Sơ đồ quản lý nước thải khi Dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu GPMT - NOBEL - TÂN BÌNH (Trang 131)

1. Nước thải sinh hoạt

Như được đánh giá ở trên, nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân viên tại Dự án là nước thải từ nhà vệ sinh và nước rửa tay chân với lưu lượng khoảng 23,4 m3/ngày sẽ được thu gom bằng đường ống riêng, sau đó được tiền xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn. Cấu tạo các bể như sau:

Dẫn về HTXLNTKCN NGĂN CHỨA

NƯỚC NGĂN LẮNG NGĂN LỌC

Nước thải sinh hoạt

132 Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại ba ngăn

Bể tự hoại ba ngăn sẽ thực hiện đồng thời 2 chức năng: lắng cặn và xử lý sinh học chất hữu cơ. Trong khoảng thời gian chứa từ 6 – 8 tháng, cặn tươi sẽ bị phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí sinh gas và các chất vơ cơ hịa tan. Kích thước cần thiết của bể tự hoại cho việc xử lý nước thải phát sinh từ dự án như sau:

Wbể = Wcặn + Wnước

Wnước = QVS x K = 18 m3 x 2,5 = 45 m3

(K: hệ số lưu lượng khơng điều hịa, K = 2,5)

Wcặn = a * N * t * (100 - P1) * 0,7 * 1,2 * (100 - P2)/100.000 A : Lượng cặn lắng trung bình của 1 người, a = 0,4 - 0,5 l/người.ngđ N : Số lượng công nhân làm việc tại nhà máy = 400 người

t : Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 500 ngđ 0,7 : Hệ số tính đến 30% giảm thể tích cặn đã được phân hủy

1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại bể tự hoại để lên men cặn P1 : Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2 : Độ ẩm của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%

Wcặn= 0,4 x 400 x 180 x (100-95) x 0,7 x 1,2 x (100-90)/100.000 = 12,1 m3

 Wbể = Wcặn + Wnước = 45 + 12,1 = 57,1 m3

Như vậy, tổng thể tích của bể tự hoại cần thiết của bể tự hoại tại Dự án là 57,1m3. Hiện tại Dự án đã xây dựng 2 bể tự hoại khu vực xưởng sản xuất và 1 bể tự hoại khu vực văn phòng với tổng dung tích là 80,4m3.

2. Nước thải sản xuất

Nước thải từ buồng phun sơn màng nước

Hiện tại, Chủ đơn vị cho thuê nhà xưởng đã đầu tư 1 hệ thống xử lý nước thải. Khi Dự án đi vào vận hành thương mại lượng nước thải phát sinh từ khu vực buồng phun sơn màng nước tối đa khoảng 18 m3/ngày; Lượng nước này khơng bị thải bỏ mà tuần hồn tái sử dụng, định kỳ thải bỏ 1 tuần/lần. Lượng nước thải này chứa hàm lượng lớn SS, COD và độ màu. Nước thải được thu gom, dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty với công suất xử lý 40 m3/ngày, lượng nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra hệ thống thốt nước chung của KCN. Quy trình xử lý nước thải như sau:

133 Hình 4.3. Hệ thống xử lý nước thải, công suất 40 m3/ngày của Công ty

Thuyết minh cơng nghệ:

Nước thải trong q trình sản xuất phát sinh từ hệ thống buồng phun sơn màng nước với lưu lượng tối đa khoảng 18 m3/ngày (lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và bổ sung do thất thoát, định kỳ thải bỏ 1 tuần/lần). Nước thải sẽ được tập trung đưa về hố thu gom. Ngoài ra, hố thu gom cũng có tác dụng như một bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.

Bể điều hịa:

Nước thải từ hố thu gom được đưa về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ trước khi được xử lý.

Máy thổi khí được dùng để cấp khí cho việc xáo trộn nước thải, có thể kiểm sốt lưu lượng khí nhờ các van điều chỉnh. Sự xáo trộn sẽ ngăn chặn sự lắng đọng và tích tụ của chất rắn ở đáy bể

Nước thải từ hố thu gom sẽ được bơm tự động tới bể keo tụ - tạo bông.

134

Bể keo tụ - tạo bông:

Tại bể keo tụ - tạo bơng, hóa chất bao gồm H2SO4, PAC và Polymer lần lượt từng giai đoạn xử lý mà được châm vào bể. Quá trình này được áp dụng để khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật.

