được hỏi đánh giá việc thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của bản thân ở mức độ khơng tốt và khơng có ai tự đánh giá mức độ rất khơng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt gặp hành vi vi phạm, lại có 3% trong số những người đánh giá mức độ thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy là tốt lại lựa chọn im lặng và khơng làm gì. Đây phải chăng là một sự khập khiểng về nhận thức và thực tiễn. Nguyên nhân gì khiến cho một sinh viên cho rằng mình thực hiện tốt quy định của pháp luật về phịng chống ma túy lại khơng

làm gì khi bắt gặp hành vi vi phạm ? Có phải chăng kiến thức mà sinh viên biết về pháp luật phòng chống ma túy chỉ nằm trên “ giấy” nên khi bắt gặp một tình huống thực tiễn, sinh viên khơng biết phải xử sự như thế nào cho đúng với pháp luật? Hay đó là sự thờ ơ, vơ trách nhiệm của cá nhân trong việc phòng chống ma túy.

Một lần nữa, để làm rõ những khúc mắc trên, nhóm đã đưa ra một tình huống giả định: “Khi biết được A cậu con trai duy nhất đang là sinh viên năm

thứ hai đại học, vốn ngoan ngỗn, học giỏi, do bạn bè lơi kéo, đã dính vào ma túy được hơn nửa năm rồi. Bà B là mẹ của A rất đau khổ. Sau nhiều lần họp bàn, vì sợ mất thể diện với bạn bè, hàng xóm nên bà B quyết định mua thuốc về tự cai cho A mà khơng cho người ngồi biết. Giả sử anh/chị là người thân hoặc họ hàng với gia đình B, anh chị sẽ giải quyết như thế nào?’’. Với câu hỏi này, tỉ

lệ thu về như sau:

- Có 6 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn phương án “làm ngơ, đèn nhà

ai, nhà nấy rạng, khơng quan tâm vì khơng muốn dính dáng gì”, chiếm 6%;

- Có 90 trên tổng số 100 sinh viên lựa chọn phương án giải thích cho bà B biết đó là hành vi trái pháp luật và khuyên bà B nên đi khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để có được phương án cai nghiện tốt nhất cho A” ,

chiếm 90%;

- Khơng có ai lựa chọn phương án “bêu rếu, loan tin trường hợp của A ra

cộng đồng để gia đình B xấu hổ mà mang A đi đến cơ sở cai nghiện”;

- Ngồi ra, có 4 trên 100 sinh viên được hỏi lựa chọn những hành vi khác như: đi khai báo với cơ quan chức năng, đồng tình hồn tồn hành vi của bà B vì cho rằng bây giờ pháp luật đã đồng ý cho cai nghiện tại gia, vận động A tự đi cai nghiện….

làm ng , đèn nhà ai, nhà nâốy r ng, khống quan tâm vì khống muốốn dính dáng gìơ 0 ạ 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 6 90 4 0

Biểu đồ thể hiện phản ứng của sinh viên trong tình huống cụ thể

Thơng qua bảng số liệu trên, có thể thấy, hầu hết sinh viên đều lựa chọn xử sự giải thích cho bà B và vận động A đi cai nghiện ( chiếm 90%). Chỉ có 6% sinh viên lựa chọn làm ngơ, khơng quan tâm, qua đó thể hiện sự thờ ơ, vơ trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội của một bộ phận sinh viên.

Khoản 2 Điều 26 Luật phòng, chống ma túy 2013 quy định trách nhiệm của gia đình trong việc cai nghiện ma túy:

“a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma túy trong

gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;

b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, mặc dù việc tự đánh giá mức độ thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy vẫn cịn những sai số nhỏ, nhưng có thể thấy, trong mọi trường

hợp, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội vẫn khách quan lựa chọn hành vi tuân thủ pháp luật. Đồng thời, qua đây có thể khẳng định đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy, mặt khác cịn thể hiện thái độ tích cực và lối sống trách nhiệm đối xã hội trong cơng cuộc phịng chống ma túy.

