1.1.2 Tại một số vùng ở Việt Nam.
1.1.2.1 Tại Đà Lạt- Lâm đồng
Lâm Đồng là có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành NN. Tỉnh nằm ở phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên: 976.478 ha và độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển. Hiện tại Lâm Đồng được đánh giá là địa phương tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng CNC vào SX, đặc biệt là công nghệ sinh học, tưới tự động và kỹ thuật canh tác trong nhà trồng có mái che. Đà lạt là một tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng nằm trên Cao Nguyên Lâm Viên, là vùng phát triển nông nghiệp CNC, đặc biệt là các cơ sở sản xuất trong hộ gia đình và đạt được hiệu quả đáng kể. Không gian HĐKTNN của Đà lạt gắn với khn viên ở và ngồi khu cư trú. Với khơng gian sản xuất ngồi khu dân cư thường là sản xuất lớn còn lại chủ yếu nằm xen kẽ và trong khuôn viên hộ. Đặc biệt các hộ đơn vị sản xuất liên kết với nhau trong trồng trọt tạo điều kiện cho sản xuất cũng như phục vụ dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Đà Lạt phát triển du lịch gắn liền với cư trú và sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và đồng thời là nơi giới thiệu sản phẩm đầu ra của sản phẩm.(Hình 1.6 và 1.7)
1.1.2.2 Tại Thanh Hóa
Thanh Hóa, với đường bờ biển dài hơn 100km thuộc địa giới các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, là một trong những tỉnh đặc biệt có lợi thế và tiềm năng trong phát triển kinh tế vùng ven biển. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hằng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bão lũ làm thiệt hại về người và tài sản, nông nghiệp bị ngập mặn và tàn phá đất đai tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân [59]. Rau màu ứng dụng CNC là một trong những loại hình trồng trọt đáp ứng điều kiện phát triển cho vùng ven biển với đặc trưng đất ngập mặn và nhiều ảnh hưởng bới khí hậu khắc nghiệt.
a) b)
Hình a,b: Nhà ở gắn với hoạt động trồng rau màu áp dụng CNC tại Triệu Sơn – Thanh Hóa ( Gia đình anh Lê Đình Quyền – Xã Khuyến Nơng) ( Ảnh cắt từ chương trình – Nhà nơng làm giàu VTC16)
c) d)
Hình c. Nhóm ở quần cư theo chuỗi điểm trong các làng ven biển – đội 9, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Hình d.Nhóm ở quần cư theo tuyến trong các làng ven biển - xóm Minh, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Hình 1.7. Khơng gian nhà ở với hoạt động KTNN CNC và nhóm quần cư điểm dân cư nơng thơn xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Do có sự chuyển đổi về kinh tế và những chính sách mới, nhìn chung quy hoạch tổng thể của các xã ven biển đã thay đổi, nhiều cơng trình được xây mới như tuyến đê chắn sóng, các cơng trình văn hóa, trụ sở ủy ban, đường làng ngõ xóm mở rộng khang trang hơn điều này đã làm thay đổi diện mạo tổng mặt bằng chung của làng xã truyền thống, tạo điều kiện cho sự phát triển trên mọi lĩnh vực đời sống nhân dân. Tốc độ xây dựng tăng nhanh nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển (Hình 1.8)
1.2 Khái quát tình hình phát triển hoạt động kinh tế nông nghiệp côngnghệ cao tại nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng nghệ cao tại nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng
1.2.1 Khái quát sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại vùng ĐBSH
Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng được Chính phủ đặt ra mục tiêu là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế. Trong đó, phát triển nơng nghiệp CNC là chìa khố giúp Vùng tiếp tục thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, khẳng định vai trị là “động lực” cho sự phát triển chung của cả nước.