Bước 1- Giai đoạn bơm PAC: Đầu tiên nước thải được vào bể, sau đó bơm định lượng PAC với một lượng nhất định được cài đặt sẵn. Tùy theo hàm lượng chất rắn lơ lửng khác nhau mà hàm lượng PAC được thay đổi bơm vào bể phù hợp. Khi quá trình bơm PAC kết thúc, hệ thống sẽ chuyển sang giai đoạn điều chỉnh pH.

Bước 2 - Điều chỉnh độ pH : Trong giai đoạn này phản ứng keo tụ sẽ diễn ra để xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải với điều kiện pH nhất định. pH tối ưu đối với phản ứng keo tụ là 6.0-8.0. Do đó, pH là điều kiện rất quan trọng và được điều chỉnh bằng NaOH. Bơm định lượng dung dịch điều chỉnh pH khuấy trộn cùng với nước thải để điều chỉnh pH đến giá trị thích hợp. Việc khuấy trộn nước thải được thực hiện bởi thiết bị khuấy trộn thông qua bộ biến tần (bộ biến tần điều chỉnh tốc độ của máy khuấy từ 1 vòng/phút đến 75 vòng/phút).

Bước 3 – Phản ứng keo tụ: Dung dịch hóa chất keo tụ được bơm định lượng vào bể. Tại đây, dung dịch keo tụ khuếch tán vào nước thải nhờ sự phối hợp của thiết bị khuấy trộn làm cho nước thải kết tủa thành những bông cặn nhỏ lơ lửng trong nước. Tốc độ khuấy trộn ở bước 2 và 3 sẽ được thực hiện ở vận tốc cao vào khoảng 80-100% tốc độ định mức.

Bước 4 – Giai đoạn đông tụ bông cặn: Dung dịch trợ keo tụ được bơm định lượng bơm vào bể. Tại đây, dung dịch trợ keo tụ sẽ kết dính các bơng cặn có kích thước nhỏ lơ lửng thành bơng cặn có kích thước lớn hơn dễ dàng chìm xuống. Ở chế độ này thiết bị khuấy trộn được điều chỉnh về tốc độ chậm khoảng 2-5 vòng/phút tạo chế độ thủy động thích cho q trình lắng tiếp theo.

Bể lắng:

Tại bể lắng, trục khuấy trong bể sẽ dừng lại. Quá trình này giúp phân tách giữa nước thải và bùn, bùn theo nguyên lý trọng lực nặng hơn sẽ lắng xuống đáy, nước thải xử lý ở phía trên theo ống thu nước chảy tràn sang bể lọc. Phần bùn dưới đáy bể một phần được bơm chìm bơm bơm về bể chứa bùn. Lượng bùn thải tại bể chứa bùn sẽ được định kỳ hút đem đi xử lý đúng quy định. (Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị đủ chức năng định kỳ 1 tháng/lần sẽ hút bùn và đem đi xử lý theo đúng quy định).

135 Hiệu suất xử lý tính theo SS đạt khoảng 70-80%

Hiệu suất xử lý tính theo BOD đạt khoảng 60-70%

Khử trùng:

Sau cột lọc áp lực, nước thải được châm thêm hóa chất khử trùng Chlorine giúp loại bỏ tồn bộ vi khuẩn, độc tố có trong nước thải.

Hiệu suất xử lý: Khử hồn tồn các VSV có hại.

Lọc áp lực:

Tại bồn lọc áp lực, có chứa các vật liệu lọc gồm cát thạch anh, than hoạt tính giúp loại bỏ một số cặn cịn sót lại sau q trình lắng và hấp phụ một số kim loại nặng cịn sót lại trong nước thải.

Hiệu suất xử lý: Hiệu quả lọc cặn bẩn: 95-98%

Hệ thống đường ống thu gom nước thải sản xuất về hệ thống xử lý nước thải của công ty là ống PVC D300, D200. Hệ thống đường ống được công ty cam kết bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo tỉ lệ thu gom nước thải 100% và hạn chế thấp nhất sự cố rò rỉ nước thải. Ngồi ra, nền được tráng bê tơng bảo đảm chống thấm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến mơi trường nếu có sự cố xảy ra.