Để tìm hiểu về các hoạt động ngoại khóa của sinh viên về phịng chống ma túy, nhóm đã đặt ra câu hỏi: “Anh chị có từng tham gia các chương trình do

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về phịng chống ma túy khơng ?” và

kết quả thu về như sau:

- Có 90 trên 100 sinh viên chưa từng tham gia bất kì chương trình do Đồn thanh niên, Hội sinh viên Trương tổ chức liên quan đến pháp luật về phòng chống ma túy, chiếm 90%;

- Có 10 trên 100 sinh viên đã từng tham gia các chương trình liên quan đến pháp luật về phịng chống ma túy do Đoàn thành niên, Hội sinh viên tổ chức, chiếm 10%.

10

90

Có Khống

Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia các chương trình liên quan đến pháp luật về phịng chống ma túy do Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức của sinh

Từ biểu đồ trên có thể thấy, có tới 90% sinh viên chưa từng tham gia các chương trình liên quan đến quy định của pháp luật về ma túy, chỉ có 10% sinh viên tham gia các hoạt động trên. Đây là con số quá khiêm tốn trong môi trường nghiên cứu pháp luật.

Đối với những sinh viên trả lời “Có” ở câu hỏi trên, nhóm đã yêu cầu liệt kê một số chương trình xem như là bằng chứng, chứng minh mức độ tham gia. Các chương trình mà Đồn Thanh niên, Hội sinh viên đã tổ chức bao gồm: Hội thảo về pháp luật phòng chống ma túy, chương trình vận động vì sức khỏe cộng đồng, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phịng chống ma tuý; xây dựng nông thôn mới, diễn kịch về phịng chống ma túy,…. Ngồi ra, nhóm cũng đưa ra câu hỏi:

“ Anh/ chị đánh giá các chương trình đó ở mức độ nào ?”, kết quả thu về như sau:

- Có 4 trên 10 sinh viên trả lời “ Có” đánh giá tốt, chiếm 40%; - Có 5 trên 10 sinh viên trả lời “Có” đánh giá khá tốt, chiếm 50%; - Có 1 trên 10 sinh viên trả lời “ Có” đánh giá khơng tốt, chiếm 10%.

4

5 1

Râốt tốốt Tốốt Khá tốốt Khống tốốt Râốt khống tốốt

Biểu đồ đánh giá chất lượng chương trình của Đồn Thanh niên, Hội sinh viên liên quan đến pháp luật về phòng chống ma túy

Từ những kết quả trên cho thấy, nhìn chung các chương trình của Đồn Thanh niên, Hội sinh viên được đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn cịn có 1% sinh viên được hỏi đánh giá khơng tốt, thậm chí họ cịn khơng có ấn tượng tốt và khơng cịn nhớ cụ thể tên chương trình đã tham gia

Đối với những sinh viên chưa từng tham gia bất kì chương trình nào, nhóm đưa ra câu hỏi: Xin vui lịng cho biết vì sao anh chị chưa từng tham gia những

chương trình trên”, thu về được kết quả như sau:

- Có 73 trên 90 sinh viên chưa từng nghe qua hoặc biết có các chương trình này, chiếm 81.1%;

- Có 19 trên 90 sinh viên có nghe giới thiệu nhưng khơng quan tâm nên khơng tham gia, chiếm 21.1%;

- Ngồi ra, có 3 trên 90 sinh viên khơng tham gia vì trùng lịch học, vì phải đi làm thêm, vì lí do khác,…, chiếm 3.3%.

Chưa từng nghe qua có các chương trình liên quan đến ma túy trong quá trình học tập tại trường.0 10 20 30 40 50 60 70 80 73 19 3

Biểu đồ thể hiện lý do sinh viên chưa từng tham gia bất kì hoạt động, chương trình về pháp luật phịng chống ma túy

Qua câu hỏi trên, chúng ta có thể nhìn nhận được hai thực trạng là:

- Việc tuyên truyền, phổ biến các chương trình về phịng chống ma túy của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên cịn thấp, khơng đem lại hiệu quả, khơng đến được với hầu hết sinh viên và đơi khi các chương trình được tổ chức với mơ

tp cũ, khơng mới mẻ, độc đáo qua đó chưa có sức hút lớn, chưa tạo được sự hứng thú lớn để có thể thu hút sinh viên tham gia.