Ước tính lượng bùn phát sinh trung bình khoảng 100kg/tháng. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi thoát theo đường ống đấu nối vào hố gas thoát nước thải của KCN.

Bảng 4.25. Thơng số kỹ thuật cơ bản của các cơng trình đơn vị của HTXLNT, cơng suất 40 m3/ngày của Dự án

STT Hạng mục Quy cách (DxRxC) Vật liệu

1 Hố thu gom 2m x 1,5m x 3,0m Tường bê tơng dày 200mm 2 Bể điều hịa 1,5m x 1,0m x 3,0m Tường bê tông, dày

200mm

3 Bể keo tụ tạo bông 2,0m x 1,0m x 3,0m Tường bê tông, dày 200mm

4 Bể lắng 2,0m x 1,5m x 3,0m Tường bê tông, dày 200mm

136 6 Bể khử trùng 1,3m x 1,0m x 3,0m Tường bê tông, dày

200mm

7 Bể chứa bùn 1,0m x 1,0m x 3,0m Tường bê tông, dày 200mm

(Nguồn: Công ty TNHH Tủ bếp Nobel, 2022)

3. Nước mưa chảy tràn

Chủ dự án khống chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định, hạn chế nước mưa bị ô nhiễm bởi hoạt động của dự án. Dự án đã xây dựng đường thoát nước mưa được tách riêng ra khỏi đường thoát nước thải. Nước mưa sau khi thu gom được đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Tân Bình. Thốt nước mưa trên mái: nước mưa thu trên mái về các máng xối được dẫn xuống các hố ga trên mặt đất bằng cống thốt nước bê tơng cốt thép D400mm, D600mm, D800mm.

Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất: Nước mưa chảy tràn trên mặt đường giao thông nội bộ, sân, cũng như qua bề mặt của dự án,… sẽ được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa sau đó đấu nối vào hệ thống thốt nước mưa của KCN.

Quy trình thu gom và thốt nước mưa tại dự án như sau:

Nước mưa chảy tràn  Cống thoát nước bê tông cốt thép D400mm, D600mm,

D800mm  Hố ga đấu nối trên đường CN5A (01 điểm đấu nối thoát nước mưa vào hố

ga thốt nước mưa của KCN Tân Bình trên đường CN5A).

4.2.2.2. Về cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

1. Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào dự án

Khi đi vào hoạt động, các tuyến đường nội bộ trong cơ sở đã được nhựa hóa nên bụi phát sinh từ mặt đường đã giảm đáng kế. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra mơi trường một lượng khói thải chứa các chất ơ nhiễm khơng khí. Để hạn chế đến mức thấp nhất ơ nhiễm khơng khí do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, chủ dự án sẽ chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

- Xe ra vào dự án yêu cầu tốc độ chậm, hạn chế phương tiện vào khu vực dự án, ngoại trừ xe xuất nhập nguyên liệu và thành phẩm;

137 - Xe vận chuyển nguyên vật liệu phải che chắn, phủ bạt kín, tránh trường hợp rơi vải làm ảnh hưởng đến môi trường và giao thông;

- Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển thuộc tài sản của công ty, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại từ các phương tiện này;

- Sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn, nồng độ lưu huỳnh thấp (0,05%) cho các phương tiện vận chuyển;

- Không sử dụng các loại xe đã hết hạn sử dụng;

- Điều phối phương tiện giao thông hợp lý để tránh tập trung quá nhiều phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực dự án cùng thời điểm;

- Tắt máy trong khi chờ bốc xếp hàng hóa.

2. Bụi và khí thải phát sinh từ q trình sản xuất

a. Giảm thiểu bụi từ quá trình sản xuất

Khi Dự án đi vào hoạt động sản xuất, công đoạn gây phát sinh bụi bao gồm: cưa, cắt, khoan, tiện, làm mộng, bào, chà nhám. Để giảm thiểu và xử lý bụi phát sinh, Cơng ty sẽ bố trí chụp hút tại các công đoạn thường xuyên phát sinh bụi và dẫn về hệ thống xử lý cụ thể như sau:

Chụp hút Ống dẫn Cyclon thu bụi

Thiết bị lọc bụi tay áo Nhà chứa bụi Khí sạch Hợp đồng với đơn vị

chức năng thu gom, xử lý Nguồn phát sinh bụi

138 Hình 3.2. Hệ thống xử lý bụi từ quá trình sản xuất tại Dự án

Thuyết minh công nghệ:

Thiết bị Cyclone

Bụi phát sinh từ các máy cưa, cắt, bào, chà nhám được bố trí hệ thống chụp hút gắn liền với tấc cả các máy sẽ được quạt hút qua chụp hút đưa về hệ thống đường ống dẫn về thiết bị xử lý cyclone (tại mỗi khu vực sẽ bố trí 1 quạt hút).