- Ý thức hưởng ứng, tham gia các chương trình về phịng chống ma túy của sinh viên chưa cao.

Để khắc phục một số hạn chế mà nhóm đã dự liệu trước, nhóm đã đưa ra một số giải pháp, thơng qua đó xem xét sự đồng tình của các bạn sinh viên đối với giải pháp mà nhóm đưa ra. Câu hỏi: “Theo Anh (Chị), cần làm gì để việc

tuyên truyền và giáo dục về pháp luật phòng chống ma túy hiệu quả hơn?” và

thu được kết quả như sau:

- Có 72 trên tổng số 100 sinh viên tham gia khảo sát đồng tình với phương án 1: “tăng tần suất tuyên truyền các quy định của pháp luật về phịng chống

ma túy”;

- Có 56 trên tổng số 100 sinh viên tham g

ia khảo sát đồng tình với phương án 2: “đưa pháp luật phòng chống ma túy trở

thành một mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo”;

- Có 78 trên tổng số 100 sinh viên tham gia khảo sát đồng tình với phương án 3: “tổ chức các chương trình, gameshow tuyên truyền về pháp luật nói chung

- Có một phương án trả lời khác là: “đào tạo từ bậc tiểu học”.

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Khác 0 2 4 6 8 10 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của sinh viên đối với một số giải pháp mà nhóm đưa ra.

Qua kết quả trên cho thấy, nhìn chung, đa số các bạn sinh viên đều ủng hộ với các phương án mà nhóm đề xuất. Đặc biệt, phương án 3: “tổ chức các

chương trình, gameshow tun truyền về pháp luật nói chung và pháp luật về phịng chống ma túy nói riêng” được đồng tình nhiều nhất. Bởi lẽ, ngày nay các

gameshow luôn thu hút được sự chú ý của đông đảo các bạn trẻ quan tâm và muốn tham gia. Có một đề xuất phương án khác:đào tạo từ bậc tiểu học về vấn đề này. Nhóm đánh giá đây là phương án khá hay, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu sinh viên Đại học Luật Hà Nội nên phương án này là khơng khả quan.

Cuối cùng, để đánh giá và tìm được giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện hơn về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy, nhóm đặt ra câu hỏi : Anh ( chị) có đề xuất gì để nâng cao việc nhận thức và thực hiện pháp luật về

phòng chống ma túy của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội ?. Có rất nhiều

đề xuất được đưa ra, có thể tóm gọn như sau:

- Có 27 sinh viên đề xuất tổ chức các chương trình, hội thảo, gameshow, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, ngọai khóa liên quan đến pháp luật về phịng chống ma túy;

- Có 46 sinh viên đề xuất nên tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thơng pháp luật về phịng chống ma túy;

- Có 10 sinh viên cho rằng nên nâng cao nhận thức, tự ý thức, tự trao dồi, tăng các hành vi thực hiện pháp luật;

- Có 8 sinh viên cho rằng nên giáo dục bắt buộc, thêm chuyên đề Phòng chống ma túy vào mơn học;

- Có 20 sinh viên khơng đề xuất gì thêm.

Như vậy, nhìn chung, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã có nhận thức tương đối đầy đủ và thực hiện tương đối tốt pháp luật về phòng chống ma túy mà sự nhận thức này chủ yếu từ sự tự nghiên cứu và thông qua học tập tại trường lớp và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Một số sinh viên chưa đánh giá chính xác mức độ nhận thức của bản thân, tuy nhiên trong một số tình huống cụ thể, họ vẫn có đánh giá và xử sự đúng theo pháp luật. Mặt khác,

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội (Trang 28 - 39)