Tại cyclone, khơng khí có chứa bụi được đưa vào phần trên của cyclone bằng một đường ống lắp theo phương tiếp tuyến với vỏ ngồi hình trụ của cyclone. Do vậy mà dịng khơng khí sẽ có hướng chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần về phía dưới. Khi gặp phần đáy hình phểu dịng khí sẽ bị đẩy ngược trở lên, trong khi đó dịng khí vẫn giữ chuyển động xoắn ốc và thốt ra ngồi qua đường ống ở phía trên đỉnh của cyclone. Trong q trình chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng có xu hướng tiến dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phễu rồi chạm vào thành của cyclone và rơi xuống phía dưới. Ở đáy phễu của cyclone, có lắp van xả bụi vào thiết bị thu bụi, sau đó bụi sẽ đi vào buồng chứa bụi có kích thước: D×R×C = 3m×2m×5m. Khi qua cyclone, các hạt bụi có kích thước lớn bị tách ra và bị giữ lại ở đáy phễu của cyclone. Bụi từ công đoạn này chủ yếu là mùn cưa, có kích thước lớn, nên Cơng ty sẽ thu gom và hợp đồng bán lại cho các đơn vị có nhu cầu; Bụi mịn tại khu vực chà nhám, bào,... sẽ được thu gom riêng và hợp đồng xử lý theo quy định.

139 Hình 4.4. Cấu tại của Cyclone thu bụi

Tuy nhiên, vì dịng khí ra khỏi cyclone vẫn cịn chứa các hạt bụi có kích thước nhỏ. Để bụi có trong dịng khí thải được xử lý triệt để, tiếp tục dẫn dịng khí qua thiết bị lọc bụi tay áo.

Hiệu suất xử lí bụi:

Theo Giáo trình ơ nhiễm khơng khí và xử lí khí thải – Tập 2 – Cơ học về bụi và Phương pháp xử lí bụi của Trần Ngọc Chấn hiệu suất xử lí bụi của hệ thống xử lí bụi gỗ tương đối cao:

- Đối với cyclone hiệu xuất xử lí bụi có thể đạt từ 50-80%.

Để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý bụi của dự án, tham khảo kết quả của một số Cơng ty gỗ có cơng đoạn cưa, cắt, chà nhám, đánh bóng (Cơng ty TNHH Bouvrie Internatonal VN (sản xuất chế biến và gia công đồ gỗ gia dụng) tại phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và DNTN nhân Định Dậu (sản xuất, gia công đồ gỗ) tại Ấp An Sơn, xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.11. Kết quả đo đạc bụi tại các nhà máy sản xuất đồ gỗ

Tên công ty Đơn vị Khu vực cưa, cắt nhám, đánh bóng Khu vực chà 3733/2002/BYT DNTN Định Dậu µg/m3 70 80 6.000 Công ty TNHH Bouvrie Internatonal VN µg/m 3 - 80

140

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài ngun và Mơi trường Bình Dương) Ghi chú: QĐ 3733/2002/BYT: Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động của Bộ Y Tế tại quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số Vệ sinh Lao động.

Nhận xét:

Kết quả đo đạc cho thấy nồng độ bụi tồn tại trong môi trường lao động nằm trong giới hạn cho phép của QĐ 3733/2002/BYT.

Như vậy, nguồn phát sinh ô nhiễm này chủ yếu ảnh hưởng cục bộ trong xưởng, tác động trực tiếp đến công nhân sản xuất và không đáng kể đối với môi trường xung quanh do Công ty trang bị, lắp đặt các đầu hút bụi và đưa về hệ thống xử lý bụi bằng túi vải để xử lý trước khi cho thốt ra mơi trường đồng thời cơng nhân làm việc được trang bị khẩu

Một phần của tài liệu GPMT - NOBEL - TÂN BÌNH (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)